Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Tiết 18: Mối quan hệ giữa gen và ARN

1. Cấu tạo của ARN

- ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.

- ARN thuộc đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (ribônuclêôtit A, U G, X) liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn.

2. Chức năng của ARN

- ARN thông tin (mARN) truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin.

- ARN vận chuyển (tARN) vận chuyển axit amin để tổng hợp prôtêin.

- ARN ribôxôm (rARN) là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.

 

docx15 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Tiết 18: Mối quan hệ giữa gen và ARN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 18/10/2018 Dạy Ngày Tiết Lớp Tiết 18: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức và kỹ năng. a. Kiến thức. - Biết được - HS mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN và kể được các loại ARN và chức năng của chúng. - Hiểu được - Biết xác định những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN. - Trình bày được sơ bộ quá trình tổng hợp ARN dựa trên mạch khuôn của gen đặc biệt là nêu được các nguyên tắc của quá trình này. - Hiểu được mối quan hệ giữa Gen và ARN. - Vận dụng làm bài tập - Viết trình tự các Nu trên ARN dựa vào 1 mạch khuôn của gen. b. Kỹ năng : Tiếp tục rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy (phân tích, so sánh). 2. Định hướng phát triển và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất: Trung thực, tự lập, tự tin, tự chủ trong học tập, yêu quê hương đất nước. b. Các năng lực chung - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực tư duy - Năng lực tự quản lý. - Năng lực giao tiếp c. Các năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học - Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên - Mô hình phân tử ARN, ADN. - GV dựng hình ảnh động quá trình tổng hợp ARN đưa vào GAĐT 2. Học sinh  - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A.Hoạt động khởi động.(7 phút) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ -Thời gian : 5 phút  - Gv chia nhóm và tổ chức cho học sinh chơi trò chơi’ lật mảnh ghép’. GV tổng kết điểm, đánh giá và nhận xét. - Học sinh dẫn trò chơi: lật mảnh ghép’ để nêu ý nghĩa bức tranh sau các mảnh ghép. - Có 8 mảnh ghép tương ứng với các câu hỏi trắc nghiệm, trả lời đúng mỗi nhóm được cộng 2 điểm. - Nêu đúng ý nghĩa bức tranh sẽ được cộng 4 điểm. - Học sinh tham gia trò chơi. Hoạt động 2 : Vào bài Thời gian : 2 phút - GV thông báo: Gen nằm trên ADN, muốn gen biểu hiện thành tính trạng của cơ thể phải qua trung gian là phân tử ARN. Vậy phân tử ARN được tạo thành như thế nào và có mối quan hệ gì với Gen. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Học sinh lắng nghe. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1 . ARN( Axit ribonucleotit) Thời gian(14 Phút) Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung cần đạt - GV chiếu 2 mô hình 1 đoạn phân tử ADN và mô hình cấu trúc bậc 1 của phân tử ARN lên màn hình. Yêu cầu học sinh quan sát hình và kết hợp thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - Nêu sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa AND và ARN? - GV nhận xét và chốt lại sự giống và khác nhau giữa phân tử AND và phân tử ARN trên mô hình. - Từ sự giống và khác nhau trên, em hãy rút ra đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN? GV dẫn: phân tử ARN có nhiều loại, mỗi loại có chức năng sinh học riêng. Vậy ARN có những loại nào? Chức năng như thế nào? Chúng ta cùng làm bài tâp sau: Em hãy ghép thông tin cột A với cột B để hoàn thành chức năng các loại ARN dựa vào phần thông tin SGK/ 51. Cột A Cột B Kết quả 1.mARN a –Có chức năng vận chuyển axitamin tương ứng tới nơi tổng hợp Protein 2. rARN b.Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm nơi tổng hợp prôtêin. 3.tARN c –Có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của rôtêin cần tổng hợp - Qua bảng trên, cho cô biết có mấy lại ARN? Chức năng của mỗi loại ? GV: cung cấp thông tin và liên hệ về chức năng của ARN. GV chuyển ý: Vậy ARN vừa có chức năng về mặt di truyền, vừa có chức năng trong thực tiễn cuộc sống. Vậy ARN được tạo thành như thế nào? Tìm hiểu phần II. - Học sinh hoạt động cá nhân quan sát hình và nghiên cứu thông tin SGK và nêu được: + Giống nhau: - Đều được cấu tạo từ 5 nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P. - Là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân có đơn phân A, X, G. - Đều có cấu trúc xoắn. + Khác nhau ADN ARN Số mạch Số Nu A U Kích thước, khối lượng Lớn hơn ARN Nhỏ hơn ADN - Học sinh trình bày, học sinh khác khác nhận xét và bổ sung. - Học sinh nêu đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN. - Yêu cầu học sinh nêu được: c , 2 - b , 3 - a - Học sinh khác nhận xét và bổ sung. - Học sinh nêu được: + 3 loại ARN. + Chức năng của từng loại ARN Học sinh lắng nghe. - Kiến thức + HS mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN và kể được các loại ARN và chức năng của chúng. + Biết xác định những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN. - Kĩ năng Quan sát, phân tích, so sánh, tìm tòi kiến thức. Tiểu kết 1. Cấu tạo của ARN - ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P. - ARN thuộc đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (ribônuclêôtit A, U G, X) liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn. 2. Chức năng của ARN - ARN thông tin (mARN) truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin. - ARN vận chuyển (tARN) vận chuyển axit amin để tổng hợp prôtêin. - ARN ribôxôm (rARN) là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. Hoạt