I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nắm được cách trình bày toán trong khi thi.
- Kiểm tra được kiến thức toán của mình trong học kì I.
2. Kĩ năng: - Biết được ưu khuyết điểm của mình khi kiểm tra, thi cử.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tiếp thu những khuyết điểm để rút kinh nghiệm.
4. Phát triển năng lực : Phát triển năng lực tư duy
II. CHUẨN BỊ
- Bài kiểm tra học kì
- Đáp án, biểu điểm của phòng Giáo Dục
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài làm của HS phần hình học ở vở bài tập
3. Chữa bài kiểm tra.
GV : Đưa bài lên bảng phụ
HS : Chữa bài, thông báo kết quả, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét sai lầm của từng HS trong quá trình làm bài
75 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Trường THCS Thị trấn Ninh Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. Củng cố
- Có mấy cách vẽ độ dài 1 đoạn thẳng cho trước? Là những cách nào?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài nắm vững cách vẽ đoạn thẳng trên tia khi biết độ dài.
- Nắm điều kiện một điểm nằm giữa hai điểm và cách vận dụng làm bài tập.
- Làm bài tập 55, 56,5 7, 59 SGK
- Đọc trước bài học tiếp theo ở nhà.
Hết tuần 11 Ngày 28 tháng 10 năm 2017
Ban giám hiệu
Tổ trưởng
*******************************************************
Tuần 12 Ngày soạn:03/11/2017
Tiết 12 Ngày dạy: 11/11/2017
TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: - HS hiểu trung điểm của một đoạn thẳng là gì ?
2.Kĩ năng: - Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng
- Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất này thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng.
3.Thái độ: - Có ý thức đo vẽ cần thận chính xác.
4. Hình thành và phát triển năng lực :
- Năng lực tư duy, tính toán, hợp tác.
II. Chuẩn bị:
- GV: Compa, thước thẳng, sợi dây, thanh gỗ.
- HS: Compa, thước thẳng, học bài và làm bài về nhà
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- HS1: Làm bài tập 56a.
ĐS: CB = 3 cm
- HS2: Cho hình vẽ
Đo AM, MB. So sánh AM với MB?
Tính AB?
GV nhận xét, cho điểm và dẫn dắt vào bài mới.
3.Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
- Giới thiệu điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Vậy trung điểm của đoạn thẳng là gì?
- Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M phải thoả mãn mấy điều kiện? Là những điều kiện gì?
- GV nhận xét và chốt lại
- Cho HS làm bài tập 65 SGK
- Xem H64 và thực hiện theo ycầu rồi trả lời các câu hỏi
- Nhận xét và hoàn thiện câu trả lời.
- Trả lời cá nhân bài tập 60 SGK
- Để A là trung điểm của AB thì phải thoả mãn điều kiện nào ?
- GV nhận xét chốt lại về điều kiện để 1 điểm là trung điểm của 1 đoạn thẳng.
- Ycầu HS hoạt động cá nhân tự nghiên cứu ví dụ SGK.
- Hãy nêu cách vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB?
- GV hướng dẫn HS xác định trung điểm bằng cách gấp giấy.
- Ycầu HS làm ? và đứng tại chỗ trả lời.
? Nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại.
1. Trung điểm của đoạn thẳng
* Định nghĩa SGK/124.
M là trung điểm
của AB.
- M thuộc đoạn thẳng AB.
- M chia đoạn thẳng AB thành hai phần bằng nhau
* Củng cố:
Bài tập 65. SGK
a. Điểm C là trung điểm của BD vì C nằm giữa B, D và cách đều B, D
b. Điểm C không là trung điểm của AB vì C không nằm giữa A và B
c. Điểm A không là trung điểm của BC vì A BC.
Bài 60. SGK
a. A nằm giữa O và B
b. OA = AB ( =2 cm)
c. Điểm A là trung điểm của OB vì A nằm giữa O, B (theo a), và cách đều A, B ( theo b).
2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
VD: SGK
HS hoạt động cá nhân tự nghiên cứu ví dụ SGK.
- 1HS đứng tại chỗ nêu cách vẽ:
+ Đo đoạn thẳng AB
+ Tính MA = MB bằng nửa AB.
