Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Tuần 21

Câu 11: Nêu chức năng của gen (cũng chính là chức năng của ADN):

ADN có 2 chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền

- Lưu giữ thông tin di truyền : Thông tin di truyền chứa trong cấu trúc ADN được thể hiện thành cấu trúc các phân tử pr tương ứng của cơ thể sinh vật, do đó qui định các tính trạng của kiểu hình sinh vật. Thông tin di truyền trên ADN là trình tự sắp xếp các nuclêôtít.

- Truyền đạt thông tin di truyền: ADN có khả năng tự nhân đôi.  truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.

+ Cơ chế tự nhân đôi của ADN giúp NST nhân đôi và sự phân chia đồng đều NST về 2 tế bào con trong quá trình nguyên phân làm cho thông tin di truyền được truyền đạt từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác trong cùng một cơ thể.

+ Cơ chế giảm phân và thụ tinh làm cho thông tin di truyền được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác và mọi tế bào trong cơ thể đời con có bộ NST mang các yếu tố di truyền của cả bố và mẹ

+ Cơ chế sao mã và giải mã làm cho thông tin di truyền được truyền đạt từ ADN trong nhân đến ribôxôm trong tế bào chất để tổng hợp pr.

- ADN có thể bị biến đổi về cấu trúc gây nên biến dị di truyền ở sinh vật.

 ADN được coi là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.

 

doc13 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 nuclêôtit .Có 4 loại nuclêôtit là: A,G,X,T. c. Giải thích tính đa dạng và tính đặc thù: Trong phân tử ADN các nuclêôtít liên kết với nhau theo chiều dọc tạo thành mạch(mạch pô li nuc lê ô tít) với hàng vạn đến hàng triệu nuc lê ô tít,gồm 4 loại sắp xếp với thành phần , số lượng và trật tự khác nhau,tạo cho ADN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù. -Tính đa dạng:Với thành phần ,số lượng và trật tự sắp xếp khác nhau của các loại nuc lê ô tít tạo ra vô số loại ADN trong các cơ thể sống. -Tính đặc thù: Mỗi loại ADN có thành phần ,số lượng và trật tự xác định của các nuc lê ô tít. Câu 2: Hãy trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN? Phân tử ADN là 1 chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải, tạo thành các vòng xoắn mang tính chu kì.Mỗi chu kì xoắn có chiều dài 34 Ă, chứa 20 nuc lê ô tít. Đường kính của vòng xoắn và của phân tử ADN là 20 Ă. Giữa các nuc lê ô tít trên 2 mạch của ADN liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A-T; G-X và ngược lại T-A; X-G.Căn cứ theo nguyên tắc bổ sung nên khi biết trình tự các nuc lê ô tít trên một mạch của ADN ta có thể biết được trình tự các nuc lê ô tít trên mạch còn lại. Cũng trên cơ sở của nguyên tắc bổ sung ta có: A=T; G=X suy ra A+G = T+X.. Câu 3: Hãy nêu chức năng của ADN? Để thực hiện được các chức năng đó, phân tử ADN có những đặc điểm cấu tạo và hoạt động như thế nào? (SH nâng cao- câu 3 tr42) Câu 4:Giải thích vì sao người ta nói sự nhân đôi ADN có nguyên tắc bán bảo toàn ? Điều này có ý nghĩa gì? Giải thích? a.Giải thích: Bán bảo toàn tức là giữ lại một nửa. Trong quá trinh tự nhân đôi ADN , khi en zim làm tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn , mỗi mạch đơn của ADN trở thành mạch khuôn để nhận các nuc lê ô tít trong môi trường nội bào vào liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A trên mạch khuôn nhận T của môi trường T trên mạch khuôn nhận A của môi trường G-------------------------- X-------------------- X-------------------------- G--------------------- Kết quả trong ADN con được tạo thành có 1 mạch được tạo từ sự liên kết các nuc lê ô tít môi trường và 1 mạch là mạch khuôn đã nhận từ ADN mẹ. Như vậy có 1 nửa nguyên liệu di truyền trong ADN con được nhận từ mẹ nên gọi là sự nhân đôi bán bảo toàn. b.