I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Học sinh hệ thống hoá kiến thức sinh học cơ bản của toàn cấp THCS.
2. Kỹ năng
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Rèn kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh tổng hợp, hệ thống hoá.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Nội dung bảng chuẩn bảng 65.1 -> 65.4
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Không
74 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 69, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính.
Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính.
Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.
Có quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ của chế độ phong kiến
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Máy chiếu H.12.1 - 2 SGK
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Trình bày quá Trình phát sinh giao tử ở động vật?
Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính bộ NST lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Tại sao ở các loài sinh vật sinh sản hữu tính lại có hai giới? Giới đực và giới cái? Vậy yếu tố nào quy định tính đực và tính cái? Sự phân hoá giới tính có chịu tác động của các nhân tố trong môi trường hay không?
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10
Phút
15 Phút
10 Phút
Hoạt động 1:
GV: Chiếu H.12.1 SGK. Yêu cầu HS: Quan sát hình, đọc thông tin SGK cho biết những đặc điểm cơ bản của NST giới tính?
GV: Nhấn mạnh: không chỉ tế bào sinh dục mới có NST giới tính mà tất cả các tế bào sinh dưỡng đều có NST giới tính.
HS: Thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm Trình bày. Nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
GV: Nêu vấn đề: Giới tính ở nhiều loài phụ thuộc vào sự coá mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào:
ĐV có vú, ruồi giấm, cây gai:
Cái: XX. Đực: XY
Bũ sát, ếch nhỏi, chim: Cái: XY
Đực: XX
Hoạt động 2
GV: Chiếu H.12.2 SGK, yêu cầu HS quan sát, nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi:
Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?
Sự thụ tinh giữa các trứng và tinh trùng nào để tạo ra hợp tử phát triển thành con trai hay con gái?
Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1 : 1?
HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
GV: Cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận.
Hoạt động 3
GV: Yêu cầu HS đọc SGK môc III, nêu những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính của sinh vật?
1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK
I. NST giới tính
- Trong tế bào lưỡng bội (2n), ngoài các NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng còn có 1 cặp NST giới tính XX (Tương đồng) hoặc XY (Không tương đồng).
- NST giới tính mang gen qui định tính đực (cái) và các tính trạng thường liên quan với giới tính.
II. Cơ chế NST xác định giới tính
- Qua giảm phân người mẹ cho một loại trứng chứa NST X, còn người bố cho hai loại tinh trùng là X và Y với tỉ lệ ngang nhau.
- Sự thụ tinh giữa tinh trựng chứa NST X với trứng tạo thành hợp tử XX phát triển thành con gỏi. Còn tinh trựng chứa NST Y thụ tinh với trứng tạo thành hợp tử XY phát triển thành con trai.
- Tỉ lệ con trai : con gỏi xấp xỉ 1 : 1 vì hai loại tinh trựng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau và tham gia vào quá Trình thụ tinh với xỏc suất ngang nhau.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính
- Sự phân hoá giới tính không hoàn toàn phụ thuộc vào cặp NST giới tính mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, hoá chất, ánh sáng,...
Ví dụ:
+ Dùng Mêtyl Testosteron có thể biến cá vàng cái thành cá vàng đực.
+ Rùa: t0 ≤ 280C trứng phát triển thành rùa đực, t0 ≥ 320C trứng phát triển thành rùa cái.
Kết luận chung: SGK
4. Củng cố: (4 Phút)
Sử dụng bài tập 5 SGK.
5. Dặn dò: (1 Phút)
Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài.
Đọc môc: "Em có biết?"
Làm thêm hai bài tập sau:
Bài tập 1: Ở đậu Hà lan, gen A qui định hạt vàng trội so với gen a qui định hạt xanh. B - hạt trơn, b - hạt nhăn. Lai giữa 2 cây đậu Hà lan T/c Vàng, trơn với Xanh, nhăn. Hỏi:
a. F1 có KG, KH như thế nào? Sơ đồ lai?
b. Lai phân tích F1 thì kết quả sẽ như thế nào? Sơ đồ lai?
