Hoạt động 1: Chữa bài 129 (10’)
Củng cố định nghĩa ước của một số .
? Dựa vào các thừa số của tích, em hãy xác định số chia hết cho các số nào
- Khẳng định lại các ước cần tìm.
- Hướng dẫn xem mục có thể em chưa biết để xác định số lượng ước của một số trước khi tìm.
2 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học 6 - Tiết 28: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28
Ngày Soạn : 24/10/2017
Ngày Giảng: 6A: 31/10/2017
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS được củng cố các kiến thức về phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
2. Kỹ năng: Dựa vào việc phân tích ra thừa số nguyên tố, HS tìm được tập hợp các ước của số cho trước.
3. Tư duy và thái độ: Giáo dục HS ý thức giải toán, phát hiện các đặc điểm của việc phân tích ra thừa số nguyên tố để giải quyết các bài tập liên quan .
II Chuẩn bị:
- GV: SGK,giáo án, thước thẳng.
- HS: SGK, xem trước bài.
III. Phương pháp dạy học
thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm...
IV Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: 6A...
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
Câu hỏi 1: Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố? Áp dụng phân tích 220.
GV nhận xét, trả lời: ...........................................................
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Chữa bài 129 (10’)
Củng cố định nghĩa ước của một số .
? Dựa vào các thừa số của tích, em hãy xác định số chia hết cho các số nào
- Khẳng định lại các ước cần tìm.
- Hướng dẫn xem mục có thể em chưa biết để xác định số lượng ước của một số trước khi tìm.
HS :Phát biểu : khi nào a là bội của b .
HS: Tìm đồng thời hai ước khi có phép chia hết .
Chú ý : có nhân các thừa số để tạo ước lớn hơn.
BT 129 (sgk : tr 50)
a) a = 5. 13
Ư(a) = {1; 5; 13; 65}
b.) b = 25
Ư(b) = {1; 2; 4; 8; 16; 32}
c.) c = 32 .7
Ư(c)= {1 ; 3; 7; 9; 21; 63}
Hoạt động 2: Chữa bài 130 (8’)
Áp dụng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố và tìm ước tương tự bài 129.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện.
Kiểm tra một vài nhóm trước toàn lớp, nhận xét ghi điểm.
HS hoạt động nhóm :
Dựa vào các dấu hiệu chia hết phân tích các số ra thừa số nguyên tố “dạng cột dọc” và tìm ước dựa theo đó .
BT 130 (sgk : tr 50).
51 = 3.17
có các ước là : 1, 3, 15, 51.
75 = 3.52
có các ước là : 1, 3, 5, 15, 25, 75.
42 = 2.3.7
có các ước là : 1, 2, 3, 6, 7, 14, 21, 42.
30 = 2.3.5
có các ước là : 1, 2, 3, 5, 6, 10, 15, 30.
Hoạt động 3: Chữa bài 131 (10’)
? Mỗi thừa số quan hệ với 42 như thế nào
? Muốn timg Ư(42) ta làm như thế nào.
? Điểm khác biệt giữa câu a và câu b là gì.
- Khẳng định lại cách phân tích tìm 2 ước và xếp thứ tự các ước
HS : Thực hiện như việc tìm ước khi chia số đã cho từ 1 đến số đó và tìm được đồng thời hai ước (khi có phép chia hết).
HS : Xếp các ước theo thứ tự ở câu b.
BT 131 (sgk : 50).
a. Mỗi số là ước của 42 là : 1 và 42; 2 và 21; 3 và 14; 6 và 7.
b. a và b là ước của 30 (a < b) là
a
1
2
3
5
b
30
15
10
6
Hoạt động 4: Chữa bài 132 (7’)
Vận dụng việc phân tích tìm ước vào bài toán thực tế .
? Khi số bi chia đều cho các túi thì số túi có quan hệ như thế nào với số bi
? Vậy ta có thể xếp bi vào mấy túi.
HS : thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS : Số túi là ước của số viên bi.
BT 132 (sgk : tr 50)
Số túi là ước của 28 :
Có thể xếp vào : 1, 2, 7, 14, 28 túi.
4. Củng cố: (2’)
? phân tích một số ra thừa số nguyên tố có mấy cách đó là những cách nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Hoàn thành các bài tập còn lại tương tự . - Làm bài tập 161đến 168 (sbt).
- Xem mục có thể em chưa biết.
* Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiết 28.doc