+ Vẽ M trên đoạn thẳng AB với độ dài MA(MB)
Cách 2. Gấp giấy (SGK)
? SGK/125
Dùng dây đo chiều dài của thanh gỗ. Gấp đôi đoạn vừa đo. Ta có thể chia thanh gỗ thành hai phần bằng nhau.
4. Củng cố
- Hãy viết các biểu thức diễn tả M là trung điểm của AB:
* Bài tập 61. SGK
O là trung điểm của AB vì thoả mãn cả hai điều kiện là ....
- Đố:Sử dụng sợi dây để chia một vật cứng(thanh gỗ,mép bàn...)thành hai phần có độ dài bằng nhau.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài nắm vững điều kiện để 1 điểm là trung điểm của một đoạn thẳng.
- Làm các bài tập 62, 63, 65 SGK
- Ôn tập kiến thức của chương theo HD ôn tập trang 126, 127 ...
Hết tuần 12 Ngày 04 tháng 11 năm 2017
Ban giám hiệu
Tổ trưởng
Tuần 13
Tiết 13
Ngàysoạn:10/11/2017 Ngày dạy: 18/11/2017
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS được hệ thống hoá các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng
- Kĩ năng: Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa để đo, vẽ đoạn thẳng. Bước đầu tập suy luận đơn giản.
- Thái độ : Có hứng thú với bộ môn hình học.
- PTNL: Phát triển năng lực vẽ hình
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Compa, thước thẳng, sợi dây, thanh gỗ.
- Học sinh: Compa, thước thẳng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài
3. Dạy học bài mới: (40phút).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv đọc đầu bài
? nhận xét câu trả lời của bạn
- gv chốt kiến thức của 4 câu hỏi
- Gv ghi bài 5 lên bảng
? Phân tích đầu bài
?Làm thế nào để khẳng định M nằm giữa O và N
-Gọi 1 hs lên trình bày lời giải
? Nhận xét phần bài làm của bạn
- GV chuẩn kiến thức
- Gv ghi bài 6 lên bảng
? Phân tích đầu bài
?Làm thế nào để Tính IB và so sánh IA và IB -Gọi 1 hs lên trình bày lời giải
? Nhận xét phần bài làm của bạn
- GV chuẩn kiến thức
- Gv ghi bài 7 lên bảng
? Phân tích đầu bài
- Gv hướng dẫn
-Hs suy nghĩ và trả lời.
Câu 1: Nếu điểm O nằm trên đường thẳng xy thì Ox và Oy được gọi là:
A. Hai tia đối nhau. B. Hai tia trùng nhau.
C. Hai đường thẳng song song.
D. Hai đoạn thẳng bằng nhau
Câu 2: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua 2 điểm A và B ?
A. 1 B. 3 C. 2 D. Vô số
Câu 3: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì :
A. AM +AB = MB B. AB+MB = AM
C. AM +MB = AB
D. AM = MB
Câu 4: Cho hai tia Ax và Ay đối nhau. Lấy điểm M trên tia Ax, điểm N trên tia Ay. Ta có:
A. Điểm M nằm giữa A và N
B. Điểm N nằm giữa A và M
C Điểm A nằm giữa M và N
D. Không có điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại.
Câu 5:
Trên tia Ox. Vẽ hai điểm M, N sao cho: OM = 4 cm, ON = 6cm.
Điểm M có nằm giữa hai điểm O và N không? Vì sao?
b)Tính MN
Hướng dẫn:
Vì OM < ON nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N
Vì điểm M nằm giữa hai điểm O và N nên:
OM + MN = ON
NM = ON – OM
MN = 6 – 4 = 2 ( cm)
Vậy MN = 4cm
Câu 6:
Cho đoạn thẳng AB dài 8 cm. Trên AB lấy hai điểm I và K sao cho AI = 4 cm, AK = 6 cm
Tính IB ,So sánh IA và IB.
Tính IK , BK.