Bài tập 2: Ở ruồi giấm, gen B qui định thân xám trội so với gen b qui định thân đen. V - cánh dài, v - cánh cụt. Lai giữa 2 cá thể ruồi giấm T/c Thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cụt. Hỏi:
a. F1 có KG, KH như thế nào? Sơ đồ lai?
b. Lai phân tích F1 thì kết quả sẽ như thế nào? Sơ đồ lai?
Tuần 8
Tiết 16 Ngày soạn: 9/ 10/ 2018
BÀI 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
được nguyên tắc tự nhân đôi của ADN.
Nêu Xác định được bản chất hoá học của ADN.
Giải thích được chức năng của ADN.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
Có tình yêu và lòng tin vào khoa học, bản thân.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Máy chiếu H.16 SGK.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Đọc bài trước ở nhà.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Trình bày cấu trúc không gian của ADN?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Do có cấu trúc hai mạch bổ sung cho nhau nên ADN có khả năng tự nhân đôi theo đúng nguyên mẫu. Vậy, quá Trình này xảy ra như thế nào? Theo nguyên tắc nào? Để làm gì?
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15 Phút
10 Phút
10 Phút
Hoạt động 1:
GV: Chiếu H.16 SGK, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
+ Quá Trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?
+ Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra như thế nào?
Sự hình thành mạch mới ở ADN con diễn ra như thế nào?
Có nhận xét gì về cấu tạo của hai ADN con với ADN mẹ?
HS: Thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm Trình bày. Nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thụng tin SGK trả lời câu hỏi: Bản chất của gen là gì?
HS nghiên cứu SGK, dựa vào các gợi ý của GV, cựng thảo luận, thống nhất ý kiến.
GV: Cùng cả lớp trao đổi, HS tự rút ra kết luận sau khi thảo luận.
Hoạt động 3
ADN là những mạch dài chứa gen, mà gen có chức năng di truyền. Vậy, chức năng của ADN là gì?
Do có khả năng tự nhân đôi, phân li đồng đều về mỗi giao tử và tổ hợp lại trong quá Trình thụ tinh mà ADN còn có thờm chức năng gì?
GV: Ghi nhận ý kiến của HS.
1 - 2 HS đọc kết luận chung SGK
I. ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc
- Thời gian: Kỳ trung gian
- Địa điểm: Nhân tế bào, tại NST
- Diễn biến:
+ Hai mạch đơn tháo xoắn, tách nhau ra, các nu trên mạch đơn liên kết với các nutrong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung.
+ Các nu trên mạch mới của ADN con được hình thành dần dần trên mạch khuụn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.
- Kết quả: 2 ADN con giống nhau và giống hệt ADN mẹ.
- Nguyên tắc:
+ Bổ sung.
+ Bán bảo toàn.
II. Bản chất của gen
- Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. Có nhiều loại gen.
- Gen cấu trúc là một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc một loại phân tử protein.
III. Chức năng của ADN
- Lưu trữ thông tin di truyền.
- Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tếbào và thế hệ cơ thể.
Kết luận chung: SGK
4. Củng cố: (4 Phút)
Làm bài tập SGK
5. Dặn dò: (1 Phút)
Học, trả lời câu hỏi, làm bài tập cuối bài.
Tuần 11
Tiết 21 Ngày soạn: 30/ 10/ 2018
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
Tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của bản thân
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng làm bài, giải bài tập di truyền
3. Thái độ:
Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, độc lập suy nghĩ.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Kiểm tra, đánh giá.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Đề, đáp án, thang điểm
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Nội dung ôn tập
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Để đánh giá lại quá Trình học tập, Kiểm tra 1 tiết
b/ Triển khai bài.