Ý nghĩa: Nhờ giữ lại một mạch của mẹ làm mạch khuôn và dưới tác dụng của nguyên tắc bổ sung nên các nuc lê ô tít của môi trường vào liên kết với các nuc lê ô tít trên 2 mạch khuôn của ADN mẹ theo đúng trật tự đã được quy định , giúp 2 phân tử ADN con được tạo ra giống hệt nhau và giống ADN mẹ.Nhờ đó thông tin di truyền được truyền qua các thế hệ sau được ổn định. Câu 5: Trình bày khái niệm về gen? Nêu các điểm giống và khác nhau giữa gen và ADN? Nêu mối liên quan giữa hoạt động của ADN với hoạt động của gen? (SH nâng cao- câu 5 tr43) TIẾT 44: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA ARN QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP ARN Câu 6: Mô tả cấu tạo hóa học chung của các loại A RN? Chức năng của các loại ARN trong tế bào? a. Cấu tạo chung của các loại ARN: - Phân tử ARN có cấu tạo một mạch . gồm các nguyên tố C,H,O ,N và P.ARN thuộc loại đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với phân tử AND - ARN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là một ribônuclêôtít có 4 loại: A, U, G, X b. Chức năng của các loại ARN: - Các loại ARN đều có chức năng tổng hợp Pr.Tùy theo chức năng của chúng người ta phân chia chúng làm 3 loại: - ARN thông tin(mARN):Truyền đạt thông tin về cấu tạo của phân tử Pr cần được tổng hợp. - ARN vận chuyển(tARN):Vận chuyển a xít a min tương ứng đến nơi tổng hợp Pr. - ARN ri bô xôm(rARN):Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm,là nơi tổng hợp Pr. Câu 7: So sánh ADN với ARN về cấu tạo và chức năng? (SH nâng cao- câu 2 tr45) Câu 8: Giải thích quá trình tổng hợp ARN trong tế bào? (SH nâng cao- câu 3 tr46) Câu 9: So sánh quá trình tổng hợp ARN với quá trình tự nhân đôi của ADN? (SH nâng cao- câu 4 tr46) TIẾT 45: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP PRÔTÊIN Câu 10: Giải thích cấu tạo hóa học của phân tử Pr? (SH nâng cao- câu 1 tr47) Câu 11: So sánh cấu tạo và chức năng di truyền của ADN và Pr? a. Những điểm giống nhau: - Về cấu tạo: + Đều thuộc loại đại phân tử,có kích thước và khối lượng lớn trong TB. + Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ,gồm nhiều đơn phân hợp lại. Giữa các đơn phân có các liên kết hóa học nối lại tạo thành mạch ( chuỗi) + Đều có tính đa dạng và tính đặc thù do thành phần , số lượng và trật tự sắp xếp của các đơn phân quy định. - Về chức năng: Cả ADN và Pr đều có vai trò trong quá trình truyền đạt tính trạng và thông tin di truyền của cơ thể. b.Khác nhau: Nội dung ADN P rô tê in Cấu tạo Có cấu tạo 2 mạch song song và xoắn lại Có cấu tạo bởi 1 hay nhiều chuỗi a xít a min Đơn phân là các nuclêôtít Đơn phân là các aa Có kích thước và khối lượng lớn hơn Pr Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN Thành phân hóa học cấu tạo gồm:C, H, O, N, P Thành phần cấu tạo chủ yếu gồm:C, H, O, N Chức năng Chứa gen quy định cấu trúc của Pr Pr được tạo ra trực tiếp biểu hiện thành tính trạng. Câu 12: Hãy so sánh các đặc điểm cấu tạo và chức năng của 3 cấu trúc: ADN, ARN và Pr? a.Những điểm giống nhau: -Về cấu tạo: +Đều được xếp vào nhóm đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào. +Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại. +Giữa các đơn phân đều có các liên kết hóa học nối lại với nhau để tạo thành mạch hay chuỗi. +Đều có tính đa dạng và tính đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định.Đều có nhiều dạng cấu trúc khác nhau trong không gian. +Cấu tạo đều được quy định bởi thông tin nằm trong phân tử ADN - Về chức năng: Đều tham gia vào chức năng truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử. b. Những điểm khác nhau: ADN ARN PRÔTÊIN CẤU TẠO Luôn có cấu tạo 2 mạch song song và xoắn lại. Chỉ có cấu tạo một mạch. Có cấu tạo một hay nhiều chuỗi a xít a min Đơn phân là các nuclêôtít có 4 loại:A, T, G, X Đơn phân là các ribônuc lêôtít gồm 4 loại:A, U, G, X Đơn phân là các a xít a min Các nguyên tố cấu tạo là:C, H, O, N, P. Các nguyên tố cấu tạo là:C, H, O, N, P. Các nguyên tố cấu tạo chủ yếu là:C, H, O, N. Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN và Pr. Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN nhưng lớn hơn Pr. Có kích thước nhỏ hơn ADN và ARN. CHỨC NĂNG Chứa gen mang thông tin quy định cấu tạo Pr. Được tạo từ gen trên ADN và trực tiếp thực hiện tổng hợp Pr. Pr được tạo ra trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Câu 13: Hãy giải thích sự biểu hiện của nguyên tắc bổ sung trong mối quan hệ theo sơ đồ sau đây và nêu ý nghĩa của mỗi sự biểu hiện đó: Gen(ADN) "1 mARN "2 Pr a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình tổng hợp mARN của gen và ý nghĩa của hiện tượng đó: *Sự thể hiện: Trong quá trình tổng hợp m ARN, khi gen trên ADN tháo xoắn và tách 2 mạch đơn thì các nu tự do của môi trường nội bào vào liên kết với các nu trên mạch khuôn của gen theo nguyên tắc bổ sung, thể hiện như sau: - A trên mạch khuôn liên kết với U của môi trường. - T trên mạch khuôn liên kết với A của môi trường - G trên mạch khuôn liên kết với X của môi trường - X trên mạch khuôn liên kết với G của môi trường *Ý nghĩa của sự thể hiện nguyên tắc bổ sung trong tổng hợp mARN. Sự thể hiện nguyên tắc bổ sung trong tổng hợp mARN giúp thông về cấu trúc của phân tử Pr trên mạch khuôn của gen được sao chép nguyên vẹn sang phân tử mARN. b. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình tổng hợp Pr: *Sự thể hiện: Trong quá trình tổng hợp Pr, các phân tử tARN mang aa vào ribôxôm khớp với mARN theo từng cặp nu theo nguyên tắc bổ sung, thể hiện như sau: - A trên tARN khớp với U trên mARN và ngược lại. - G trên tARN khớp với X trên mARN và ngược lại. *Ý nghĩa: Sự thể hiện nguyên tắc bổ sung trong tổng hợp Pr giúp ribôxôm tổng hợp phân tử Pr có trật tự các aa giống với thông tin đã được quy định từ gen trên ADN. Thanh Tùng ngày 4 tháng 1 năm 2018 TM chuyên môn Kí duyệt Câu 14: Hãy nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: Gen(ADN) "1 mARN "2 Pr "3 tính trạng. a. Quá trinh truyền thông tin di truyền từ gen sang mARN: Thông tin di truyền về cấu trúc của Pr được quy định dưới trật tự các nu trong gen của AND , thông qua quá trình tổng hợp m ARN đã sao chép thành thông tin dưới dạng các nu trên phân tử m ARN được tạo ra. b. Phân tử m ARN trực tiếp tổng hợp Pr và truyền thông tin di truyền: Các phân tử m ARN sau khi được tổng hợp từ gen trong nhân di chuyển ra tế bào chất và đến tiếp xúc với ri bô xôm .Tại đây m ARN sẽ truyền thông tin về cấu trúc của phân tử Pr cho ribôxôm và qua đó ribôxôm tổng hợp Pr có trật tự các aa đã được quy định. c. Pr biểu hiện thành tính trạng của cơ thể: Sau khi được tổng hợp, Pr rời ribôxôm và được chuyển đến các bộ phận. Sau đó Pr trực tiếp tương tác với môi trường để biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Thanh Tùng ngày 01 tháng 11 năm 2014 TM chuyên môn Kí duyệt ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: CHƯƠNG III I. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN. - ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng phân tử lớn trong tế bào. - ADN có thành phần phân tử gồm các nguyên tố C, H, O, N và P. - ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtít gồm 4 loại là A, T, G và X. Câu 2: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? - ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù, vì có 4 loại nuclêôtit liên kết với nhau theo số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử tạo nên tính đa dạng và đặc trưng ở sinh vật. Câu 3: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. - Trong 1 mạch đơn, các nuclêôtít liền nhau liên kết với nhau bằng 1 liên kết hóa trị. - Giữa 2 mạch đơn, các nuclêôtit liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS bằng các liên kết H2. + A có kích thước lớn liên kết với T có kích thước nhỏ bằng 2 liên kết H2. + G có kích thước lớn liên kết với