Hướng dẫn:
Vì I nằm giữa hai điểm A và B nên:
AI + IB = AB
ÞIB = AB – IA
= 8 – 4 = 4(cm)
Vậy IA = IB
B, IK = AK – AI
= 6 – 4 = 2 cm
Ta có: IB = AB –AK
Câu7:
Cho đoạn thẳng AB = 8 cm. Điểm C thuộc đoạn thẳng AB sao cho BC = 2 cm. Tính độ dài có thể có được của đoạn thẳng AC
Giải
Xét hai trường hợp:
-Nếu B nằm giữa A và C thì ta có :
AC = AB + B AC = 8 + 2 = 10 (cm)
-Nếu C nằm giữa A và B thì AC + CB = AB AC = AB – CB
AC = 8 – 2 = 6 (cm)
IV. Củng cố: 5 phút)
- Lí thuyết: Xem lại các kiến thức đã học
- Bài tập:
Câu 8:
Vẽ tia Ax . Lấy BAx sao cho AB = 8 cm, điểm M nằm trên đoạn thẳng AB sao cho AM = 4 cm.
Điểm M có nằm giữa A và B không? Vì sao?
So sánh MA và MB.
Lấy NAx sao cho AN= 12 cm. So sánh BM và BN
A
B
M
x
N
Vẽ hình đúng .
a, Điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Vì AM <AB ( 4 cm < 8 cm)
b, Điểm M nằm giữa hai điểm A và B
Nên AM + MB = AB
MB = AB – AM
MB = 8 – 4 = 4 cm
Vậy AM = MB.
c, Vì AB < AN ( 8 cm < 12 cm )
Nên B nằm giữa A và M.
Ta có: AB + BN = AN.
BN = AN – AB = 12 – 8 = 4 cm.
Vậy MB = BN = 4 cm.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút)
- Lí thuyết: Ôn tập nội dung lý thuyết đã học trong chương I
- Bài tập: Xem lại các bài tập đã chữa.
Hết tuần 13 Ngày 11 tháng 11 năm 2017
Ban giám hiệu
Tổ trưởng
Tuần 14 Ngày soạn: 17/11/2017
Tiết 14 Ngày dạy: 25/11/2017
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: - HS được hệ thống hoá các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng
2.Kĩ năng: - Sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa để đo, vẽ đoạn thẳng
- Bước đầu tập suy luận đơn giản
3.Thái độ: Có ý thức nghiêm túc trong học tập
4. Hình thành và phát triển năng lực :
- Năng lực tư duy, tính toán, vẽ hình, hợp tác.
II. Chuẩn bị:
- HS: Compa, thước thẳng, học bài và làm bài về nhà
- GV: Compa, thước thẳng, compa,bảng phụ.
Bảng 1: Mỗi hình trong bảng sau đây cho biết kiến thức gì ?
Bảng 2: Điền vào chỗ trống:
a) Trong ba điểm thẳng hàng .......................................... điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua ...........................................................................
c) Mỗi điểm trên đường thẳng là ......................................................... của hai tia đối nhau
d) Nếu .................................................................................................. thì AM + MB = AB
Bảng 3.Các phát biểu sau phát biểu nào đúng ? phát biểu nào sai ?
a) Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm nằm giữa hai điểm A và B.
b) Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M cách đều hai điểm A và B.
c) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều hai điểm A và B.
d) Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.
III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( Xen kẽ)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Ôn lý thuyết
- Treo các bảng phụ để HS trả lời, điền vào chỗ trống.
Hs-Làm theo yêu cầu ở các bảng phụ
Thảo luận theo nhóm bàn
- Yêu cầu cử đại diện trả lời nhận xét
- Quan sát và thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi
- Nhận xét chéo giữa các nhóm.
- GV nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 2:Luyện tập
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm(5’):dãy1:làm bài 2;
Dãy 2.Làm bài 3
Dãy 3:làm bài 4
HS:Hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
GV:Gọi đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày.
HS:nhận xét bổ sung giữa các nhóm
GV:Chữa bài
-GV nêu bài tập
- Yêu cầu hs đọc đề bài
- Đề cho biết gì yêu cầu gì?
- Gọi hs lên bảng vẽ hình
? Điểm M có nằm giữa A và B không? Vì sao?
? Muốn so sánh AM và MB ta làm như thế nào?
? Hãy tính MB?
? M có là trung điểm của AB không ? Vì sao?
? Vậy M là trung điểm của AB cần thỏa mãn điều kiện gì?