Hoạt động 1: Nhắc nhở:
GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá Trình làm bài
HS: chỳ ý
Hoạt động 2: Nhận xét
GV: nhận xét ý thức làm bài của cả lớp
Ưu điểm:
Hạn chế:
5. Dặn dò: (1 Phút)
Ôn lại các nội dung đó học
1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Đánh giá
KT
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tống số điềm
Thấp
Cao
Chương I: Các thí nghiệm của Menđen
2 câu
2 điểm
Nêu được nội dung quy luật phân li. Lai phân tích
Giải bài tập lai một cặp tính trạng
5 điểm
Tỉ lệ: 50%
2điểm=40%
3điểm=60%
50%
II. Nhiếm sắc thể
1 câu
2 điểm
Nêu được những diến biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
2 điểm
Tỉ lệ: 20%
2điểm=100%
20%
Chương III: ADN và gen
2 câu
3 điểm
a. Quá Trình tự nhân đôi của ADN?
b. Xác định RibôNu
Tính số lượng các loại Nu trong phân tử ADN
3 điểm
Tỉ lệ: 30%
4điểm=80%
1điểm=20%
30%
Tổng
6 điểm
3 điểm
1 điểm
10 điểm
2. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (2 điểm):
Trình bày nội dung quy luật phân li? Thế nào là phép lai phân tích?
Câu 2 (2 điểm):
Nêu những diến biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân?
Câu 3 (3 điểm):
Khi lai hai cơ thể đậu Hà Lan hạt vàng, nhăn với hạt xanh, trơn người ta thu được F1 toàn hạt vàng, trơn.
a. Hãy biện luận về kiểu gen và kiểu hình của F1? Sơ đồ lai?
b. Lai phân tích F1 thì FB có kết quả như thế nào? Sơ đồ lai?
Câu 4 (2 điểm):
Trình bày quá Trình tự nhân đôi của ADN?
Trong một đoạn mạch ARN có Trình tự các loại RiboNu như sau :
- XXU - GAU - UAU - GUG - AXA - XGA -
Xác định Trình tự các cặp Nu trong gen tổng hợp nờn phân tử ARN trên.
Câu 5 (1 điểm):
Phân tử ADN có chiều dài 3060 A0. Số lượng T = 438 Nu.
Tính số lượng các loại Nu trong phân tử ADN? (1 điểm
3. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1:
Nội dung quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P..
Lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
0.75 điểm
0.75 điểm
0.5 điểm
Câu 2: Những diến biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
Kì đầu:
NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt.
Các NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
Kì giữa:
Các NST kép đóng xoắn cực đại.
Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau:
Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối:
Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc.
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 3:
a. Vì F1 100% Vàng, trơn nên ta có P phải thuần chủng và Vàng trội so với xanh, trơn trội so với nhăn.
Qui ước: Gen A qui định hạt vàng, gen a qui định hạt xanh, Gen B qui định hạt trơn, gen b qui định hạt nhăn.
Sơ đồ lai:
Pt/c: Vàng, nhăn x Xanh, trơn
AAbb aaBB
Gp: Ab aB
F1: 100% AaBb (Vàng, trơn)
b. Vàng, trơn x Xanh, nhăn
AaBb aabb
F2: KG: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: aabb
KH: 1 Vàng, trơn: 1 Vàng, nhăn: 1 Xanh, trơn: 1 Xanh, nhăn
Câu 4.
a. Quá Trình tự nhân đôi của ADN:
Thời gian: Kỳ trung gian
Địa điểm: Trong nhân tế bào tại các NST.
Diễn biến: Dưới tác dụng của enzim, ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau ra. Các nu trên mạch đơn liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS: A – T, G - X và ngược lại.
Kết quả: Từ 1 ADN mẹ tạo thành hai ADN con giống hệt nhau và giống với ADN mẹ.
Nguyên tắc: NTBS và nguyên tắc bán bảo toàn.
b. Mạch 2: - XXT - GAT - TAT - GTA - AXA- XGA -
1 điểm
1 điểm
Câu 5:
Số lượng các loại Nu còn lại trong phân tử ADN.