X có kích thước nhỏ bằng 3 liên kết H2. - ADN xoắn theo chu kì, mỗi chu kì xoắn dài 34Å gồm 10 cặp nuclêôtít, đường kính vòng xoắn là 20Å. Câu 4: Tại sao nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối? Cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối. Vì: - Mỗi liên kết hiđrô là một liên kết yếu, dưới tác dụng của enzim, nó có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tự sao hay sao mã. - Dưới tác động của tác nhân từ môi trường, ADN có khả năng bị biến đổi về cấu trúc (đột biến gen). Câu 5: Nguyên tắc bổ sung (NTBS) trong phân tử ADN là gì? Hệ quả và ý nghĩa của NTBS thể hiện như thế nào? * NTBS trong phân tử ADN là nguyên tắc liên kết thành từng cặp giữa các nuclêôtít thuộc 2 mạch đơn của phân tử ADN. Trong đó, A và G là 2 loại Nu có kích thước lớn liên kết với 2 loại Nu tương ứng là T và X có kích thước nhỏ. Cụ thể: + A liên kết với T và ngược lại + G liên kết với X và ngược lại * Hệ quả của NTBS: + Trong phân tử ADN: A = T và G = X, do đó A + G = T + X = hay + Khi biết số lượng, thành phần của một loại nuclêôtít, có thể xác định được số lượng, thành phần các loại nuclêôtít còn lại. + Khi biết trình tự sắp xếp nuclêôtít ở một mạch đơn, có thể xác định được trình tự sắp xếp nuclêôtít ở mạch còn lại * Ý nghĩa của NTBS: + Tạo sự ổn định về khoảng cách giữa hai mạch đơn của phân tử ADN. + Tạo nên sự bền vững tương đối cho phân tử ADN. Câu 6: Nêu bản chất hoá học của gen. - Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin qui định cấu trúc của một loại prôtêin. - Mỗi gen có khoảng 600 – 1500 cặp nuclêôtít. Câu 7: Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN trong tế bào. - Quá trình tự nhân đôi của ADN (tự sao) diễn ra trong nhân tế bào vào kì trung gian. - Quá trình này cần sự xúc tác của các enzim và nguyên liệu là các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào. - Cơ chế: + Dưới tác dụng của enzim, phân tử ADN mẹ tháo xoắn, 2 mạch đơn tách rời nhau và đều trở khuôn mẫu để tổng hợp ADN mới. + Hai mạch đơn của ADN mẹ tách nhau đến đâu, các nuclêôtít tự do của môi trường nội bào đến liên kết với các nuclêôtít trên mỗi mạch đơn đến đó theo NTBS (A – T; T- A ; G – X ; X- G). - Kết quả: tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtít. Trong mỗi phân tử ADN con đều có 1 mạch đơn của ADN mẹ. Câu 8: Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống ADN mẹ? Hai ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống ADN mẹ. Vì: Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra theo 3 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc dựa trên khuôn mẫu: Trình tự sắp xếp nuclêôtít trên cả 2 mạch đơn của ADN mẹ đều làm khuôn mẫu để tổng hợp nên một mạch đơn mới. - Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtít trên mỗi mạch đơn của ADN mẹ liên kết với các nuclêôtít tự do của môi trường nội bào theo NTBS: Amạch khuôn – T mtnb và ngược lại; Gmạch khuôn – Xmtnb và ngược lại. - Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con giữ lại 1 mạch đơn của ADN mẹ, mạch đơn còn lại được tạo nên từ các nuclêôtít tự do của môi trường nội bào. Câu 9: Giải thích vì sao người ta nói sự nhân đôi ADN có nguyên tắc bán bảo toàn ? Điều này có ý nghĩa gì? Giải thích? a. Giải thích: Bán bảo toàn tức là giữ lại một nửa. Trong quá trinh tự nhân đôi ADN, khi en zim làm tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn, mỗi mạch đơn của ADN trở thành mạch khuôn để nhận các nuclê tít trong môi trường nội bào vào liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A trên mạch khuôn nhận T của môi trường T trên mạch khuôn nhận A của môi trường G-------------------------- X-------------------- X-------------------------- G--------------------- Kết quả trong ADN con được tạo thành có 1 mạch được tạo từ sự liên kết các nuclêôtít môi trường và 1 mạch là mạch khuôn đã nhận từ ADN mẹ. Như vậy có 1 nửa nguyên liệu di truyền trong ADN con được nhận từ mẹ nên gọi là sự nhân đôi bán bảo toàn. b.