- Yêu cầu một HS lên bảng vẽ hình
- Trả lời các câu hỏi
1. Ôn tập lí thuyết
2. Luyện tập
Bài 2. SGK
Bài 3. SGK
Trong trường hợp AN song song với đường thẳng a thì sẽ không có giao điểm với a nên không vẽ được điểm S.
Bài 4. SGK
Bài 6 . sgk
Giải
Điểm M có nằm giữa A và B.
Vì
Nên M nằm giữa A và B (1)
b) Vì M nằm giữa A và B
AM + MB = AB
MB = AB – AM = 6 -3 = 3cm
Lại có AM = 3cm
Vậy AM = MB (=3 cm) (2)
c) Từ (1) và (2) M là trung điểm của AB
Bài 7. SGK
Vì M là trung điểm của AB nên: AM
MB = cm
Vẽ trên tia AB điểm M sao cho AM = 3,5 cm.
4. Củng cố
- Nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm của chương I
- Cách vẽ hình và trình bày lời giải
5. Hướng dẫn về nhà
-Hành lang của một tòa nhà có 5 cột thẳng hang,mỗi cột cách nhau 4m,theo em đoạn thẳng nối chân cột đó dài bao nhiêu met?
- Học bài ôn tập các kiến thức đã học trong chương.
- Làm các bài tập còn lại trong 1, 5, 7 SGK – Tr 127
- Chuẩn bị cho bài kiểm tra chương I
Hết tuần 14 Ngày 18 tháng 11 năm 2017
Ban giám hiệu
Tổ trưởng
***************************
Tuần 15 Ngày soạn: 24/11/2017
Tiết 15 Ngày dạy: 02/12/2017
KIỂM TRA 45 PHÚT CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:- HS được kiểm tra kiến thức đã học về đường thẳng, đoạn thẳng, tia.
2.Kĩ năng: - Kiểm tra kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo vẽ hình
3.Thái độ: - Có ý thức đo vẽ cẩn thận, nghiêm túc , tích cực, tự giác làm bài, trình bày sạch sẽ.
4. Phát triển năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực nhận thức, năng lực hoạt động trí tuệ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tính toán
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ có tinh thần vượt khó.
II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biêt
Thông hiểu
Vận dung
Cộng
Cấp độ Thấp
Cấp độ Cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Điểm, đường thẳng
Hiểu được khái niệm điểm thuộc, không thuộc đường thẳng.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1
10%
1
1
10%
Ba điểm thẳng hàng. Đường thẳng đi qua hai điểm. Tia.
- Nhận biết 2 tia đối nhau và trùng nhau trên hình vẽ.
Biết vẽ các tia theo yêu cầu. Hiểu ba điểm thẳng hàng, và đường thằng đi qua 2 điểm.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1
10%
1
10%
1
2
20%
Đoạn thẳng.
Độ dài đoạn thẳng.
Trung điểm đoạn thẳng
Biết được khi nào thì 1 điểm là trung điểm của đoạn thẳng và khi nào thì nằm giữa 2 điểm còn lại.
Tính độ dài đoạn thẳng khi biết độ dài các đoạn thẳng và điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
Tính độ dài đoạn thẳng khi biết độ dài các đoạn thẳng và điểm nằm giữa 2 điểm còn lại.
Biết chứng tỏ được 1 điểm là trung điểm của một đoạn thẳng
Vận dụng hệ thức: AM+MB
=AB để tính độ dài đoạn thẳng từ đó so sánh 2 đoạn thẳng.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1
10%
0,5
5%
3
30%
1
2,5
25%
3
7
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
+
2
20%
1+
2,5
25%
3
30%
1
2,5
25%
5
10
100%
III. ĐỀ BÀI
ĐỀ 6A
I. TRẮC NGHIỆM((2,5 điểm):
Câu 1. (1 điểm): Cho hình vẽ bên:
Điền kí hiệu thích hợp vào ô trống:
A a ; C b C a ; B a
Câu 2: (1,5 điểm). Chọn đáp án đúng ở các câu sau:
a) Nếu DG + GH = DH thì :
A. D nằm giữa H và G B. G nằm giữa D và H
C. H nằm giữa D và G D. G không nằm giữa H và D
b) L là một điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết IL = 2cm, LK = 5cm.