Tổng số các loại Nu:
LADN = x 3,4 A0
Nu = = = 1800.
Số lượng Nu:
A = T = 438 Nu
Nu = 2A + 2G = 1800 " A + G = 900
Vậy G = X = 462 Nu.
0.5 điểm
0.5 điểm
GIÁO SINH HỌC 6,7,8,9 ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT LH: Maihoa131@gmail.com
Giáo án các bộ môn cấp THCS theo chuẩn KTKN, SKKN mới nhất theo yêu cầu, bài giảng Power Point, Video giảng mẫu các môn học, tài liệu ôn thi
Tuần 15
Tiết 30
Ngày soạn:27/ 11/ 2018
BÀI 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Nhận biết được bệnh đao và bệnh tơcnơ qua các đặc điểm hình thái của bệnh nhân.
Nêu được các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, câm điếc bẩm sinh và tật sáu ngón tay.
Xác định được nguyên nhân phát sinh các bệnh và tật di truyền.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
Có quan điểm duy vật biện chứng.
Có thái độ đúng đắn đối với một số bệnh, tật di truyền.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đặt và giải quyết vấn đề, Hợp tác nhóm, đàm thoại.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Máy chiếu H.29.1 - 3
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Đọc bài trước ở nhà, sưu tầm tranh, ảnh một số bệnh và tật di truyền ở người.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng có đặc điểm gì giống và khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Yêu cầu HS kể tên một số bệnh và tật di truyền? Theo em những bệnh và tật này do nguyên nhân nào? Chúng có những tính chất gì? Làm thế nào để nhận biết các bệnh và tật di truyền?
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15 Phút
10 Phút
10 Phút
Hoạt động 1:
GV: Cho HS đọc thông tin, quan sát hình 29.1, trả lời câu hỏi:
Điểm khác nhau giữa bộ NST của người bị bệnh Đao và người bệnh thường?
Em có thể nhận ra người bị bệnh Đao thông qua những đặc điểm bên ngoài nào?
Cá nhân HS quan sát hình, nghiên cứu thụng tin SGK, nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm Trình bày. Nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
GV: Chiếu H.29.2, yêu cầu HS thực hiện lệnh như hoạt động 1. Từ đó rút ra kết luận:
Bệnh Bạch tạng và câm điếc bẩm sinh do nguyên nhân gì? Có những biểu hiện nào?
Hoạt động 2
GV: Chiếu hình 29.3.
Kể tên và đặc điểm của các tật di truyền?
Ngoài các tật đó ra các em còn biết được những tật nào nữa?
HS: Độc lập nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3
GV: Yêu cầu HS
Tìm hiểu các nguyên nhân gần ra các bệnh và tật di truyền ở người?
Đưa ra một số biện pháp hạn chế sự xuất hiện của các bệnh và tật di truyền trong xã hội con người?
HS: Tìm hiểu thụng tin SGK, các phương tiện thông tin đại chúng, trả lời câu hỏi.
1 - 3 HS đọc kết luận chung SGK
I. Một vài bệnh di truyền ở người
a. Bệnh Đao
+ Người bị bệnh Đao: trong bộ NST có 47 chiếc (thừa 1 chiếc ở cặp số 21)
+ Biểu hiện: Bé, lùn, cổ rụt, lưỡi thè, má phệ, si đần bẩm sinh và không có con.
b. Bênh Tơcnơ
+ Người bị bênh Tơcnơ: Trong bộ NSt có 45 chiếc (thiếu 1 NST X ở cặp NST giới tính)
+ Biểu hiện: Nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, thường chết non. Nếu sống đến lúc trưởng thành thì thường mất trí và không có con.
c. Bệnh bạch tạng và câm điếc bẩm sinh
+ Bệnh Bạch tạng: Do đột biến gen lặn qui định, Người bệnh có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
+ Bệnh câm điếc bẩm sinh: Do đột biến gen lặn gây ra.
