I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết liên hệ ứng dụng ba điểm thẳng hàng vào thực tế để trồng cây thẳng hàng hoặc cắm cọc hàng rào.
- Rèn luyện cho học sinh thực hiện thao tác nhanh, tính chính xác khi áp dụng vào thực tế.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện cách làm việc theo nhóm: kỷ luật, trật tự, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
• GV: Giáo án, SGK, sân bãi.
• HS: SGK, cọc tiêu, dây dọi.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định: Xếp hàng theo tổ, điểm danh.
2. Kiểm tra: Thế nào là ba điểm thẳng hàng?
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04.9.2018 Tuần: 4
Ngày dạy: 11.9.2018 Tiết: 10
LuyÖn tËp
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Giải được các bài tập về phép tính trừ, chia với các số tự nhiên.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia vào việc giải bài tập.
- Rèn luyện kỹ năng tính chính xác khi thực hiện phép tính.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, bảng phụ
- HS:
N
P
.2 .0
.3 .1
Q
=
Vở ghi, SGK
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: HS 1: Nêu tổng quát về phép trừ hai số tự nhiên; Phép chia hết?
HS 2: Tìm số tự nhiện x sao cho a) x : 13 = 41; b) 7x - 8 = 713; c) 0 : x = 0
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV: hãy điền vào ô trống sao cho a = b.q + r ( 0 ≤ r <b)
- HS : làm việc theo nhóm bài 45 SGK/24
1) Bài 45 SGK/24
Điền vào ô trống sao cho
a = b.q + r với 0 ≤ r < b
a
392
278
357
360
420
b
28
13
21
14
35
q
41
21
17
25
12
r
0
5
0
10
0
- GV: trong phép chia số dư cần có điều kiện gì?
- GV: giới thiệu dạng tổng quát của + số chia hết cho 2: là 2k
+ chia cho 2 dư 1: là 2k +1
- HS: số dư có, đ.kiện : 0 ≤ r < b
- HS: tìm các số dư của số 3; 4; 5
- HS: đưa ra cách viết dạng tổng quát của
+ số chia hết cho 3
+ số chia cho 3 dư 1
+ số chia cho 3 dư 2
2) Bài tập 46 SGK/24
a) Trong phép chia cho 3, số dư có thể là: 0; 1; 2.
- Trong phép chia cho 4, số dư có thể là: 0; 1; 2; 3.
- Trong phép chia cho 5, số dư có thể là: 0; 1; 2; 3; 4.
b) Dạng tổng quát của phép chia hết cho 3 là 3k
- Dạng tổng quát của phép chia cho 3 dư 1 là 3k + 1
- Dạng tổng quát của phép chia cho 3 dư 2 là 3k + 2
- GV: coi x - 35 là số bị trừ thì ta tìm x như thế nào?
- Tìm x - 35
- Tìm x
- GV: tương tự như ý phần a, hs làm phần b và c
- GV: kết luận: Tìm x, ta cần tính từng bước, nhận xét xem x đang ở vị trí nào trong số bị trừ hay số trừ, .....
- HS: nghe GV hướng dẫn và tiến hành làm câu a
- HS: trình bày phần b, và c
+ Số bị trừ - Số trừ = Hiệu
+ Số bị trừ = ?
+ Số trừ = ?
3) Bài 47 SGK/24
a) ( x - 35 ) - 120 = 0
x - 35 = 120
x = 120 + 35
x = 155
b) 124 + ( 118 - x ) = 217
118 - x = 217 - 124
118 - x = 93
x = 118 - 93
x = 25
c) 156 - ( x + 61 ) = 82
x + 61 = 156 - 82
x + 61 = 74
x = 13
- GV: hướng dẫn VD mẫu SGK/24, thêm vào ở số hạng này, bớt đi ở số hạng kia cùng một số thích hợp.
- VD: 57+96 = (57 - 4 )+(96 + 4)
= 53 + 100 = 153
- 2HS: lên bảng thực hiện câu a, b
4) Bài 48 SGK/24
Tính nhẩm
a) 35 + 98 = (35 – 2) + (98 + 2) = 33 + 100 = 133
b) 46 + 29 = (46 - 1) + (29 + 1)
= 45 + 30 = 75
4. Củng cố: tổng quát phép chia có dư
5. Dặn dò: làm các bài tập 52-55 SGK/25
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 06.9.2018 Tuần: 4
Ngày dạy: 13.9.2018 Tiết: 11
LuyÖn tËp (tiÕp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Tiếp tục củng cố kiến thức qua các bài tập về phép tính trừ, chia với các số tự nhiên.
- Biết sử dụng thành thạo các tính chất của phép trừ và phép chia vào giải các bài tập.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia vào việc giải bài tập.