Độ dài của đoạn thẳng IK là:
A. 3cm; B. 2cm ; C. 5cm; D.7cm.
c) Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN khi:
A. IM = IN B.
C. IM + IN = MN D. IM = 2 IN
II. TỰ LUẬN(7,5 điểm):
Câu 1: (2 điểm) Cho 2 điểm A và B, vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm A và B. Vẽ tia
Ax và By sao cho chúng cắt nhau tại điểm O. Vẽ tia Om sao cho Om cắt đoạn
thẳng AB tại C.
a) Trên hình vẽ có 3 điểm nào thẳng hàng với nhau?
b) Tìm tia đối của tia CA và tia trùng với tia AO
Câu 2:(1,5 điểm) Cho đoạn thẳng AB = 5 cm, trên đoạn thẳng lấy điểm M sao cho
AM = 2 cm. Hãy tính độ dài đoạn thẳng MB
Câu 3.(4 điểm). Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 3 cm, OB = 6 cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng AB.
b) Điểm A có là trung điểm của đoạn OB không? Vì sao?
c) Trên tia Ox lấy điểm E sao cho AE = 2cm. Hãy so sánh AE với EB.
ĐỀ 6B
I. TRẮC NGHIỆM((3,5 điểm):
Câu 1. (1 điểm): Cho hình vẽ bên:
Điền kí hiệu thích hợp vào ô trống:
A a ; C b C a ; B a
Câu 2: (2,5 điểm). Chọn đáp án đúng ở các câu sau:
a) Nếu DG + GH = DH thì :
A. D nằm giữa H và G B. G nằm giữa D và H
C. H nằm giữa D và G D. G không nằm giữa H và D
b) L là một điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết IL = 2cm, LK = 5cm.
Độ dài của đoạn thẳng IK là:
A. 3cm; B. 2cm ; C. 5cm; D.7cm.
c) Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN khi:
A. IM = IN B.
C. IM + IN = MN D. IM = 2 IN
II. TỰ LUẬN(7,5 điểm):
Câu 1: (2,5 điểm) Cho 2 điểm A và B, vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm A và B. Vẽ tia
Ax và By sao cho chúng cắt nhau tại điểm O. Vẽ tia Om sao cho Om cắt đoạn
thẳng AB tại C.
a) Trên hình vẽ có 3 điểm nào thẳng hàng với nhau?
b) Tìm tia đối của tia CA và tia trùng với tia AO.
Câu 2.(4 điểm). Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 3 cm, OB = 6 cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng AB.
b) Điểm A có là trung điểm của đoạn OB không? Vì sao?
c) Trên tia Ox lấy điểm E sao cho AE = 2cm. Hãy so sánh AE với EB.
IV. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. (1 điểm): Điền đúng mỗi kí hiệu được 0, 25 điểm
A a ; C b ; C a ; B a
Câu 2: (1,5 điểm). Mỗi phần đúng được 0,5 điểm ( ĐỀ 6A ); ( ĐỀ 6B ) phần b, c được 1 điểm , phần a 0,5 điểm.
a) B. G nằm giữa D và H
b D.7cm.
c) B.
II. TỰ LUẬN(7,5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Vẽ đúng hình được 1 điểm
a) Trên hình vẽ có 3 điểm A, C, B thẳng hàng với nhau. 0,5 điểm
b) Tia đối của tia CA là tia CB và tia trùng với tia AO là tia Ax 0,5 điểm
Câu 2: (1,5 điểm)
- Vẽ đúng hình được 0,5 điểm
Vì M nằm trên đoạn thẳng AB nên AM + MB = AB 0,5 điểm
MB = AB – MA = 5 – 2 = 3 cm. Vậy MB = 3cm 0,5 điểm
Câu 3.(4 điểm).
Vẽ đúng hình được 0,5 điểm
a) Trên tia Ox, có OA < OB A nằm giữa O và B 1 điểm
OA + AB = OB
AB = OB – OA AB = 6 – 3 = 3 cm 1 điểm
b) Ta có OA = AB =cm A là trung điểm của OB 1 điểm
c)
*Trường hợp 1: E nằm giữa A và B.