động 2 ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? Thời gian(17 Phút) Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung cần đạt GV chiếu hình ảnh tế bào trên màn hình yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời: - ARN được tổng hợp ở đâu? ở thời kì nào của chu kì tế bào? - GV chiếu quá trình tổng hợp ARN và H17.2 SGK. GV yêu cầu học sinh quan sát thảo luận( 3 phút) các câu hỏi sau trên 2 bảng phụ. + Bảng phụ 1 - Mô tả sơ lược quá trình tổng hợp ARN. - GV ptích: tARN và rARN sau khi tổng hợp xong sẽ tiếp tục hoàn thiện để hình thành phân tử tARN và rARN hoàn chỉnh. + Bảng phụ 2: - Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen? - Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau để tạo thành mạch ARN? => Yêu cầu học sinh rút ra kết luận: Quá trình tổng hợp Protein diễn ra theo nguyên tắc nào? GV chốt về nguyên tắc tổng hợp ARN. - GV chiếu bài tập yêu cầu học sinh làm: Một đoạn mạch của gen có cấu trúc sau: Mạch1: A-T-G-X-T-X-G Mạch2: T-A-X-G-A-G-X Nếu lấy mạch 2 làm khuôn mẫu, hãy xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2. Có nhận xét gì về trình tự các đơn phân trên ARN so với mỗi mạch đơn của gen? => Qua trên, GV yêu cầu học sinh độc lập rút ra kết luận: - Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN - HS quan sát hình trả lời, yêu cầu nêu được: ARN được tổng hơp ở trong nhân tế bào tại NST kỳ trung gian. Học sinh thảo luận viết ý kiến lên bảng phụ. - Yêu cầu học sinh nêu được quá trình tổng hợp ARN gồm các quá trình: + Dưới tác dụng của emzim, 2 mạch của gen tháo xoắn, tách dần 2 mạch đơn. + Các nuclêụtit trên mạch khuôn vừa tách ra liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A mạch khuôn liên kết với U môi trường, T mạch khuôn liên kết với A môi trường; G mạch khuôn liên kết với X môi trường –; X mạch khuôn liên kết với G môi trường để hình thành mạch ARN. + Mạch ARN được tổng hợp từ các Nu của môi trường xong tách khỏi gen. - Yêu cầu đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung và nhắc lại. - HS thảo luận và nêu được: + Phân tử ARN tổng hợp dựa vào 1 mạch đơn của gen (mạch khuôn). + Các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN và môi trường nội bào liên kết từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A – U; T - A ; G – X; X - G. - Yêu cầu học sinh nêu được: Quá trình tổng hợp Protein diễn ra theo 2 nguyên tắc: - Khuôn mẫu - NTBS: A- U, T- A, G- X, X- G. Học sinh khác nhận xét. Yêu cầu học sinh làm được: Dựa vào NTBS: Mạch ARN có trình tự Nu: -U-G-X-U-X-G + Với mạch khuôn: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự nuclêụtit trên ARN +Với mạch bổ sung của gen: Trình tự đơn phân trên ARN giống trình tự đơn phân trên mạch bổ sung của mạch khuôn nhưng trong đó T thay bằng U - Đại diện nhóm trình bày, đại diện nhóm khác bổ sung và nhận xét. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. Học sinh độc lập rút ra kết luận. - Kiến thức: + Nắm được sơ lược quá trình tạo thành ARN. + Nắm được nguyên tắc tổng hợp ARN. + Hiểu được mối quan hệ giữa Gen và ARN. + Viết trình tự các Nu trên ARN dựa vào 1 mạch khuôn của gen. - Tiếp tục rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy (phân tích, so sánh). Kết luận: - Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào, tại NST vào kì trung gian. - Quá trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen và theo nguyên tắc bổ sung. - Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự nuclêotit trên ARN. Hoạt động luyện tập.(4 phút) Câu 1: Đặc điểm khác biệt của phân tử ARN so với phân tử ADN là: A. Đại phân tử B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C. Chỉ có cấu trúc 1 mạch D. Được tạo từ 4 loại đơn phân Câu 2: Chức năng của tARN là: A. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp protein B. Truyền thông tin về cấu trúc protein đến riboxom C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào D. Tham gia cấu tạo màng tế bào Câu 3: Qúa trình tổng hợp ARN diễn ra chủ yếu trong: A. Màng tế bào B. Nhân tế bào C. Chất tế bào D. các riboxom Câu 4: ARN được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào? A. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu B. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn D. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn Câu 5: Qúa trình tổng hợp ARN được thực hiện từ khuôn mẫu của: A. Phân tử protein B. Riboxom C. Phân tử ARN mẹ D. Phân tử AND Câu 6: Sự tổng hợp ARN trong phân bào, vào giai đoạn nào: A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì trung gian D.Hoạt động vận dụng( 3 phút) Câu 1: Một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau - A – U – G – X – U –- U – G – A – X - Xác định trình tự các nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên? Câu 2: Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau: Mạch 1: - A – T - G – X - T – X – G – Mạch 2: - T - A - X – G - A - G – X - Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 1 ? E.Hoạt động tìm tòi và mở rộng.(2 phút) - Đọc phần em có biết: tìm hiểu về cấu trúc của tARN/ - Học bài và làm bài trong vở BT. - Đọc trước bài 18: Protein. F. Phụ lục đính kèm GADT, bảng phụ nhóm.. + Bảng phụ 1( Giấy khổ lớn) - Mô tả sơ lược quá trình tổng hợp ARN. + Bảng phụ 2( Giấy A4) - Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen? - Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau để tạo thành mạch ARN? - Có nhận xét gì về trình tự các đơn phân trên ARN so với mỗi mạch đơn của gen?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 17 Moi quan he giua gen va ARN_12448246.docx
Tài liệu liên quan