- Rèn luyện kỹ năng tính chính xác khi thực hiện phép tính.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, bảng phụ
- HS:
N
P
Q
=
Vở ghi, SGK
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Thực hiện phép tính HS 1: ( x - 47 ) - 115 = 0; HS 2: 315 + ( 146 - x ) = 401
x - 47 = 115 146 - x = 401 - 315
x = 162 x = 146 – 86 ⇒ x = 60
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV: HD nhân thừa số này và chia thừa kia cho cùng 1 số
- Chọn số nào cho phù hợp
- GV: tương tự như vậy đọc kỹ và nhẩm xem số bị chia và số chia nào thích hợp?
- GV: áp dụng t/c (a + b) : c = a : c + b : c (trường hợp chia hết)
- HS : nghe và chú ý để phân tích số, chọn số thích hợp .
- HS : trình bày ý kiến cho mỗi ý.
1) Bài 52 SGK/25
a) 14. 50 = (14 : 2).(50.2)
= 7. 100 = 700
16. 25 = (16 : 4).(25.4)
= 4 . 100 = 400
b) 2100 : 50 = (2100. 2) : (50. 2)
= 4200 : 100 = 42
1400 : 25 = (1400.4) : (25. 4)
= 5600: 100 = 56
c) 132:12 = (120 + 12) : 12
= 120:12 + 12:12 = 10 + 1 = 11
96 : 8 = ( 80 + 16 ) : 8
= 80:8 + 16:8 = 10 + 2 = 12
- GV: hướng dẫn bài toán thực tế
+ Muốn biết Tâm mua được bao nhiêu vở loại I ta làm như thế nào?
+ Muốn biết Tâm mua được bao nhiêu vở loại II ta làm như thế nào?
- GV: yêu cầu HS thực hiện phép chia
- HS: thực hiện phép chia
lấy 21000 : 2000?
- HS: thực hiện phép chia
Lấy 21000 : 1500
- HS: trả lời
2) Bài 53 SGK/25
a) Ta có :
21000 : 2000 = 10 dư 1000
Vậy Tâm mua được nhiều nhất 10 quyển vở loại I
b) Ta có:
21000 : 1500 = 14
Tâm mua nhiều nhất được 14 quyển vở loại II
- GV: nêu công thức tính v, tính vận tốc của ôtô đó?
- GV: trên hình chữ nhật khi biết diện tích, chiều rộng thì chiều dài tính như thế nào? Vì sao?
- HS: v = s/t
- HS: chiều dài = diện tích : rộng
Áp dụng tính.
3) Bài 55 SGK/25
+ Vận tốc của ô tô là
288 : 6 = 48 (km/h)
+ Chiều dài miếng đất hình chữ nhật là :
1530 : 34 = 45 ( m)
4. Củng cố: từng phần
5. Dặn dò: Xem bài Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 07.9.2018 Tuần: 4
Ngày dạy: 14.9.2018 Tiết: 12
Lòy thõa víi sè mò tù nhiªn
Nh©n hai lòy thõa cïng c¬ sè
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số, số mũ.
- Thực hiện được các phép nhân các luỹ thừa cùng cơ số.
- Biết được công thức nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số (với số mũ tự nhiên).
2. Kỹ năng
- Biết dùng lũy thừa để viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau.
- Rèn kỹ năng vận dụng các phân tích và nắm được vị trí của các thành phần.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, bảng phụ
- HS:
N
P
Q
=
Vở ghi, SGK
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Viết các tổng sau thành tích :
a) 5 + 5 + 5 + 5 = ? đáp án: 5 . 4 ; b) a + a + a + a = ? đáp án: a . 4
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV đặt vấn đề: Tổng nhiều số hạng bằng nhau ta có thể viết gọn thành tích. Còn tích các thừa số bằng nhau ta có thể viết gọn như thế nào?
- GV: nêu VD, phân tích như SGK
- Lũy thừa bậc 3 của 2 là tích của 3 thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng 2
- Lũy thừa bậc 4 của a là tích của 4 thừa sô bằng nhau, mỗi thừa số bằng a
- Lũy thừa bậc n của a là gì ?
- GV: giới thiệu định nghĩa
- GV: yêu cầu thực hiện ?1
- GV : đưa ra chú ý và quy ước.
- HS: quan sát VD
- HS: chú ý cách đọc một lũy thừa
- HS: chú ý nghe và ghi bài, nắm vững các thành phần của lũy thừa
- HS: thực hiện theo nhóm ?1
Lũy thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị của lũy thừa
72
7
2
49
23
2
3
8
34
3
4
81
1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
a) VD: 2.2.2 = 23; a.a.a.a = a4
Ta gọi: 23 ; a4 là một lũy thừa
a4 đọc là : a mũ bốn hoặc
a lũy thừa bốn hoặc
lũy thừa bậc bốn của a
b) Định nghĩa : SGK/ 26
a: gọi là cơ số
b: gọi là số mũ
Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa.