Vì E nằm giữa A và B nên AE + EB = AB
EB = AB – EA = 3 – 2 = 1 cm 0,25 điểm
Vậy: EB = 1 cm, EA = 2 cm AE > EB
* Trường hợp 2: A nằm giữa E và B.
Vì A nằm giữa E và B nên EA + AB = EB AE < EB 0,25 điểm
V . Củng cố - dặn dò :
-GV thu bài và nhận xét ý thức làm bài của học sinh
-Gv chốt số bài làm của hs
VI.Hướng dẫn về nhà : (2’)
- Nghiên cứu lại nội dung chương I.
Hết tuần 15 Ngày 25 tháng 11 năm 2017
Ban giám hiệu
Tổ trưởng
*****************************
Tuần 19 Ngày soạn: /12/2017
Tiết 16 Ngày dạy: /12/2017
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nắm được cách trình bày toán trong khi thi.
- Kiểm tra được kiến thức toán của mình trong học kì I.
2. Kĩ năng: - Biết được ưu khuyết điểm của mình khi kiểm tra, thi cử.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tiếp thu những khuyết điểm để rút kinh nghiệm.
4. Phát triển năng lực : Phát triển năng lực tư duy
II. CHUẨN BỊ
- Bài kiểm tra học kì
- Đáp án, biểu điểm của phòng Giáo Dục
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài làm của HS phần hình học ở vở bài tập
3. Chữa bài kiểm tra.
GV : Đưa bài lên bảng phụ
HS : Chữa bài, thông báo kết quả, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét sai lầm của từng HS trong quá trình làm bài
4. Nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Ưu điểm: Đa số các em làm được bài, trình bày cẩn thận khoa học chính xác.
- Khuyết điểm:
+ Lập luận chưa chặt chẽ, thiếu tính lôgic.
+ Còn làm tắt ở các bước tính toán
- Thông báo điểm:
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc và nghiên cứu trước bài: Nửa mặt phẳng ( Toán 6 - Kì II )
Hết tuần 19 Ngày tháng 12 năm 2017
Ban giám hiệu
Tổ trưởng
*****************************
Tuần 20 Ngày soạn:22/12/2017
Tiết 17 Ngày dạy: /12/2017
NỬA MẶT PHẲNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu thế nào là nửa mặt phẳng
- Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng
2. Kĩ năng
- Nhận biết tia nằm giữa hai tia theo hình vẽ
- Làm quen với cách phủ nhận một khái niệm
3. Thái độ: Nghiêm túc học tập và yêu thích môn học.
4. Năng lực tư duy : Năng lực tư duy, sáng tạo, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
- GV: thước thẳng, phấn màu.
- HS: thước thẳng, đọc trước bài mới
III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu chung về sách vở, đồ dùng học tập, ý thức và phương pháp học tập bộ môn.
3. Bài mới
- GV giới thiệu chương II
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Nửa mặt phẳng bờ a
- GV:Giới thiệu:Trang giấy,mặt bảng là hình ảnh của mặt phẳng.Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía.
Hs:ghi nhớ
?Hãy nêu một vài hình ảnh của mặt phẳng.
HS:Mặt bàn,trần nhà
GV:Gập tờ giấy mỏng theo một đường thẳng ,ta có hình ảnh của hai nửa mặt phẳng.
Hs:Quan sát Gv làm,kết hợp hình 1 sgk/72 ,suy nghĩ trả lời các câu hỏi?
- Nửa mặt phẳng bờ a là gì ?
- Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau ?
- Khi vẽ một đường thẳng trên mặt phẳng thì đường thẳng này có quan hệ gì với hai nửa mặt phẳng?
- GV cho HS làm ?1
- Quan sát hình 2 và cho biết :
- Hãy gọi tên các nửa mặt phẳng . Các nửa mặt phẳng đó có quan hệ gì ?
- Hai điểm M và N có quan hệ gì ? hai điểm N và P có quan hệ gì ?
Hs:thảo luận cặp đôi,đại diện trả lời.
Hoạt động 2:Tia nằm giữa hai tia
- Quan sát hình 3 và cho biết:
- Khi nào tia Oz nằm giũă tia Ox và tia Oy ?
- Trong các hìng 3a, b, c hình nào tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy ?
