GV: Học sinh quan sát dấu của 2 ở ví dụ trên
khi ở vế trái và khi ở vế phải thay đổi như thế
nào? tương tự ở câu b?
HS: Học sinh lắng nghe câu hỏi và trả lời.
GV: Từ những nhận xét đó HS có nhận xét gì
khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia
của một đẳng thức?
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Quy tắt chuyển vế + luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH-THCS-THPT SONG NGỮ Á CHÂU
Tiết CT: . . . Ngày soạn:. . . /. . . /2018
QUY TẮT CHUYỂN VẾ + LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức
• Nếu a= b thì a+ c= b+ c và ngược lại;
• Nếu a= b thì b= a.
2. Kĩ năng
- Vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.
3. Thái độ
- Thấy được lợi ích của tính chất đẳng thức; quy tắc chuyển vế khi giải toán. - Giáo dục
tính cẩn thận cho HS qua việc trình bày bài toán.
- Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ: tính linh hoạt, nhạy bén.
4. Định hướng hình thành năng lực
Phát triển năng lực tính toán, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án, bảng nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh
Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp
2. Hoạt động hình thành kiến thức
GIÁO ÁN SỐ HỌC LỚP 6 GV: LÊ VĂN LÝ
TRƯỜNG TH-THCS-THPT SONG NGỮ Á CHÂU
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tính chất của đẳng thức
GV: Học sinh xem hình 50 SGK, trong hai
trường hợp thì cân đĩa vẫn cân bằng, từ đó HS
có thể rút ra nhận xét gì?
HS: Theo dõi và trả lời câu hỏi
Nhận xét:
- Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho thêm
2 vật có khối lượng bằng nhau vào hai đĩa cân
thì cân vẫn thăng bằng.
- Ngược lại, nếu đồng thời bớt hai vật có khối
lượng bằng nhau ở hai đĩa cân thì cân vẫn cân
bằng.
GV: Tương tự như hình ảnh cân đĩa ở trên. Nếu
ta có hai số bằng nhau, ký hiệu a = b ta được
một đẳng thức. Khi đó ta có thể rút ra nhận xét
gì về tính chất của đẳng thức.
1. Tính chất của đẳng thức
Nếu a= b thì a+ c= b+ c
Nếu a+ c= b+ c thì a= b
Nếu a= b thì b= a.
GV: Đưa ra một số ví dụ để học sinh có thể
hiểu được những tính chất này.
Ví dụ. Tìm số tự nhiên x, biết
a) x−2=−3.
b) x+4=−2
GV: Làm thế nào để vế trí chỉ còn x? (Gợi ý:
Cộng (trừ) vào hai vế của đăng thức sao cho vế
trái của đẳng thức chỉ còn lại x.
Giải:
a) x−2=−3
x−2+2=−3+2
x =−3+2
x =−1
b) x+4−4=−2−4
x =−6
HS: Đọc và trình bày.
Hoạt động 2: Quy tắc chuyển vế
GV: Học sinh quan sát dấu của 2 ở ví dụ trên
khi ở vế trái và khi ở vế phải thay đổi như thế
nào? tương tự ở câu b?
HS: Học sinh lắng nghe câu hỏi và trả lời.
GV: Từ những nhận xét đó HS có nhận xét gì
khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia
của một đẳng thức?
GIÁO ÁN SỐ HỌC LỚP 6 GV: LÊ VĂN LÝ
TRƯỜNG TH-THCS-THPT SONG NGỮ Á CHÂU
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cần đạt
GV: Từ đó ta có quy tắc chuyển vế, gọi một học
sinh đọc quy tắc sách giáo khoa.
2. Quy tắc chuyển vế
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế
kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số
hạng đó: dấu “+” đổi thành dấu “−” và
ngược lại.
GV: Từ quy tắc đó ta có ví dụ. Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết:
a) x−3= 2; b) x+(−2) =−6
GV: Hướng dẫn học sinh áp dụng quy tắc
chuyển vế để giải quyết bài toán.
HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên. Giải
a) x−3= 3
x = 3+3
x = 6
b) x+(−2) =−6
x−2=−6
x =−6+2
x =−4
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cần đạt
GV: Đưa ra bảng phụ các bài tập. Học sinh
quan sát và thảo luận nhóm, nhận xét và chỉnh
sửa nếu sai.
STT Câu Đúng Sai
1
x−45=−12
x =−12+45
2
x+12= 9− (−1)
x+12= 9−1
x = 8+12
3
5− x =−8
x =−5−8
4
2− x = 17+(−5)
−x = 17−5
x = 17−5−2
5
2x−2= x−6
2x+ x =−6+2
3x =−4
Câu 1. Đúng
Câu 2. Sai
x+12= 9+1
x = 10−12
Câu 3. Sai
x = 5+8
Câu 4. Sai
2− x = 17−5
x = 2−17+15
Câu 5. Sai
2x−2= x−6
2x− x =−6+2
x =−4
GIÁO ÁN SỐ HỌC LỚP 6 GV: LÊ VĂN LÝ
TRƯỜNG TH-THCS-THPT SONG NGỮ Á CHÂU
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cần đạt
HS: Thảo luận và nhận xét
GV: Đưa ra một số bài tập để học sinh nắm rõ
hơn quy tắc chuyển vế.
Tìm x biết
a) x−8= (−3)−8.
b) 7− x = 8− (−7).
c) (x+5)+(x−9) = x+2.
d) a+ x = 5,(a ∈ Z).
HS: Làm bài tập. Giải
a) x−8= (−3)−8
x−8= (−3)−8+8
x =−3
b) 7− x = 8− (−7)
−x = 8
x =−8
b) 7− x = 8− (−7)
−x = 8
x =−8
c) (x+5)+(x−9) = x+2
x+5+ x−9= x+2
x+ x− x = 2−5+9
x = 6
d) a+ x = 5,(a ∈ Z)
x = 5−a,(a ∈ Z)
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng
GV: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài 61, 62, 63, 64, 64, 66, 67,
70, 71 SGK trang 87 và trang 88.
Câu 1. Tìm x nguyên, biết |x−1|− (−7) = 4.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
GIÁO ÁN SỐ HỌC LỚP 6 GV: LÊ VĂN LÝ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong II 9 Quy tac chuyen ve_12519325.pdf