Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Tuần 30

Câu 12: Thường biến là gì? Nêu 1 số ví dụ về thường biến? Nguyên nhân phát sinh và các đặc điểm của thường biến?

- Khái niệm: Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, xảy ra trong quá trình sống của cơ thể , dưới tác động trực tiếp của môi trường sống.

- Thí dụ:

*Sự thay đổi màu thân của con thằn lằn trên cát, lúc trời nắng thì màu thân nhạt, lúc ttrong bóng râm thì màu thân xẫm.

*Sự thay đổi hình dạng lá rau mác của cùng một cây theo môi trường sống: Nếu lá mọc trong không khí thì có dạng mũi mác, lá nổi trên mặt nước thì có dạng bản tròn nhỏ, dẹp. Khi lá bị ngập trong nước thì có dạng dải lụa mỏng.

 - Nguyên nhân phát sinh: Thường biến phát sinh do tác động trực tiếp của môi trường sống như: Đất, nước, không khí, nguồn dinh dưỡng, khí hậu .

- Đặc điểm: Thường biến xảy ra theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện của môi trường và do không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền cho thế hệ sau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 - B13 NGÀY SOẠN: 15- 3- 2017 NGÀY DẠY: 23- 3- 2017 ÔN TẬP CHƯƠNG IV BIẾN DỊ A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm vững các khái niệm, các dạng, nguyên nhân phát sinh và hậu quả của các loại đột biến. Phân biệt sự khác nhau giữa các dạng nhằm củng cố và nâng cao kiến thức đã học về: Đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp kiến thức . Biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi tổng hợp về các loại đột biến. 3. Thái độ: Tích cực học tập và chủ động tiếp thu kiến thức. 2. Phát triển năng lực: - NL chung: Nâng cao năng lực tự học thông qua các năng lực tư duy tổng hợp, nhận biết, vận dụng kiến thức. Phát triển năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm nhỏ. - NL chuyên biệt: Hình thành năng lực nhận biết từ lí thuyết để vận dụng giải các dạng BT và trả lời các câu hỏi trong chương: Biến dị. B. CHUẨN BỊ GV: Hệ thống các câu hỏi ôn tập. HS: Xem lại các bài đã học về đột biến. C. NỘI DUNG: TiÕt 1: I. ĐỘT BIẾN GEN. Câu 1: Đột biến là gì? Thể đột biến là gì?Vì sao đột biến di truyền được cho thế hệ sau? - Đột biến là những biến đổi trong cấu trúc vật chất di truyền, xảy ra ở NST(cấp độ tế bào) hoặc ở ADN(cấp độ phân tử). -Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến, thể hiện ra kiểu hình. - Đột biến di truyền được là do những biến đổi trên NST và ADN. Đây là những cấu trúc có khả năng tự nhân đôi và truyền cho các thế hệ tế bào do đó những biến đổi xảy ra ở chúng cũng được sao chép lại và truyền cho các thế hệ sau. Vì vậy đột biến luôn luôn di truyền. Câu 2: Khái quát sự phân chia các loại biến dị theo quan niệm hiện đại? (Sinh học nâng cao – câu 2 tr54) Câu 3: Nêu khái niệm và các dạng đột biến gen.Nguyên nhân của đột biến gen là gì? - Khái niệm: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nu nào đó , xảy ra ở 1 hay 1 số vị trí nào đó trên phân tử ADN. - Các dạng: Mất 1 hay 1 số cặp nu Thêm 1 hay 1 số cặp nu. Thay cặp nu loại này bằng cặp nu loại khác : Thí dụ thay cặp A-T bằng cặp G-X hay ngược lại. - Nguyên nhân: *Trong tự nhiên : Đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. *Trong thực nghiệm: Người ta có thể gây ra các đột biến nhân tạo bằng các tác nhân lí, hóa học. II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST Câu 4: Tình bày khái niệm, phân loại và nêu nguyên nhân phát sinh của đột biến cấu trúc NST? - Khái niệm: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST(liên quan đến 1 hay nhiều đoạn trên NST) - Phân loại: Mất 1 hay 1 số đoạn trên NST. Lặp 1 hay 1 số đoạn nào đó trên NST. Đảo vị trí của 2 đoạn trên NST. Chuyển 1 đoạn từ NST này sang 1 NST khác không cùng cặp tương đồng. - Nguyên nhân phát sinh: Là do các tác nhân vật lí và hóa học của ngoại cảnh. Những tác nhân nói trên làm phá vỡ cấu trúc của NST hoặc tạo ra sự sắp xếp lại 1 số đoạn trên NST. Câu 5: So sánh đột biến gen với đột biến cấu trúc NST? (Sinh học nâng cao – câu 2 tr56) TiÕt 2: III. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST. Câu 6: Nêu khái niệm và nguyên nhân phát sinh chung của đột biến số lượng NST? - Khái niệm: dột biến số lượng NST là những biến đổi về số lượng của NST . Sự biến đổi này có thể chỉ xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NSTnào đó tạo ra thể dị bội hoặc xảy ra ở toàn bộ các cặp của NST trong tế bào tạo ra thể đa bội. - Nguyên nhân phát sinh chung: Do các tác nhân vật lí , hóa học của ngoại cảnh hoặc rối loạn trao đổi chất bên trong tế bào và cơ thể. Những tác nhân trên gây ảnh hưởng đến sự phân li của các NST trong quá trình phân bào ( nguyên phân hoặc giảm phân) dẫn đến đột biến số lượng NST. Câu 7: Thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm là gì? Giải thích cơ chế tạo ra thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm? Lập sơ đồ minh họa? (Sinh học nâng cao – câu 2 tr57) Câu 8: Bệnh đao là gì? Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh đao? Lập sơ đồ minh họa? (Sinh học nâng cao – câu 3 tr58) Câu 9: Thể đa bội là gì? Giải thích nguyên nhân và cơ chế phát sinh thể đa bội? (Sinh học nâng cao – câu 4 tr59) Câu 10: So sánh thể dị bội và thể đa bội? (Sinh học nâng cao – câu 5 tr59) Câu 11: So sánh đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST? ( Sinh học nâng cao – câu 6 tr60) TiÕt 3: IV. THƯỜNG BIẾN Câu 12: Thường biến là gì? Nêu 1 số ví dụ về thường biến? Nguyên nhân phát sinh và các đặc điểm của thường biến? - Khái niệm: Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, xảy ra trong quá trình sống của cơ thể , dưới tác động trực tiếp của môi trường sống. - Thí dụ: *Sự thay đổi màu thân của con thằn lằn trên cát, lúc trời nắng thì màu thân nhạt, lúc ttrong bóng râm thì màu thân xẫm. *Sự thay đổi hình dạng lá rau mác của cùng một cây theo môi trường sống: Nếu lá mọc trong không khí thì có dạng mũi mác, lá nổi trên mặt nước thì có dạng bản tròn nhỏ, dẹp. Khi lá bị ngập trong nước thì có dạng dải lụa mỏng. - Nguyên nhân phát sinh: Thường biến phát sinh do tác động trực tiếp của môi trường sống như: Đất, nước, không khí, nguồn dinh dưỡng, khí hậu. - Đặc điểm: Thường biến xảy ra theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện của môi trường và do không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền cho thế hệ sau. Câu 13:So sánh thường biến và đột biến? * Những điểm giống nhau: - Đều làm biến đổi kiểu hình của cơ thể. - Đều có liên quan đến sự tác động của môi trường sống. * Những điểm khác nhau: Thường biến Đột biến Chỉ làm biến đổi kiểu hình không làm thay đổi vật chất di truyền(NST, ADN) Làm biến đổi vật chất di truyền(NS, ADN) từ đó dẫn tới thay đổi kiểu hình cơ thể. Do tác động trực tiếp của môi trường sống. Do tác động của môi trường ngoài hay hay rối loạn TĐC trong TB và cơ thể. Không di truyền cho thế hệ sau. Di truyền cho thế hệ sau. Giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống, không phải là nguyên liệu của chọn giống do không di truyền được cho thế hệ sau. Phần lớn gây hại cho bản thân SV. Một số đột biến có lợi làm nguyên liệu cho chọn giống do di truyền được cho thế hệ sau. Câu 14: Nêu khái niệm về thường biến và mức phản ứng ? Giữa thường biến và mức phản ứng khác nhau như thế nào? (Sinh học nâng cao – câu 3 tr62) Câu 15: Khái quát sơ đồ về mối quan hệ giữa kiểu gen – môi trường và kiểu hình qua đó nêu vai trò của mỗi yếu tố trong mối quan hệ ấy? Người ta đã vận dụng mối quan hệ này trong sản xuất để nâng cao năng xuất như thế nào? - Mối quan hệ giữa kiểu gen , môi trường và kiểu hình: Kiểu gen quy định kiểu hình, kiểu hình chịu ảnh hưởng của môi trường – Vậy kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Sơ đồ: Kiểu gen " (môi trường) kiểu hình - Vai trò: Trong mối quan hệ giữa kiểu gen , môi trường và kiểu hình thì: *Kiểu gen quy định khả năng biểu hiện kiểu hình trước các điều kiện khác nhau của môi trường. *Môi trường là điều kiện để kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình . *Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. -Ứng dụng: Trong sản xuất nông nghiệp: *Kiểu gen chính là giống vật nuôi , cây trồng. *Môi trường là các điều kiện chăm sóc, các biện pháp và kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt. *Kiểu hình là năng xuất thu được. +Nếu có giống tốt mà biện pháp, kĩ thuật sản xuất không phù hợp thì không tận dụng được năng xuất của giống. +Nếu biện pháp, kĩ thuật sản xuất phù hợp nhưng giống không tốt thì cũng không thu được năng uất cao. +Để thu được năng xuất cao nhất thì phải biết kết hợp giữa chọn giống tốt với sử dụng biện pháp, kĩ thuật sản xuất hợp lí nhất. Tóm lại sơ đồ về mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng trong sản xuất bằng sơ đồ mối quan hệ sau đây: Giống " Biện pháp, kĩ thuật sản xuất năng xuất Thanh Tùng ngày 14 tháng 10 năm 2016 TM chuyên môn Kí duyệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 13 Di truyen lien ket_12405218.doc
Tài liệu liên quan