- Tại sao ở hình 3 c, tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy ?
Hs:thảo luận theo nhóm bàn,đại diện trả lời.
- Cho HS trả lời câu hỏi ?2 SGK
? Nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại
1. Nửa nửa phẳng bờ a
- Hình gồm đường thẳng a và một phần đường thẳng bị chia ra bởi a gọi là một nửa mặt phăng bờ a.
Hai nửa mặt phẳng có chung bờ gọi là hai mặt phẳng đối nhau
Bất kì đường thằng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai mặt phẳng đối nhau
?1
2. Tia nằm giữa hai tia
a)
Hình 3 ở hình 3a, tia Oz cắt đoạn thẳng MN, với M thuộc Ox, N thuộc Oy ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
?2.
a) Có vì Oz cắt đoạn thẳng MN tại điểm duy nhất là O
c) Không, Tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy
4. Củng cố
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm của chương.
Yêu cầu HS làm bài 4. SGk
Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm A và nửa mặt phăng bờ B chứa điểm B
Đạn thẳng BC không cắt đường thẳng a.
Bài 3. a) nửa mặt phẳng đối nhau
b) đoạn thẳng AB
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài nắm vững kiến thức của bài.
- Làm các bài tập 1, 2, 5 trong SGK.
- Đọc và nghiên cứu trước bài “Góc”
Hết tuần 20 Ngày 23 tháng 12 năm 2017
Ban giám hiệu
Tổ trưởng
*****************************
Tuần 21 Ngày soạn:5/1/2018
Tiết 18 Ngày dạy: 13/1/2018
GÓC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết góc là gì ? Góc bẹt là gì ?
2. Kiến thức
- Biết vẽ góc, biết đọc tên góc, kí hiệu góc
- Nhận biết điểm nằm trong góc
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập, yêu thích môn học, có ý thức liên hệ thực tế
4. Năng lực tư duy : Năng lực tư duy, sáng tạo, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
- GV: thước thẳng, phấn màu.
- HS: thước thẳng, đọc trước bài mới
III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
- HS1: Nửa mặt phẳng bờ a là gì? Vẽ nửa mặt phẳng và đọc tên nửa mặt
phẳng đó?
- HS2: Chữa bài tập 5 SGK
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Góc
- GV:Quan sát hình và cho biết :Góc là gì ?
Hs:Quan sát và trả lời: Góc là hình gồm hai tia chung gốc
?Nêu các yếu tố của góc.
- Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau ?
Gv: Gọi tên các góc trong hình 4a,b và viết bằng kí hiệu.
HS:lần lượt trả lời
Hoạt động 2:Góc bẹt
Gv:
- GV vẽ hình
- 2 cạnh của góc có đặc điểm gì?
- GV giới thiệu góc xOy là góc bẹt.
- Thế nào là góc bẹt?
HS:thảo luận cặp đôi,đại diện trả lời.
GV:chốt kiến thức.
- Làm ,?, SGK
- Nêu hình ảnh thực tế của góc, góc bẹt?
- Làm bài tập 6 SGK
- Điền vào chỗ trống :
Hoạt động 3:Vẽ góc.
GV: Muốn vẽ góc ta cần vẽ các yếu tố nào?
HS:trả lời miệng:vẽ đỉnh và hai cạnh của nó.
GV:yêu cầu Vẽ hai tia chung gốc và đặt tên cho góc.
Hs:1 hs lên bảng vẽ,dưới lớp vẽ hình vào vở.
- GV : Trong trường hợp có nhiều góc chung đỉnh, để phân biệt các góc người ta vẽ thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ để nối hai cạnh của góc.
- GV minh họa trên hình
Hoạt động 4:Điểm nằm bên trong góc
- Quan sát hình 6 và cho biết khi nào điểm M nằm trong góc xOy
- GV nhận xét và chốt lại.
1. Góc
*Đn(sgk)
- Góc xOy : kí hiệu
- Đỉnh O, cạnh Ox và Oy
2. Góc bẹt
*Đn(sgk)
- HS làm ,?
