Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Tuần 15

Bài 1: Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn b nằm trên NST thường gây nên. Cặp vợ chồng không bị bệnh bạch tạng sinh ra một con trai bình thường và một con gái mắc bệnh bạch tạng. Cậu con trai này lớn lên lấy vợ bình thường lại sinh được một con gái bình thường và một con trai mắc bệnh bạch tạng.

 a. Lập phả hệ của gia đình nói trên.

 b. Tìm kiểu gen của những người trong gia đình nói trên.

Bài giải:

a. Sơ đồ phả hệ:

 Người con gái bình thường: Người con trai bình thường:

 Người con gái bị bệnh: Người con trai bị bệnh:

  Vậy sơ đồ phả hệ của gia đình trên như sau:

 Bố mẹ đều bình thường, sinh 1 con trai bình thường và 1 con gái bị bệnh bạch tạng.

 Người con trai lớn lên lấy vợ bình thường.

 Sinh được 1 con gái bình thường và 1 con trai bị bệnh bạch tạng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 - B 15 NGÀY SOẠN: 27- 11- 2014 NGÀY DẠY: 4- 12- 2014 ÔN TẬP CHƯƠNG V A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố, nâng cao kiến thức về các phương pháp nghiên cứu di truyền người. Phân biệt các bệnh tật di truyền ở người. Hiểu được cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình và cuộc vận động KHHGĐ của nước ta hiện nay. 2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng tư duy, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức cơ bản. Kĩ năng nhận biết để phân biệt các dạng bệnh, tật di truyền. 3. Thái độ: Học tập tích cực. 4. Phát triển năng lực: - NL chung: Nâng cao năng lực tự học thông qua các năng lực tư duy tổng hợp, nhận biết, vận dụng kiến thức. Phát triển năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm nhỏ. - NL chuyên biệt: Hình thành năng lực nhận biết từ lí thuyết để vận dụng trả lời các câu hỏi và giải các dạng BT về các bệnh di truyền ở người. B. CHUẨN BỊ: GV: Hệ thống các câu hỏi ôn tập. HS: Xem lại toàn bộ các bài đã học ở chương V C. NỘI DUNG: I. Hệ thống kiến thức cơ bản: Câu 1:Nêu khái quát các phương pháp nghiên cứu di truyền người? Có 2 phương pháp thông dụng trong nghiên cứu di truyền người là: a.Phương pháp nghiên cứu phả hệ: Là theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định nào đó trên những người cùng một dòng họ, qua nhiều thế hệ nhằm xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó ở những mặt sau: Tính trạng nào trội, tính trạng nào lặn . Tính trạng do 1 gen hay nhiều gen quy định. Sự di truyền của tính trạng có liên quan đến yếu tố giới tính hay không b.Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh: Là theo dõi sự phát triển các tính trạng tương ứng của những đứa trẻ được sinh ra cùng lúc, từ một cặp bố mẹ để nhằm kết luận về vai trò của một kiểu gen đối với sự hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. Câu 2: Nêu các biểu hiện của bệnh Đao và bệnh Towc nơ. Hai bệnh này có đặc điểm giống và khác nhau như thế nào? a.Biểu hiện của bệnh Đao: Ở trẻ em bị lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, măt hơi sâu và có 1 mí khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn về sinh lí bị si đần bẩm sinh. b.Biểu hiện của bệnh Towc nơ: Bệnh Towc nơ xảy ra ở nữ. Người lùn cổ ngắn tuyến vú không phát triển. Thường chết sớm, chỉ khoảng 2% người bệnh sống đến tuổi trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con. c.Những điểm giống và khác nhau giữu bệnh Đao và bệnh Towc nơ: *Giống nhau: - Đều là bệnh xảy ra do đột biến dị bội thể và đều di truyền. - Đề tạo ra kiểu hình không bình thường. - Đều ảnh hưởng đến sức sống. Nếu sống được đến tuổi trưởng thành thì bị si đần, mất trí và không có con. *Khác nhau: Bệnh Đao Bệnh Towc nơ Xảy ra ở cả nam và nữ. Chỉ xảy ra ở nữ. Là thể dị bội xảy ra ở cặp NST thường số 21. Là thể dị bội xảy ra ở cặp NST giới tính số 23 Là thể 3 nhiễm , tế bào sinh dưỡng có bộ NST là 2n + 1= 47 ( thừa 1 NST số 21) Là thể 1 nhiễm , tế bào sinh dưỡng có bộ NST là 2n – 1 = 45 ( thiếu 1 NST giới tính X) Câu 3: Giải thích cơ sở sinh học của quy