II. Các tật di truyền ở người
+ Tật khe hở môi – hàm.
+ Tật bàn tay mất một số ngón.
+ Tật bàn chân mất ngón và dính ngón.
+ Tật bàn tay nhiều ngón.
+ Tật cận – viễn thị bẩm sinh
III. Các biện pháp hạn chế bệnh và tật di truyền
+ Đấu tranh chống sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng đúng qui cách các loại thuốc trừ sâu, diệt
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có ngụy
Kết luận chung SGK
4. Củng cố: (4 Phút)
GV: Còng cố theo nội dung bài học
5. Dặn dò: (1 Phút)
Học, trả lời các câu hỏi cuối bài.
Đọc môc “Em có biết?”.
Đọc bài 30.
Tuần 16
Tiết 31 Ngày soạn: 04/ 12/ 2018
BÀI 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Biết được di truyền học tư vấn và nội dung của nó.
Giải thích được cơ sở di truyền của hôn nhân 1 vợ – 1 chồng, kết hôn sau 4 đời.
Giải thích được vì sao phụ nữ sau 35 tuổi không nên sinh con.
2. Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ:
Có quan điểm duy vật biện chứng.
Có thái độ chấp hành ngiêm túc luật hôn nhân và gia đình, chính sách KHHGĐ của nhà nước.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Đặt và giải quyết vấn đề, Hợp tác nhóm, đàm thoại.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Máy chiếu bảng 30.1 - 2.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Đọc bài trước ở nhà.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Có thể nhận biết bệnh Đao và bệnh Tơcnơ thông qua những đặc điểm hình thái nào? Vì sao nói bệnh Đao và bệnh Tơcnơ là bệnh di truyền?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Làm thế nào để hạn chế sự xuất hiện của bệnh và tật di truyền? Với những hiểu biết về DTH con người đó bảo vệ mình và tương lai di truyền của con người như thế nào?
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15 Phút
10 Phút
10 Phút
Hoạt động 1:
GV: Cho HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi:
Di truyền y học tư vấn là gì?
Ngành này có những chức năng gì?
Cá nhân HS nghiên cứu thụng tin SGK, nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm Trình bày. Nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
Hoạt động 2
GV: Nêu câu hỏi:
Tại sao kết hụn gần làm suy thái nũi giống?
Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ 5 đời trở lên mới được kết hôn?
HS: Độc lập nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Chiếu bảng 30.1. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK
GV: Chiếu bảng 30.2, yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK
Hoạt động 3
GV: Yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK
Những hoạt động nào của con người gây ONMT và tăng nguy cơ mắc các bệnh, tật di truyền?
Làm gì để tránh hoặc giảm bớt sự ONMT?
HS: Tìm hiểu thụng tin SGK, các phương tiện thông tin đại chúng, trả lời câu hỏi.
1 - 3 HS đọc kết luận chung SGK
I. Di truyền y học tư vấn
+ Di truyền y học tư vấn được hình thành do sự phối hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng vơíi nghiên cứu phả hệ.
+ Chức năng: Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.
II. DTH với hôn nhân và KHHGĐ
a. DTH với hôn nhân
+ Kết hụn gần làm suy thái nũi giống vì các đột biến gen lặn có hại có nhiều cơ hội biểu hiện trên cơ thể đồng hợp.
+Luật hôn nhân và gia đình qui định chỉ được lấy 1 vợ hoặc chồng và không được chẩn đoán giới tính thai nhi vì tỉ lệ nam: nữ là xấp xỉ 1 : 1.
b. DTH với KHHGĐ
- Nên sinh con ở lứa tuổi 25 - 34 để đảm bảo học tập, công tác tốt mà vẫn giữ được ở mức hai con, tránh 2 lần sinh gần nhau và giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao.
