Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 3

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết có một và chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

- Biết các khái niệm hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song với nhau.

2. Kỹ năng

- Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm cho trước.

- Rèn kỹ năng nhận biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng.

- Rèn kỹ năng vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua hai điểm .

II. CHUẨN BỊ:

• GV: Giáo án, SGK.

• HS: Vở ghi, thước thẳng, SGK.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29.8.2018 Tuần: 3 Ngày dạy: 03.9.2018 Tiết: 7 LuyÖn tËp I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Giải được các bài tập về phép tính cộng, nhân với các số tự nhiên - Biết vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp. Phân phối phép nhân đối với phép cộng trong tính toán. 2. Kỹ năng - Biết cách tính nhẩm, nhanh một cách hợp lý. - Rèn luyện kỹ năng tính chính xác khi thực hiện phép tính II. CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án, bảng phụ - HS: N P Q = Vở ghi, SGK III. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Nêu tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân? Cho ví dụ 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV: coi x - 34 là a, thì ta tính x - 34 như thế nào? => x? - GV: coi x - 16 là a, thì ta tính x - 16 như thế nào? => x? HS lên bảng tính HS tính 1) Bài 30 GSK/17 Tìm số tự nhiên x, biết a) ( x - 34 ).15 = 0 x - 34 = 0 ⇒ x = 34 b) 18.(x - 16) = 18 x - 16 = 18:18 ⇒ x - 16 = 1 ⇒ x = 17 - GV: cho 2 HS lên bảng làm phần a và b - GV: gợi ý câu c: có thể tính tổng này như thế nào? ? có nhận xét gì về tổng số hạng đầu và cuối ? - HS: lên bảng trình bày - HS: kết hợp số hạng đầu với số hạng cuối có: Tổng bằng 50 - HS: tính kết quả 2) Bài tập 31 SGK/17 a) 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 65) + (360+40) = 200 + 400 = 600 b) 463 + 318 + 137 + 22 = (463 + 137) + (318 + 22) = 600 + 340 = 940 c) 20 + 21 + 22 +....+ 29 + 30 = (20+30) + (21+29) + (22+28) + (23+27) + (24+26) + 25 = 5.50 + 25 = 275 - GV: hướng dẫn HS cách tính tổng : 97 + 19 như mẫu SGK/17 - 2 HS lên bảng tính 3) Bài 32 SGK/17 a) 996 + 45 = 996 + (4 + 41) = (996 + 4)+ 41 = 1000 + 41 = 1041 b) 37 + 198 = (2 + 35)+198 = (2 + 198) + 35 = 200 + 35 = 235 -GV: không tính kết quả, tìm các tích bàng nhau? Vì sao? - 2 HS: lên bảng thực hiện 4) Bài 35 SGK/19 15.2.6 = 5.3.12 = 15.3.4 (đều bằng 15.12) 4.4.9 = 8.18 = 8.2.9 (đều bằng 16.9 hoặc 8.18) 4. Củng cố: Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi SGK/18 5. Dặn dò: làm bài tập 36-38 SGK/20 IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 31.8.2018 Tuần: 3 Ngày dạy: 05.9.2018 Tiết: 8 LuyÖn tËp (tiÕp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Tiếp tục củng cố kiến thức qua các bài tập về phép tính cộng, nhân với các số tự nhiên. - Biết sử dụng thành thạo các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải các bài tập. 2. Kỹ năng - Rèn luyện giải các bài tập tính nhân có vận dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân. - Rèn luyện kỹ năng tính chính xác khi thực hiện phép tính. II. CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án, bảng phụ - HS: N P Q = Vở ghi, SGK III. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Nêu tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân? Cho ví dụ 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV : để tìm được các tích bằng nhau ta cần căn cứ vào điều gì? - GV: ta tìm 2 tích bằng nhau như thế nào? - GV: hướng dẫn HS + Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng - HS : căn cứ vào các thừa số có trong mỗi tích - HS: phân tích mỗi số ra thành tích các thừa số - HS: nêu cách tính - 2 HS: lên bảng làm 1) Bài 36 SGK/20 a) Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân * 15.4 = 15.