II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Đọc tài liệu, chuẩn bị giáo án tốt.
2. Học sinh: - Học bài cũ. Xem trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Sử dụng phương pháp giảng giải kết hợp vấn đáp.
- Tổ chức các hoạt động của học sinh, rèn phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Mỗi tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? Tập hợp rỗng là tập hợp như thế nào?
Sửa bài 29 tr.7 (SBT)
Câu 2: Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B.
Sửa bài 32 tr.7 (SBT)
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 5: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/09/2017
Ngày dạy: 12/09/2017
Tiết 5: LUYỆN TẬP
(Số phần tử của tập hợp. Tập hợp con.)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp
(Lưu ý trường hợp các phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật).
- Học sinh nhận biết được tập hợp con của một tập hợp.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các ký hiệu Ì, Î.
3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.
4. Năng lực hình thành cho HS
- Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy, sáng tạo. Năng lực giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: - Đọc tài liệu, chuẩn bị giáo án tốt.
Học sinh: - Học bài cũ. Xem trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Sử dụng phương pháp giảng giải kết hợp vấn đáp.
- Tổ chức các hoạt động của học sinh, rèn phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Mỗi tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? Tập hợp rỗng là tập hợp như thế nào?
Sửa bài 29 tr.7 (SBT)
Câu 2: Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B.
Sửa bài 32 tr.7 (SBT)
Trả lời
Bài 29 tr.7 (SBT)
a. A = {18} b. B = {0}
c. C = N d. D = ∅
Bài 32 tr.7 (SBT)
A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}
B = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}
A Ì B
Vào bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập
Dạng 1: Tìm số phần tử của một tập hợp cho trước.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bảng
Bài 21 tr.14 (SGK)
- GV gợi ý: A là tập hợp các số tự nhiên từ 8 đến 20.
- Hướng dẫn cách tìm số phần tử của tập hợp A như SGK.
Công thức tổng quát (SGK)
Gọi 1 HS lên bảng tìm số phần tử của tập hợp B:
B = {10; 11; 12; ; 99}
Bài 23 tr.14 (SGK)
- GV yêu cầu HS làm bài trong vở.
-Nêu công thức tổng quát tính số phần tử của tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b (a < b).
- Các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n
(m < n).
-Tính số phần tử của tập hợp D, E.
- GV gọi một HS lên trình bày.
Tập hợp D là tập hợp có tính chất gì?
- Tập hợp E là tập hợp có tính chất gì?
- Áp dụng công thức nào để có được số phần tử của tập hợp D và E.
- Gọi HS nhận xét.
- Kiểm tra bài các em còn lại.
HS bằng cách kiệt kê để tìm số phần tử của tập hợp A.
Áp dụng công thức vừa tìm được, tìm số phần tử của tập hợp B.
HS nghe giảng rồi lên bảng.
Theo dõi trên bảng.
Suy nghĩ và lên bảng trình bày.
Tập hợp các số lẻ liên tiếp từ 21 đến 99
Tập hợp các số chẵn liên tiếp từ 32 đến 96
Bài 21 tr.14 (SGK)
A = {8; 9; 10; ; 20}
Có 20 – 8 + 1 = 13 phần tử
Tổng quát:
Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có
b – a + 1 phần tử
B = {10; 11; 12; ; 99}
Có 99 – 10 + 1 = 90 phần tử
Bài 23 SGK:
- Tập hợp các số chẵn từ số a đến số b có:
(b – a):2 + 1 (phần tử)
- Tập hợp các số chẵn từ số a đến số b có:
(n – m) : 2 + 1
(phần tử)
D = {21, 23, 25, , 99} có
(99 – 21):2 + 1 = 40 phần tử.
E = {32, 34, 36, , 96} có
(96 – 32):2 + 1 = 33 phần tử
Dạng 2: Viết tập hợp, tìm tập hợp con của tập hợp cho trước.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bảng
Bài 22 tr.14 (SGK)
- GV yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Các HS khác làm bài vào vở BT
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn, GV thu bài của 5 HS nhanh nhất và nhận xét bài làm của bạn.
- GV yêu cầu thêm: Hãy tính số phần tử của các tập hợp vừa viết? Áp dụng công thức nào?
Đọc đề và lên bảng trình bày.
Bài 22 tr.14 (SGK)
C = {0; 2; 4; 6; 8}
Có (8 - 0):2 + 1=5 phần tử.
L={11; 13; 15; 17; 19}
Có (19-11):2 + 1 = 5 phần tử.
A = {18; 20; 22}
Có (22 - 18):2 + 1 = 3 phần tử.
B = {25; 27; 29; 31}
Có (31 - 25):2 + 1 = 4 phần tử.
Dạng 3: Bài toán Thực tế
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung ghi bảng
Bài 25 SGK
Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi một HS lên bảng viết tập hợp A bốn nước có diện tích lớn nhất.
- Gọi một HS lên bảng viết tập hợp A bốn nước có DT nhỏ nhất.
- Thu 3 bài nhanh nhất của HS
HS đọc đề bài
2 HS lên bảng làm bài.
HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 25 SGK
A = {Inđô, Mianma, Thái Lan, Việt Nam}.
B = {Xingapo, Brunây, Campuchia}
4. Củng cố
- Nhắc lại kiến thức tập hợp, cách tìm số phần tử của tập hợp.
5. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau
- BTVN: 34 à 37; 41, 42 tr.8 (SBT)
- Đọc trước bài phép cộng và phép nhân
V. RÚT KINH NGHIỆM
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong I 4 So phan tu cua mot tap hop Tap hop con_12435789.docx