Giáo án môn Số học lớp 6 năm 2017 - Tiết 3: Ghi số tự nhiên

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy biểu diễn các tập hợp N và N*?

- Giải bài tập 8 SGK.

Hướng dẫn: A={0; 1; 2; 3; 4; 5} hoặc A = {x  N | x ≤ 5}.

3. Vào bài mới

a. Đặt vấn đề.

- Ở hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

b. Triển khai bài.

Hoạt động 1: Tìm hiểu số và chữ số

 

docx4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 năm 2017 - Tiết 3: Ghi số tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/08/2017 Ngày giảng: ...../09/2017 Tiết 3 §3. GHI SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được như thế nào là hệ thập phân, phân biệt được số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí. - Biết đọc và viết các chữ số La Mã không quá 30. - Thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng đọc số, viết các chữ số tự nhiên, La Mã. 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm toán, tính tự giác học tập của HS. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, Phương pháp tích hợp, phương pháp luyện tập. III. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài. Bảng phụ ghi sẵn các chữ số La Mã từ I ⟹ XXX. Đồng hồ mặt chữ số La Mã. Học Sinh: - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn SGK. Dụng cụ học tập, SGK. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy biểu diễn các tập hợp N và N*? Giải bài tập 8 SGK. Hướng dẫn: A={0; 1; 2; 3; 4; 5} hoặc A = {x Î N | x ≤ 5}. Vào bài mới Đặt vấn đề. Ở hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học hôm nay. b. Triển khai bài. Hoạt động 1: Tìm hiểu số và chữ số Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Yêu cầu HS đọc vài ba số tự nhiên bất kì ? Người ta dùng một trong mười chữ số từ 0; 1;; 9 để ghi mọi số tự nhiên. Viết số 3895 lên bảng cho HS phân biệt số trăm; chữ số hàng trăm, số chục; chữ số hàng chục ⟹ Chú ý -Yêu cầu HS làm bài tập 11 SGK để củng cố chú ý. Nêu số tự nhiên. Theo dõi bài. Chép chú ý vào vở HS làm vào vở. 1. Số và chữ số: 0 1 7 8 9 không một bảy tám chín Với 10 chữ số 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 ta có thể ghi được mọi số tự nhiên VD: 7 là số có 1 chữ số. 312 là số có 3 chữ số. 16758 là số có 5 chữ số. Chú ý: (Học SGK) Ví dụ: Cho số: 3895. Số trăm Chữ số hàng trăm Số chục Chữ số hàng chục 38 8 389 9 Bài 11: B) Số: 1425 Số trăm Chữ số hàng trăm Số chục Chữ số hàng chục 14 4 142 2 Hoạt động 2: Tìm hiều về hệ thập phân Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Giới thiệu hệ thập phân. Cho HS nắm được mỗi chữ số trong một số ở nững vị trí khác nhau có những giá trị khác nhau. VD: 222 = 200 + 20 + 2. Giới thiệu kí hiệu ab chỉ số có hai chữ số. Yêu cầu HS làm bài tập: Tìm số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số? Tìm số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau? Gọi HS nhận xét. GV nhận xét. Theo dõi, lắng nghe. Đọc câu hỏi trong SGK và lên bảng. a/ 999 b/ 987 Theo dõi và ghi bài vào vở. 2. Hệ thập phân Cứ mười đơn vị ở một hàng thì làm thành một đơn vị ở hàng liền trước nó gọi là cách ghi theo Hệ thập phân. VD: 222 = 200 + 20 + 2. ab = a. 10 + b. abc = a. 100 + b. 10 + c. Kí hiệu: ab ⟹ chỉ số có 2 chữ số. abc ⟹ chỉ số có 3 chữ số. Số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số là: 999. Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau là: 987. Hoạt động 3: Ôn lại Chữ số La Mã trong toán 3 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Giới thiệu các chữ số La Mã trong mặt đồng hồ và giá trị của nó. Viết các chữ số La Mã từ 1 ⟹ 10 Sau đó HD HS viết các số La Mã lớn hơn. Yêu cầu HS làm bài tập 15a - b. 3. Chú ý: Chữ số I V X GTTƯ 1 5 10 VD: XII = 10 + 1 + 1 = 12. Bài 15: a) XIV đọc là 14. XXVI đọc là 26 b) 17 viết là XVII 25 viết là XXV 4. Củng cố Đọc các số La Mã sau: XIV, XXVII, XXIX. Viết các số sau bằng số La Mã: 26, 28. 5. Dặn dò Học thuộc nội dung cả bài. Làm bài tập: 10; 14; 15c SGK. Xem trước bài Số phần tử của một tập hợp - tập hợp con. Bài 15c/SGK: VI = V - I => VI - V = I.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuong I 3 Ghi so tu nhien_12435786.docx
Tài liệu liên quan