(2. 2)= (15.2).2 = 60 * 25.12=25.(4.3)= (25.4).3 = 300 *125.6=125.(2.3)=(125.2).3=750 b) Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng * 25.12 = 25.(10 + 2) = 25.10 + 25. 2 = 250 + 50 = 300 * 47. 101 = 47.(100 + 1) = 4700 + 47 = 4747 - GV: giới thiệu tính chất a(b - c) = a.b - a.c - GV: chia HS làm việc theo nhóm - GVHD: các nhóm trình bày bài - GV: nhận xét kết quả - HS: áp dụng t/c a(b - c) = a.b - a.c - HS tự chia nhóm - Nhóm 1; 2 làm ý a - Nhóm 3 làm ý b - Nhóm 4 làm ý c - Các nhóm tự nhận xét kết quả 2) Bài 37 SGK/20 * 16.19 = 16.(20 -1) = 16. 20 - 16. 1 = 320 - 16 = 304 * 46.99 = 46.(100 - 1) = 4600 - 46 = 4554 * 35.98 = 35.(100 - 2) = 3500 - 70 = 3430 - GV: hướng dẫn HS sử dụng máy cầm tay và dùng máy tính để tính. - HS tính và đọc kết quả 3) Bài 38 SGK/20 375. 376 = 141000 624. 625 = 390000 13. 81. 215 = 226395 4. Củng cố: tính chất của phép nhân đối với phép cộng. 5. Dặn dò: đọc trước bài phép trừ và phép chia IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 01.9.2018 Tuần: 3 Ngày dạy: 07.9.2018 Tiết: 9 phÐp trõ vµ phÐp chia I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết được các phép tính trừ, chia với các số tự nhiên. - Biết được tính chất phép chia hết và phép chia có dư. 2. Kỹ năng - Biết làm được các phép tính trừ, phép chia có dư trong trường hợp số chia không quá ba chữ số. - Hiểu được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một vài bài toán thực tế. II. CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án, bảng phụ - HS: N P Q = Vở ghi, SGK III. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV : phép trừ được ký hiệu như thế nào ? - GV: giới thiệu về hiệu, cách gọi tên a, b, c - GV: tìm x sao cho a) 2 + x = 5 b) x + 5 = 5 c) 6 + x = 5 => tổng quát - GV: giới thiệu phép trừ trên tia số - GV: yêu cầu HS thực hiện ?1 - GV: điều kiện để phép trừ thực hiện được là gì ? - HS: ký hiệu " - " - HS: nghe và quan sát - HS: trả lời a) x = 3; b) x = 0 c) Không có x thoả mãn số bị trừ ≥ số trừ - HS: làm ?1 - HS: điều kiện để phép trừ thực hiện được là: Số bị trừ ≥ Số trừ 1. Phép trừ hai số tự nhiên Dùng dấu “ - ” để chỉ phép trừ a - b = c (Số bị trừ) - (Số trừ) = (Hiệu) a) VD: + Với hai số tự nhiên 5, 2 có số tự nhiên x mà 2+x=5(vì 2+ 3 =5) + Với hai số tự nhiên 5, 6 không có số tự nhiên x nào mà 6 + x= 5 b) Tổng quát SGK/21 c) Lưu ý: a) a - a = 0; b) a - 0 = a c) Điều kiện để có hiệu a - b là a ≥ b - GV: tìm số tự nhiên x sao cho a) 3. x = 12 b) 0. x = 12 c) 5.x = 12 - GV: nêu tổng quát phép chia hết và nên tên gọi của a, b, c trong phép chia là gì? - GV: điều kiện để có phép chia là gì ? - GV: yêu cầu thực hiện ?2 - GV: VD về phép chia có dư? Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư ta làm như thế nào? - GV: nếu gọi số bị chia là a; số chia là b, thương là q, số dư là r thì viết công thức biểu thị quan hệ giữa a, b, q, r? - GV: số dư cần có điều kiện gì? - GV: hs thực hiện ?3 - HS: trả lời x = 12: 3 = 4 Không tồn tại x x = 12 : 5 = 2 dư 2 (cho hai số tự nhiên 12, 5 không có số tự nhiên x nào để 5.x = 12) - HS: trả lời - HS: số chia khác 0 - HS: làm ?2 - HS: tìm VD - HS: số chia nhân thương cộng dư - HS: trả lời → a = b. q + r và 0 ≤ r < b - HS: làm theo nhóm ?3 Các nhóm đọc KQ 2. Phép chia hết và phép chia có dư a) Phép chia hết * VD: Với 2 số tự nhiên 12, 3 có số tự nhiên x mà 3.x =12 (vì 3.4 = 12) * Tổng quát: SGK/21 a : b = c (Số bị chia) : (Số chia) = (Thương) * Lưu ý: * 0 : a =0(a≠0); * a:a = 1(a≠0); * a : 1 = a b) Phép chia có dư * VD: Phép chia 14 cho 3 là phép chia có dư: 14 chia cho 3 được 4 dư 2. Ta có: 14 = 3 . 