Ý nghĩa: Nhờ giữ lại một mạch của mẹ làm mạch khuôn và dưới tác dụng của nguyên tắc bổ sung nên các nuc lê ô tít của môi trường vào liên kết với các nuc lê ô tít trên 2 mạch khuôn của ADN mẹ theo đúng trật tự đã được quy định , giúp 2 phân tử ADN con được tạo ra giống hệt nhau và giống ADN mẹ.Nhờ đó thông tin di truyền được truyền qua các thế hệ sau được ổn định. Câu 10: Ý nghĩa của quá trình tự sao? - Là cơ sở cho sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian của các quá trình nguyên phân và giảm phân. - Là cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử, đảm bảo sự ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ. Câu 11: Nêu chức năng của gen (cũng chính là chức năng của ADN): ADN có 2 chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền - Lưu giữ thông tin di truyền : Thông tin di truyền chứa trong cấu trúc ADN được thể hiện thành cấu trúc các phân tử pr tương ứng của cơ thể sinh vật, do đó qui định các tính trạng của kiểu hình sinh vật. Thông tin di truyền trên ADN là trình tự sắp xếp các nuclêôtít. - Truyền đạt thông tin di truyền: ADN có khả năng tự nhân đôi. à truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ. + Cơ chế tự nhân đôi của ADN giúp NST nhân đôi và sự phân chia đồng đều NST về 2 tế bào con trong quá trình nguyên phân làm cho thông tin di truyền được truyền đạt từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác trong cùng một cơ thể. + Cơ chế giảm phân và thụ tinh làm cho thông tin di truyền được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác và mọi tế bào trong cơ thể đời con có bộ NST mang các yếu tố di truyền của cả bố và mẹ + Cơ chế sao mã và giải mã làm cho thông tin di truyền được truyền đạt từ ADN trong nhân đến ribôxôm trong tế bào chất để tổng hợp pr. - ADN có thể bị biến đổi về cấu trúc gây nên biến dị di truyền ở sinh vật. à ADN được coi là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. Câu 12: Mô tả cấu tạo hóa học chung của các loại ARN? Chức năng của các loại ARN trong tế bào? a. Cấu tạo chung của các loại ARN: - Phân tử ARN có cấu tạo một mạch . gồm các nguyên tố C,H,O ,N và P.ARN thuộc loại đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với phân tử AND - ARN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là một ribônuclêôtít có 4 loại: A, U, G, X b. Chức năng của các loại ARN: - Các loại ARN đều có chức năng tổng hợp Pr.Tùy theo chức năng của chúng người ta phân chia chúng làm 3 loại: - ARN thông tin (mARN): Truyền đạt thông tin về cấu tạo của phân tử Pr cần được tổng hợp. - ARN vận chuyển (tARN): Vận chuyển a xít a min tương ứng đến nơi tổng hợp Pr. - ARN ri bô xôm (rARN): Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm,là nơi tổng hợp Pr. Câu 13: So sánh cấu trúc của ARN và ADN. Giống nhau: - Đều là những đại phân tử trong tế bào. - Thành phần phần hóa học đều gồm các nguyên tố C, H, O, N, P. - Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân gồm 4 loại nucleotit. - Đều có cấu trúc không gian dạng xoắn. b. Khác nhau: ARN ADN - Kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn. - Kích thước và khối lượng phân tử lớn hơn rất nhiều. - Đơn phân gồm 4 loại ribônuclêôtiít: A, U, G, X. - Đơn phân gồm 4 loại nuclêôtiít A, T, G, X. - Cấu trúc không gian là một mạch xoắn đơn, không có NTBS trong phân tử (trừ một số đoạn của phân tử tARN). - Cấu trúc không gian là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều nhau, 2 mạch liên kết nhau theo NTBS. Câu 14: Trình bày sơ lược quá trình tổng hợp ARN trong tế bào? - Quá trình tổng hợp mARN (sao mã) diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian. - Sao mã cần sự xúc tác của các enzim và nguyên liệu là