III. Hậu quả di truyền do ONMT
+ Các chất phóng xạ, hoá chất trong môi trường có khả năng gây đột biến NST cao.
+ Cần đấu tranh chống chiến tranh hạt nhân, chiến tranh hoá học và chống ONMT.
Kết luận chung: SGK
4. Củng cố: (4 Phút)
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi số 3 SGK
5. Dặn dò: (1 Phút)
Học, trả lời các câu hỏi cuối bài.
Đọc bài 31.
Tuần 19
Tiết Ngày soạn: 25/ 12/ 2018
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
Củng cố lại các kiến thức đó học.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.
3. Thái độ:
Có thái độ học tập đúng đắn.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Vấn đáp, hợp tác nhóm.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Ôn tập lại toàn bộ kiến thức, kẻ các bảng 40.1 - 5.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Nhằm hệ thống lại toàn bộ các kiến thức đó học, hụm nay chúng ta cựng ụn tập lại những kiến thức đó.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
35
Phút
Dạng 1. GV: Cho Hs một bài tập vận dụng -> Gv hướng dẫn HS cách tính số tb con được tạo ra = a.2x
Dạng 2.
GV: Cho bài tập vận dụng: gà 2n = 78 .Hãy cho biết
1 tế bào của gà đang ở kì sau của nguyên phân thì số NST đơn bằng bao nhiêu?
1 tế bào của gà đang ở kì giữa của giảm phân II thì số NST kép bằng bao nhiêu?
GV: Hướng dẫn HS cách tính.
số NST đơn ở kì sau ng phân=4n=2.78 =156(NST)
số NST kép ở kì giữa giảm phân II=n =78 : 2= 39 (NST)
Dạng 3
Có 15 tinh bào bậc I và 15 noãn bào bậc I của ruồi giấm giảm phân.
Tính số tế bào trứng được tạo ra?
Tính số tinh trùng được tạo ra?
GV hướng dẫn HS cách tính
Số tế bào trứng được tạo ra = số NBBI = 15 (Trứng)
Số tinh trùng được tạo ra
15. 4= 60 (Tinh trùng)
Dạng 4.
1. HS lên bảng viết trình tự các đơn phân của đoạn mạch đơn bổ sung
2. HS lên bảng viết trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được t.hợp từ mạch 2
HS: Lên bảng viết trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được t.hợp từ mạch 1
HS: Lên bảng viết trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch của gen.
4. HS lên bảng viết trình tự đơn
phân của đoạn gen đã tổng
hợp ra đoạn mạch ARN trên
GV: Sữa sai cho Hs.
Dạng 5.
Bài 1
GV: Hướng dẫn HS tính số lượng loại T, G, X
Bài 2.
Gv h/d HS tính số lượng loại T, A, X
Bài 3.
GV: Hướng dẫn HS tính số lượng loại G, A, X
Bài 4&bài 5.
GV: Gọi HS lên bảng hoàn thành bài tập
HS: Giải bài tập
HS: Khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nêu đáp án đúng
Dạng 7
Bài 1.
HS: Chép đề bài .
GV: Hướng dẫn Hs cách giải
Xác định Kg của chuột lông xù tc, chuột lông thẳng
Viết sơ đồ lai
Xác định KG & KH của F1.
Xác định KG & KH của F2
HS: Lên hoàn thành bài tập trên bảng
Các HS khác nhận xét
GV: nêu đáp án đúng
Bài 2.
HS: Chép đề bài .
Gv hướng dẫn Hs cách giải
Qui ước gen
Xác định Kg của đậu thân cao tc, đậu thân thấp.
Viết sơ đồ lai
Xác định KG & KH của F1
khi cho đậ thân cao tc lai với
đậu thân thấp
Xác định KG & KH của F1 khi cho đậu Hà Lan thân cao dị hợp lai với đậu thân thấp
HS: Lên hoàn thành bài tập trên bảng
Các Hs khác nhận xét
GV: Nêu đáp án đúng
Bài 3 và Bài 4
GV: Cho HS chép bài tập 3 và bài tập 4.
