Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 4: Số phần tử của một tập hợp – Tập hợp con

I.SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP :

- Một tập hợp có thể có 1 phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử nào .

Chú ý:

- Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng. Ký hiệu tập hợp rỗng: 

 

docx3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 4: Số phần tử của một tập hợp – Tập hợp con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 4-§4: SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP – TẬP HỢP CON A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh trình bày được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, Củng có thể không có phần tử nào, hiểu được khái niệm tập hợp con và khái niệm hai tập hợp bằng nhau. 2. Kĩ năng: HS tìm được số phần tử của một tập hợp , biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con hay không là tập hợp con của một tập hợp cho trước, viết được một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng ký hiệu Ì và Æ Rèn luyện tính chính xác cho HS khi sử dụng ký hiệu Ì và ký hiệu Î 3.Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận 4. Năng lực hướng tới: Năng lực tự học .năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán. Với các thành tố cấu trúc là: Nghe, ghi chép bài, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, hứng thú, tự do trong suy nghĩ, sử dụng được các thành ngữ, kí hiệu toán học Ì , Æ , Î B. TÀI LIỆU-PHƯƠNG TIỆN: 1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề; Tích cực 2. Phương tiện-Hình thức tổ chức dạy học : + Phương tiện: Sgk-SBT; Bảng phụ ; Phiếu học tập ; + Hình thức tổ chức dạy học: Học tập theo lớp, cả lớp cùng nghiên cứu 3. Chuẩn bị của GV- HS: * Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn. * Học sinh:Vở ghi, dụng cụ học tập. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: * TỔ CHỨC (1’): Kiểm tra sĩ số ; Ổn định lớp THỨ NGÀY TIẾT LỚP SĨ SỐ TÊN HỌC SINH VẮNG ..... ..../....../2018 ..... 6A ...../..... ......................................................................... ..... ..../....../2018 ..... 6B ...../..... ......................................................................... ..... ..../....../2018 ..... 6C ...../..... ......................................................................... ..... ..../....../2018 ..... 6D ...../..... ......................................................................... * KIỂM TRA (7’): Làm bài tập 14 tr 10 SGK. Đáp số : 102 ; 201 ; 210 Viết giá trị của số trong hệ thập phân dưới dạng tổng giá trị của số các chữ số (đáp án : = a.1000 + b.100 + c.10 + d) * BÀI MỚI (37’): I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC (1’): Mỗi tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử, giữa các tập hợp có mối liên hệ gì với nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. II. DẠY HỌC BÀI MỚI (32’): 1.HĐ 1: Số phần tử của một tập hợp (15’) GV CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ HS THỰC HIỆN NHIỆM VỤ Nêu các ví dụ SGK . - Nêu ?2 . Tìm số tự nhiên x biết : x + 5 = 2 , Suy ra chú ý . - Nếu gọi A là tập hợp số tự nhiên x mà x+5 = 2 thì tập hợp A không có phần tử nào. Ta gọi tập hợp A là tập hợp rỗng. Tìm số lượng các phần tử . + Tập hợp A có 1 phần tử + Tập hợp B có 2 phần tử + Tập hợp C có 100 phần tử + Tập hợp N có vô số phần tử. Suy ra kết luận - Làm ?1 + Tập hợp D có 1 phần tử + Tập hợp E có 2 phần tử + Tập hợp H có 11 phần tử ?2Không có số tự nhiên nào mà x+5 = 2. HS BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ I.SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP : - Một tập hợp có thể có 1 phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử nào . Chú ý: - Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng. Ký hiệu tập hợp rỗng: Æ + Đánh giá bằng quan sát, nhận xét: + Đánh giá bằng sản phẩm học tập của học sinh: 2.HĐ 2: Tìm hiểu tập hợp con (17’) GV CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ HS THỰC HIỆN NHIỆM VỤ - Cho hình vẽ. Hãy viết tập hợp E, F •y •x •c •d E F ? Nhận xét về các phần tử của tập E và F .Ta nói tập E là con của tập F. ? Khi nào tập hợp A là con của tập hợp B - Giới thiệu: tập con, ký hiệu và các cách đọc - Yêu cầu HS làm ?3 - Ta thấy A Ì B và B Ì A ta nói rằng A và B là hai tập hợp bằng nhau. Giới thiệu Chú ý SGK uChú ý: Nếu A Ì B và B Ì A thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau. Ký hiệu: A = B E= F= - Mọi phần tử của tập E đều thuộc tập F - Làm ?3 , suy ra 2 tập hợp bằng nhau. M Ì A; M Ì B; A Ì B. Vậy A=B. HS BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ II. TẬP HỢP CON : 1.Ví dụ : E={x,y} F= {x,y,c,d} Ta có: E Ì F 2. Định nghĩa: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B . Ký hiệu : A Ì B Hay B É A Đọc là : A là tập hợp con của B hoặc A chứa trong B hoặc B chứa A ?3 Cho ba tập hợp: M ={1 ; 5}, A ={1 ; 3 ; 5},B ={5 ; 1 ; 3} Trả lời: M Ì A; M Ì B; B Ì A; A Ì B uChú ý: Nếu A Ì B và B Ì A thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau. Ký hiệu: A = B + Đánh giá bằng quan sát, nhận xét: + Đánh giá bằng sản phẩm học tập của học sinh: III. LUYỆN TẬP-CỦNG CỐ (2’) : - Khi nào thì tập hợp A là con của tập hợp B? - Viết các tập hợp sau và cho biết một tập hợp có bao nhiêu phần tử ? a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20 b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6 IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (2’): Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc định nghĩa tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau - Bài tập 17; 18 ; 19 ; 20 trang SGK-13 - Chuẩn bị bài tập phần luyện tập. V. DỰ KIẾN KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ : Câu 1 Cho tập hợp H = { x Î N * ê x £ 10 }. Số phần tử của tập hợp H là: A )9 phần tử . B )12 phần tử . C )11 phần tử . D )10 phần tử . Câu 2 Cho M = { 0 } A ) M là tập rỗng . B ) M không có phần tử nào . C ) M có một phần tử . D ) Cả ba câu trên đều sai. Câu 3 Tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B nếu : A ) Tập hợp A có ít phần tử hơn tập hợp B . B ) Tập hợp B có nhiều phần tử hơn tập hợp A . C ) Mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B . D ) Tập hợp A có nhiều phần tử hơn tập hợp B. Câu 4 Hai tập hợp A và B gọi là bằng nhau nếu : A ) A Ì B hoặc B Ì A . B ) Tập hợp A và tập hợp B có số phần tử bằng nhau . C ) A Ì B và B Ì A . D ) Cả ba câu trên đều sai .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuong I 4 So phan tu cua mot tap hop Tap hop con_12404450.docx