các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào. - Cơ chế: + Dưới tác dụng của enzim 1 đoạn ADN (1 gen) tháo xoắn, 2 mạch đơn tách rời nhau nhưng chỉ 1 mạch đơn (mạch mang mã gốc) làm khuôn mẫu để tổng hợp ARN. + Tiếp đó, các nuclêôtít tự do của môi trường nội bào được đưa đến liên kết với các nuclêôtít trên mạch mã gốc của gen theo NTBS: Amg - Umt; Tmg- Amt; Gmt- Xmt; Xmg - Gmt. Quá trình liên kết xảy ra trên suốt chiều dọc mạch mã gốc. - Kết quả: tạo ra 1 phân tử mARN có trình tự sắp xếp các nuclêôtít gần giống mạch bổ sung với mạch mã gốc của gen, chỉ khác là T được thay bằng U. Câu 15: ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? - Nguyên tắc khuôn mẫu: Phân tử ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là trình tự sắp xếp các nuclêôtít trên mạch mang mã gốc của gen. - Nguyên tắc bổ sung: Trong quá trình tổng hợp, các nuclêôtít của môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtít trên mạch mang mã gốc của gen theo NTBS: Amg - Umt; Tmg- Amt; Gmt- Xmt; Xmg - Gmt. Câu 16: Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ Gen à ARN. - Trình tự sắp xếp các nuclêôtít trên mạch mang mã gốc của gen qui định trình tự sắp xếp các nuclêôtít trên phân tử mARN. - Trình tự sắp xếp các nuclêôtit của mARN gần giống mạch bổ sung của gen, chỉ khác là T được thay bằng U. Câu 17: So sánh quá trình tự sao và quá trình sao mã? a. Giống nhau: - Đều xảy ra trong nhân tế bào, vào kì trung gian. - Đều cần nguyên liệu từ môi trường nội bào và sự xúc tác của các enzim. - Đều xảy ra theo các nguyên tắc dựa trên khuôn mẫu và NTBS. - Là các cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử. b. Khác nhau: Quá trình Tiêu chí Tự sao Sao mã Nguyên liệu cần: - 4 loại nuclêôtít: A, T, G, X. - 4 loại nuclêôtít: A, U, G, X. Nguyên tắc tổng hợp: - Có nguyên tắc bán bảo toàn. - Không có nguyên tắc bán bảo toàn. Quy mô tổng hợp: - Quá trình tổng hợp diễn ra trên cả 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ. - Quá trình tổng hợp diễn ra trên 1 mạch đơn của gen. NTBS thể hiện: - Các Nu trên 2 mạch của ADN mẹ liên kết với các Nu của môi trường nội bào theo nguyên tắc: Amạch gốc – Tmtnb và ngược lại; Gmạch gốc – Xmtnb và ngược lại. - Các Nu trên mạch mã gốc của gen liên kết với các Nu của môi trường nội bào theo nguyên tắc: Amạch gốc – Umtnb Tmạch gốc – Amtnb Gmạch gốc – Xmtnb Gmạch gốc – Xmtnb. Kết quả: - Tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau và giống hệt ADN mẹ. - Tạo ra 1 phân tử mARN có trình tự sắp xếp nuclêôtít gần giống với mạch bổ sung của gen. Câu 18: Hãy so sánh các đặc điểm cấu tạo và chức năng của 3 cấu trúc: ADN, ARN và Pr? a.Những điểm giống nhau: -Về cấu tạo: +Đều được xếp vào nhóm đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào. +Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại. +Giữa các đơn phân đều có các liên kết hóa học nối lại với nhau để tạo thành mạch hay chuỗi. +Đều có tính đa dạng và tính đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định.Đều có nhiều dạng cấu trúc khác nhau trong không gian. +Cấu tạo đều được quy định bởi thông tin nằm trong phân tử ADN - Về chức năng: Đều tham gia vào chức năng truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử. b. Những điểm khác nhau: ADN ARN PRÔTÊIN CẤU TẠO Luôn có cấu tạo 2 mạch song song và xoắn lại. Chỉ có cấu tạo một mạch. Có cấu tạo một hay nhiều chuỗi a xít a min Đơn phân là các nuclêôtít có 4 loại:A, T, G, X Đơn phân là các ribônuc lêôtít gồm 4 loại:A, U, G, X Đơn phân là các a xít a min Các nguyên tố cấu tạo là:C, H, O, N, P. Các nguyên tố cấu tạo là:C, H, O, N, P. Các nguyên tố cấu tạo chủ yếu là:C, H, O, N. Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN và Pr. Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN nhưng lớn hơn Pr. Có kích thước nhỏ hơn ADN và ARN. CHỨC NĂNG Chứa gen mang thông tin quy định cấu tạo Pr. Được tạo từ gen trên ADN và trực tiếp thực hiện tổng hợp Pr. Pr được tạo ra trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Câu 19: Hãy nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: Gen (ADN) "1 mARN "2 Pr "3 tính trạng. a. Quá trinh truyền thông tin di truyền từ gen sang mARN: Thông tin di truyền về cấu trúc của Pr được quy định dưới trật tự các nu trong gen của ADN, thông qua quá trình tổng hợp m ARN đã sao chép thành thông tin dưới dạng các nu trên phân tử m ARN được tạo ra. b. Phân tử m ARN trực tiếp tổng hợp Pr và truyền thông tin di truyền: Các phân tử m ARN sau khi được tổng hợp từ gen trong nhân di chuyển ra tế bào chất và đến tiếp xúc với ri bô xôm .Tại đây m ARN sẽ truyền thông tin về cấu trúc của phân tử Pr cho ribôxôm và qua đó ribôxôm tổng hợp Pr có trật tự các aa đã được quy định. c. Pr biểu hiện thành tính trạng của cơ thể: Sau khi được tổng hợp, Pr rời ribôxôm và được chuyển đến các bộ phận. Sau đó Pr trực tiếp tương tác với môi trường để biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. II. PHẦN TRẮC NGHIỆM Với mỗi câu hỏi, hãy chọn chỉ một câu trả lời được coi là đúng hoặc đúng nhất. Câu 1: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định? A. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit trong mỗi phân tử ADN. B. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào. C. Số lượng nucleotit trong mỗi phân tử ADN. D. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong mỗi phân tử ADN. Câu 2: Nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN được thể hiện như thế nào? A. A liên kết với G; T liên kết với X; B. A liên kết với T; G liên kết với X. C. A liên kết với X; G liên kết với T; D. A liên kết với U; G liên kết với X. Câu 3: Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng? A. A+T = G+X; B. A = G; T = X C. A = T; G = X và A+G = T+X; D. A+X+T = G+X+T Câu 4: Sự tự nhân đôi của ADN xả ra vào thời điểm nào? A. Kì trung gian; B. Kì đầu; C. Kì giữa; D. Kì sau Câu 5: Nguyên tắc bổ sung trong cơ chế tự nhân đôi của phân tử ADN được thể hiện như thế nào? A. A liên kết với G; T liên kết với X và ngược lại. B. A liên kết với U; T liên kết với A; G liên kết với X và ngược lại. C. A liên kết với T; G liên kết với X và ngược lại. D. A liên kết với U; G liên kết với X và ngược lại. Câu 6: Đơn phân cấu tạo nên ARN gồm những loại nào? A. Bốn loại nucleotit: A, T, G, X; B. Ba loại nucleotit: A, U, X; C. Hai mươi loại axit amin; D. Bốn loại nucleotit: A, U, G, X. Câu 7: Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền? A. tARN; B. mARN; C. rARN; D. Cả 3 loại ARN. Câu 8: Nguyên tắc nào chỉ có trong cơ chế tự nhân đôi của ADN và không có trong cơ chế tổng hợp mARN? A. Nguyên tắc dựa trên khuôn mẫu; B. Nguyên tắc bổ sung; C. Nguyên tắc bán bảo toàn; D. Câu A và B đúng. ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM 1-A; 2-B; 3- C; 4- A; 5-C; 6-D; 7-B; 8-C III. BÀI TẬP Bài 1: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: - A - T - G - X - T - A - G - T - X - X - G - G - T - A - T - Vận dụng NTBS, hãy viết trình tự nucleotit trên mạch bổ sung với đoạn mạch trên. Đáp án: Trình tự nucleotit trên mạch bổ sung: - T - A - X - G - A - T - X - A - G - G - X - X - A - T - A - Bài 2: Một phân tử ADN dài 0,102 mm. Xác định số lượng nuclêôtit và khối lượng phân tử ADN. Biết 1 mm = 107Å, KLPTTB của 1 Nu = 300đvC Đáp án: - Số lượng Nu của phân tử ADN là N = 600000 (nu) - Khối lượng phân tử của phân tử ADN là M = 6.105.3.102 = 1,8.108 (đv C) Bài 3: Một gen dài 1,408 µm và có số nuclêôtit loại G bằng 15%. Xác dịnh số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen. Biết 1 µm = 104Å Đáp án: - Số lượng Nu của gen là N = 2400 (nu) - Số lượng từng loại Nu của gen là: G=X = 15%.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 10 Giam phan_12405215.doc