định: Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng và những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời không được kết hôn với nhau? a.Quy định: Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng vì: Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 và nếu xét riêng ở tuổi trưởng thành có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật thì tỉ lệ đó cũng xấp xỉ 1 : 1 Như vậy quy định những người trong độ tuổi kết hôn theo luật định: Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng là có cơ sở khoa học và phù hợp. b.Quy định những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau vì: Hôn nhân giữa những người có quan hệ huyết thống gọi là hôn phối gần, điều này theo luật hôn nhân gia đình thì bị cấm vì thường có các đột biến gen lặn có hại khi xuất hiện đều không biểu hiện nếu ở trạng thái dị hợp tử (Aa), Tuy nhiên nếu xảy ra hôn phối gần thì sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn đi vào thể đồng hợp và biểu hiện thành kiểu hình gây hại và đây cũng là nguyên nhân làm suy thoái nòi giống. P Aa (TT trội ) X Aa (TT trội) Gp A , a A , a F1 1 AA : 2 Aa : 1 aa( TT lặn ) Vì vậy quy định những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau là có cơ sở khoa học và phù hợp. Bài tập: Bài 1: Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn b nằm trên NST thường gây nên. Cặp vợ chồng không bị bệnh bạch tạng sinh ra một con trai bình thường và một con gái mắc bệnh bạch tạng. Cậu con trai này lớn lên lấy vợ bình thường lại sinh được một con gái bình thường và một con trai mắc bệnh bạch tạng. a. Lập phả hệ của gia đình nói trên. b. Tìm kiểu gen của những người trong gia đình nói trên. Bài giải: a. Sơ đồ phả hệ: Người con gái bình thường: Người con trai bình thường: Người con gái bị bệnh: Người con trai bị bệnh: " Vậy sơ đồ phả hệ của gia đình trên như sau: Bố mẹ đều bình thường, sinh 1 con trai bình thường và 1 con gái bị bệnh bạch tạng. Người con trai lớn lên lấy vợ bình thường. Sinh được 1 con gái bình thường và 1 con trai bị bệnh bạch tạng. b. Bố, mẹ bình thường không bị bạch tạng sinh 1 con gái bị bạch tạng (TT lặn) có kiểu gen là: bb như vậy con gái đã nhận 1 gen b từ bố và 1 gen b từ mẹ. " Vậy kiểu gen của bố, mẹ là: Bb. Cậu con trai bình thường lớn lên lấy vợ bình thường nhưng sinh được 1 con trai bị bệnh bạch tạng (TT lặn) có kiểu gen là: bb. " Như vậy con trai đã nhận 1 gen b từ bố và 1 gen b từ mẹ mà bố, mẹ đều bình thường " kiểu gen của bố, mẹ là: Bb. Con gái của cặp vợ chồng người con trai nói trên không bị bệnh nên có thể mang cả 2 gen BB hoặc 1gen B và 1 gen b (Bb) do bố, mẹ di truyền cho. " Sơ đồ: Bb Bb bb Bb Bb BB (Bb) bb Bài 2: Hai anh em sinh đôi cùng trứng lấy 2 chị em cũng sinh đôi cùng trứng. Họ đều có da bình thường. vợ người anh sinh 1 con trai bị bạch tạng. Vợ người em lo lắng con mình sắp sinh cũng sẽ bị bạch tạng như con của chị. Điều lo lắng trên của người em có cơ sở khoa học không? Giải thích? Biết rằng không có đột biến xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử, bệnh bạch tạng là do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bài giải: Vợ người anh sinh 1 con trai bị bệnh bạch tạng (TT lặn) nên con trai của cặp anh có KG là đồng hợp tử lặn ‍suy ra cặp vợ chồng người anh đều có KG dị hợp tử để mỗi người đều có 1 gen lặn di truyền cho con trai. Vì họ đều là những cặp anh, chị em sinh đôi cùng trứng nên họ có kiểu gen giống nhau. Như vậy cặp vợ chồng người em cũng đều mang gen dị hợp tử vì thế lo lắng của vợ người em nói trên là có cơ sở khoa học (khả năng sinh con bị bệnh bạch tạng của em là 25%). Sơ đồ chứng minh như sau: Quy ước b là gen quy định bệnh bạch tạng. B là gen quy định không bị bệnh bạch tạng. SĐL: P Bb X Bb F1 1BB: 2 Bb: 1 bb (75% không bị bệnh: 25% bị bệnh) Sơ đồ phả hệ: Bb Bb bb TUẦN 15 - B 16 NGÀY SOẠN: 22- 11- 2015 NGÀY DẠY: 01- 12- 2015 Thanh Tùng ngày 14 tháng 12 năm 2013 TM chuyên môn Kí duyệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 15 ADN_12405220.doc
Tài liệu liên quan