GV: Hướng dẫn HS cách giải bài tập
Xác định kiểu gen của P
Viết sơ đồ lai từ P -> F1
Viết sơ đồ lai từ P -> F2
Gv gọi HS lên bảng làm bài tập.
2 Hs lên bảng làm bài tập các HS khác nhận xét bổ sung
GV: Sửa sai - nêu đáp án đúng
Dạng 1.Kết quả của nguyên phân.
có a tế bào ng.phân x lần tạo a.2x tế bào con.
Vd : Có 4 tế bào ng.phân 5 lần tạo ra 4. 25 = 128 (tb con)
Dạng 2. Xác định số lượng NST và trạng thái NST (đơn, kép) ở mỗi kì.
Số NST đơn
Số NST kép
Kì đầu
0
2n
Kì giữa
0
2n
Kì sau
4n
0
Kì cuối
2n
0
VD: Một tế bào ruồi giấm (2n=8 NST ) đang thực hiện nguyên phân, tính số NST cùng trạng thái trong các kì sau:
Kì đầu: số NST = 2n = 8 (NST kép)
Kì sau: số NST = 4n = 2.2n = 2.8 = 16 (NST đơn)
Kì cuối: số NST = 2n = 8 (NST đơn))
Kì giữa: số NST = 2n = 8 (NST kép)
Dạng 3. Kết quả quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
1 NBBI .giảm phân 1 lần tạo 3 thể cực (n) và 1 tế bào trứng (n),
Vd: Có 15 NBBI g.phân 1 lần tạo ra 15 .3 = 45 thể cực.
Tạo ra 15.1 = 15Trứng
1 TBBI (2n) giảm phân 1 lần tạo 4 tinh trùng (n),
VD: Có 5 TBBI g.phân 1 lần -> số tinh trùng được tạo ra 5 x 4 = 20 (Tinh trùng)
Dạng 4. Áp dụng nguyên tắc bổ sung để xác định trình tự các nuclêôtit trên mạch ADN và ARN.
Bài 1.Một đoạn mạch đơn của ptử ADN có cấu trúc như sau:
- A - X - G - T - G - A - T - G - A - X -
Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó
Bài 2.Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:
M 1: - A - T - G - X - A - X - G - T -
| | | | | | | |
M 2 : - T - A - X - G - T - G - X - A -
a. Hãy xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2?
b. Hãy xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 1?
Bài 3: Một mạch của gen có cấu trúc như sau :
- A - G - X - T - X - A - T - G - A - X -
Hãy xác định trình tự đơn phân của
đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch trên ?
Bài 4. Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit
-A - X - G - U - G - A - U - G - A - U -
Hãy xđ trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên
Dạng 5.Tính số lượng từng loại nuclêôtit của ADN, gen. Tính tổng số nuclêôtit của ADN, gen. Tính số chu kì xoắn
Bài 1.Một đoạn pt ADN có 10 vòng xoắn. số lượng loại A = 60.Tính số lượng loại T, G, X.
Bài 2: Một đoạn phân tử ADN có 720 nu, loại G = 160 nu .Tìm số lượng loại T, A, X .
Bài 3. Một đoạn pt ADN có 10 vòng xoắn. số lượng loại T = 60.Tính số lượng loại A, G, X.
Bài 4: Một đoạn phân tử ADN có 160 vòng xoắn . Hãy tính Tổng số nuclêôtit của đoạn phân tử.
Bài 5. Một đoạn phân tử ADN có 3000 (nu) tính số chu kì xoắn của đoạn ADN
Dạng 7. Bài tập lai một cặp tính trạng (Dạng toán thuận)
Bài 1: Ở chuột gen D quy định lông xù, gen d qui định lông thẳng.
a. Cho chuột lông xù thuần ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an sinh hoc 9_12391286.doc