Giáo án môn Số học 6 - Tiết 41: Tập hợp các số nguyên

Hoạt động 1: Số nguyên (20’)

- Giới thiệu tên các loại số : số nguyên âm, nguyên dương, số 0 , tập hợp các số nguyên và ký hiệu.

- Từ việc xác định số tự nhiên trên trục số, giới thiệu số nguên dương .

- Tương tự giới thiệu tập hợp số nguyên, ký hiệu

? Tập hợp N quan hệ như thế nào với tập Z.

- Lưu ý các đại lượng trong sgk đã có quy ước (+), (-) . Tuy nhiên thực tiễn có thể tự đưa ra quy ước .

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học 6 - Tiết 41: Tập hợp các số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 Ngày Soạn : 22/11/2017 Ngày Giảng: 6A: 29/11/2017 §2. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được tập hợp số nguyên , điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số, số đối của số nguyên . 2. Kỹ năng: Bước đầu có thể hiểu được rằng có thể dùng các số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau . 3. Tư duy và thái độ: Bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn . II Chuẩn bị: 1. GV: SGK, thước kẻ có chia đơn vị. 2. HS: SGK, thước kẻ có chia đơn vị. IV Tiến trình bài học: 1. Ổn định lớp: (1’) 6A... 2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp với bài mới 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Số nguyên (20’) - Giới thiệu tên các loại số : số nguyên âm, nguyên dương, số 0 , tập hợp các số nguyên và ký hiệu. - Từ việc xác định số tự nhiên trên trục số, giới thiệu số nguên dương . - Tương tự giới thiệu tập hợp số nguyên, ký hiệu ? Tập hợp N quan hệ như thế nào với tập Z. - Lưu ý các đại lượng trong sgk đã có quy ước (+), (-) . Tuy nhiên thực tiễn có thể tự đưa ra quy ước . - Sử dụng H. 38 giới thiệu ví dụ tương tự sgk . - Áp dụng tương tự xác định vị trí các điểm C, D, E ở ?1 - Sử dụng H.39 giới thiệu ?2 - Ở H. 39 (vị trí A) chú ốc sên cách mặt đất bao nhiêu mét ? ? Xác định các vị trí ốc sên đối với câu a, b ? - Hướng dẫn tương tự với ?3 . Chú ý : Nhận xét vị trí khác nhau của ốc sên trong hai trường hợp a,b và ý nghĩa thực tế của kết quả thực tế là +1m, -1m . - Nhấn mạnh nhu cầu cần mở rộng tập hợp N và số nguyên có thể coi là có hướng . - Xác định trên trục số : - Số tự nhiên. - Số nguyên âm . - Quan sát trục số và nghe giảng . - Tập hợp N là con của tập Z . - Nêu nhận xét sgk và ví dụ minh hoạ cách sử dụng số nguyên âm, nguyên dương . - Quan sát H.38 và nghe giảng . - Thực hiện ?1 tương tự ví dụ . ?2 Cách 2 m. - Cả hai trường hợp a và b chú ốc sên đều cách A một mét . ?3 Trường hợp a : chú ốc sên cách A một mét về phía trên . Trường hợp b : chú ốc sên cách A một mét về phía dưới . - Câu b) Đáp số của ?2 là : +1m và -1m . 1. Số nguyên : Tập hợp Z = gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương gọi là tập hợp các số nguyên . * Chú ý : Sgk : tr 69. Hoạt động 2: Số đối (13’) GV dựa vào hình ảnh trục số giới thiệu khái niệm số đối như sgk . ? Tìm ví dụ trên trục số những cặp số cách đều điểm 0 ? - Khẳng định đó là các số đối nhau . ? Hai số đối nhau khác nhau như thế nào. - Hướng dẫn tương tự với ?4 - Chú ý : số đối của 0 là 0 - Quan sát trục số và trả lời các câu hỏi . - Ví dụ : 1 và -1 ; 2 và -2 ; 3 và -3 .. - Khác nhau về dấu “+” ,”-“. - Thực hiện tương tự ví dụ . 2. Số đối : - Trên trục số, hai điểm nằm ở hai phía điểm 0 và cách đều điểm 0 biểu diễn hai số đối nhau . - Hai số đối nhau chỉ khác nhau về dấu . - Số đối của số 0 là 0 . Vd : 1 là số đối của -1 ; -2 là số đối của 2 4. Củng cố: (10’) Bài tập 7/70: - Độ cao núi Phanxiphan là +3142 mét : Núi Phanxiphan cao hơn mực nước biển 3142. - Độ cao Vịnh Cam Ranh là -30 mét : Vịnh Cam Ranh thấp hơn mực nước biển 30 mét. Vậy dấu “+” chỉ độ cao của núi Phanxiphan trên mực nước biển. Dấu “-“ chỉ độ sâu của Vinh Cam Ranh dưới mực nước biển. Bài 8/70 sgk: a) Nếu -5oC biểu diễn 5 độ dưới 0oC thì +5oC biểu diễn nhiệt độ 5 độ trên 0oC. b) Nếu -65 biểu diễn độ sâu (của thềm lục địa VN) là 65m dưới mực nước biển thì +3142mbieeru diễn đọ cao (của đỉnh Phanxiphan) là 3142 trên mực nước biển. c) Tương tự là số tiền có 20.000 đồng. Bài 9/71 sgk: - Số đối của +2 là -2 - Số đối của 5 là -2 - Số đối của -6 là +6 (hoặc 6) - Số đối của -1 là +1 (hoặc 1) - Số đối của -18 là +18 (hoặc 18) 5. Hướng dẫn học ở nhà : (1’) - Làm bài tập 6/70 và 10/71 sgk - Xem trước §3 Thứ tự trong tập hợp các số nguyên * Rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiết 41.doc
Tài liệu liên quan