Bài tập 6 SGK
a) góc xOy ;
đỉnh O; cạnh Ox và Oy
b) S ; ST và SR
c) góc có hai cạnh là hai tia đối nhau
3. Vẽ góc.
4. Điểm nằm bên trong góc
Khi tia OM nằm giữa tia Oxvà tia Oy thì điểm M nằm trong góc xOy.
4. Củng cố
- Nêu các kiến thức trọng tâm của bài
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài
- Yêu cầu HS làm bài 8. SGK
Có tất cả ba góc là
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài nắm vững các khái niệm và cách vẽ.
- Làm các bài tập 7, 9, 10 SGK – Tr 75
- Đọc và nghiên cứu trước bài: Số đo góc
Hết tuần 21 Ngày 6 tháng 1 năm 2018
Ban giám hiệu
Tổ trưởng
***************************
Tuần 22 Ngày soạn:12/1/2018
Tiết 19 Ngày dạy: 20/1/2018
SỐ ĐO GÓC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Công nhận mỗi góc có một số đo xác định. Số đo góc bẹt là 1800
- Nắm vững định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.
2. Kĩ năng.
- Biết đo góc bằng thước đo góc
- Biết so sánh hai góc
3. Thái độ.
- Có ý thức đo góc cẩn thận, chính xác.
4. Năng lực tư duy : Năng lực tư duy, sáng tạo, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
- GV: thước thẳng, thước đo góc,ê ke phấn màu.
- HS: thước thẳng,thước đo góc,ê ke đọc trước bài mới
III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
HS1: Nêu định nghĩa góc. Vẽ góc bất kì, đặt tên và viết bằng kí hiệu, nêu
các yếu tố của góc.
HS2: Góc bẹt là gì ? Làm bài tập 8 SGK
GV:Nhận xét,cho điểm
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Đo góc.
- GV :Yêu cầu Hs quan sát hình 9/sgk/76
?:Nêu hình dạng ,đặc điểm của thước đo góc.
-Hs:thảo luận theo nhóm bàn,trả lời.
GV:Cùng hs chỉ vào thước đo góc,nêu lại các đặc điểm của thước đo góc.
- GV:Yêu cầu HS vẽ một góc bất kì và dùng thước đo xác định số đo của góc.
Hs:dưới lớp vẽ vào vở,1 hs lên bảng vẽ.
? Nói cách đo góc?
?Góc bẹt có số đo bằng bao nhiêu độ ?
- Nêu nhận xét trong SGK
? Vì sao các số đo từ 00 đến 1800 được ghi trên thước đo góc theo hai chiều ngược nhau ?
Hs:để tiện cho việc đo góc.
- GV nhận xét và chốt lại.
GV:Yêu hs làm ?1
HS :tiến hành đo và báo cáo kết quả.
Hoạt động 2:So sánh hai góc.
? Hai đoạn thẳng bằng nhau khi nào
? Tương tư, theo em khi nào hai góc bằng nhau
HS:Ta so sánh 2 góc bằng cách so sánh các số đo của chúng.
? Vậy để so sánh 2 góc ta căn cứ vào đâu.
Hs:Trả lời
- GV nhận xét và chốt lại
- Từ hình 14,15 GV giới thiệu các kí hiệu
- Cho HS làm ?2
- HS tiến hành đo và báo cáo kết quả.
Hoạt động 3:Góc vuông,góc nhon,góc tù.
GV: Dùng Êke vẽ một góc vuông.
?Số đo của góc vừa vẽ là bao nhiêu độ?
Hs:lên bảng đo
- GV giới thiệu góc vừa vẽ là góc vuông
?Thế nào là góc vuông ?
Hs:trả lời
- GV: Dùng thước vẽ một góc nhọn. Số đo của là bao nhiêu độ ?
Hs:lên bảng đo
- GV giới thiệu góc vừa vẽ là góc nhọn.
- Thế nào là góc nhọn ?
-GV: Dùng thước vẽ một góc tù. Số đo của góc tù là bao nhiêu độ ?
HS:lên bảng đo
- Thế nào là góc tù ?
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại định nghĩa góc vuông,góc nhọn,góc tù
1. Đo góc
Số đo của góc xOy là ... . Ta viết = ......
* Nhận xét: SGK
* Chú ý: SGK
1o=60’ ;1’=60’’
?1
2. So sánh hai góc
= = ....
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12480313.doc