* Chú ý:
a2 : gọi là a bình phương
a3 : gọi là a lập phương
Quy ước: a1 = a
- GV: viết tích của hai luỹ thừa sau thành 1 luỹ thừa 23.22 =?; a4.a3 =?
- GV: qua VD trên muốn nhân 2 luỹ thừa cùng cơ số ta là như thế nào?
- GV: nêu chú ý
- GV: áp dụng công thức tổng quát hãy trả lời ?2
- HS: dựa vào định nghĩa để viết
- HS: ta giữa nguyên cơ số, cộng các số mũ với nhau.
- HS: thực hiện .
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
a) VD:
23.22 = ( 2.2.2).(2.2) = 25 (=23+2)
a4.a3 =( a.a.a.a).(a.a.a)= a7(=24+3)
b) Tổng quát
am. an = am + n
* Chú ý: Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ
4. Củng cố: Nhân hai lũy thừa cùng cơ số; bài tập 56 SGK/27: a) 5.5.5.5.5.5 = 56; b) 6.6.6.3.2 = 64
c) 2.2.2.3.3 = 23.32; d) 100.10.10.10 = 105
5. Dặn dò: Học, làm các bài tập 57, 60, 62, 63, 64 SGK/29
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 08.9.2018 Tuần: 4
Ngày dạy: 15.9.2018 Tiết: 4
Thùc hµnh: trång c©y th¼ng hµng
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết liên hệ ứng dụng ba điểm thẳng hàng vào thực tế để trồng cây thẳng hàng hoặc cắm cọc hàng rào.
- Rèn luyện cho học sinh thực hiện thao tác nhanh, tính chính xác khi áp dụng vào thực tế.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện cách làm việc theo nhóm: kỷ luật, trật tự, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, sân bãi.
HS: SGK, cọc tiêu, dây dọi.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định: Xếp hàng theo tổ, điểm danh.
2. Kiểm tra: Thế nào là ba điểm thẳng hàng?
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV: phân công thực hành theo tổ.
- Mỗi tổ chia nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh lần lượt thực hành .
- HS: tổ trưởng mỗi tổ phân công mỗi nhóm lần lượt thực hành.
1. Nhiệm vụ
a) Chôn các cọc hàng rào nằm giữa hai cột mốc A và B .
b) Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây A và B đã có bên lề đường
- GV: yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ như SGK/110
+ 3 cọc tiêu, mỗi cọc dài khoảng 1,5m. Thân cọc sơn hai màu xen kẻ để dẽ nhìn
+ Một dây dọi để kiểm tra cọc thẳng đứng ?
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS : mỗi nhóm chuẩn bị dụng như phân công.
- HS: kiểm tra đủ số lượng các dụng cụ và đạt yêu cầu
2. Chuẩn bị
Mỗi nhóm hai học sinh chuẩn bị
+ 3 cọc tiêu: những cây cọ bằng tre hoặc bằng gỗ dài khoảng 1,5m có một đầu nhọn. Thân cọc được sơn hai màu xen kẽ nhau để dễ nhìn thấy cọc từ xa.
- Một dây dọi để kiểm tra xem cọc tiêu có được đóng thẳng đứng với mặt đất không?
- GV: hướng dẫn thực hành theo 3 bước
+ Bước 1: cắm hai cọc tại hai điểm A và B
+ Bước 2: cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C
+ Bước 3: di chuyển cọc C và ngắm cọc A, sao cho che lấp hai cọc tiêu ở B và C
- Rút ra kết luận chung về ba điểm thẳng hàng.
- HS: thực hiện từng bước một
+ Bước 1 : 1 HS cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B (dùng dây dọi kiểm tra thật thẳng đứng )
- Bước 2 : Em thứ 1 đứng ở A , em thứ 2 cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C (khoảng giữa A và B)
- Bước 3 : Em thứ 1 ra hiệu để em thứ 2 điều chỉnh vị trí cọc tiêu cho đến khi em thứ 1 thấy cọc tiêu A che lấp hai cọc tiêu ở B và C . Khi đó 3 điểm A , B , C thẳng hàng .
3. Hướng dẫn cách làm
- Bước 1: Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B
- Bước 2: Em thứ nhất đứng ở A, em thứ hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C
- Bước 3: Em thứ nhất ra hiệu để em thứ hai điều chỉnh vị trí cọc tiêu cho đến khi em thứ nhất thấy cọc tiêu A (chỗ mình đứng) che lấp hai cọc tiêu ở B và C. Khi đó ba điểm A, B, C thẳng hàng.
4. Củng cố: Thế nào là ba điểm thẳng hàng và mối quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng
5. Dặn dò: Đọc trước bài Tia SGK/111
IV. Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12410260.doc