4 + 2 (Số bị chia) = (Số chia) . (Thương) + (Số dư) * Tổng quát: Cho hai số tự nhiên a và b, trong đó b ≠0, ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r duy nhất sao cho a = b.q + r trong đó 0 ≤ r < b Nếu r = 0 ta có phép chia hết Nếu r ≠0 ta có phép chia có dư 4. Củng cố: Bảng tóm tắt về phép trừ và phép chia SGK/22 5. Dặn dò: Học và làm bài tập 44, 45, 47 SGK/24 IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 01.9.2018 Tuần: 3 Ngày dạy: 08.9.2018 Tiết: 3 ®­êng th¼ng ®i qua hai ®iÓm I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết có một và chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. - Biết các khái niệm hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song với nhau. 2. Kỹ năng - Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm cho trước. - Rèn kỹ năng nhận biết vị trí tương đối của hai đường thẳng trên mặt phẳng. - Rèn kỹ năng vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua hai điểm . II. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, SGK. HS: Vở ghi, thước thẳng, SGK. III. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: Thế nào là ba điểm thẳng hàng? ba điểm không thẳng hàng? Vẽ hình từng trường hợp? 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV : vẽ đường thẳng d đi qua điểm A - Có thể vẽ đường thẳng khác đi qua điểm A không? Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua điểm A . - Cho thêm điểm B khác A.Hãy vẽ đường thẳng đi qua A và B? Vẽ được mấy đường thẳng như thế? - GV: có một và chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm A ,B - HSvẽ hình trên bảng - HStrả lời - HS nhận xét 1. Vẽ đường thẳng Xem SGK/107 Nhận xét : Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B. - GV: trình bày cách gọi tên đường thẳng ở hình 16, 17 SGK - Đường thẳng xác định bởi hai điểm nên ta lấy tên hai điểm đó đặt tên cho đường thẳng. - HS: yêu cầu HS trả lời ?1: Nếu đường thẳng chứa ba điểm A,B ,C thì gọi tên đường thẳng đó như thế nào ? - HS: làm bài tập 15 SGK/109 - Học sinh trả lời - Các cách gọi tên đường thẳng đó: Đường thẳng AB, BA, AC, CA, BC, CB 2. Tên đường thẳng Ta có thể gọi tên đường thẳng bằng cách gọi tên hai điểm thuộc đường thẳng đó Ví dụ : B A · · Đường thẳng AB hay đường thẳng BA Hoặc cũng có thể gọi tên đường thẳng bằng hai chữ thường x y Đường thẳng xy hoặc đường thẳng yx - GV: nhìn hình vẽ gọi tên hai đường thẳng? + Hai đường thẳng đó có điểm nào chung? + Có mấy điểm chung ? * Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau và điểm chung đó gọi là giao điểm của hai đường thẳng. - Hai đường thẳng không có điểm chung nào (dù có kéo dài mãi về hai phía) gọi là hai đường thẳng song song - HS trả lời + Đường thẳng AB và đường thẳng AC + Hai đường thẳng đó có điểm A chung + Chỉ có một điểm chung . - Hai đường thẳng có hai điểm chung thì chúng trùng nhau (có một đường thẳng đi qua hai điểm, nếu có đường thẳng thứ hai đi qua điểm đó thì chúng phải trùng nhau) hình 18 SGK 3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song - Hai đường thẳng AB và AC chỉ có một điểm chung A Ta nói chúng cắt nhau và A gọi là giao điểm của hai đường thẳng đó . - Hai đường thẳng xy và zt không có điểm nào chung ta nói chúng song song Chú ý: - Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt. - Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có điểm chung nào (song song) 4. Củng cố: Bài tập 16 SGK/109 5. Dặn dò: Học, làm bài tập 17-21 SGK/109-110 IV. Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12410259.doc