Giáo án môn Tập đọc lớp 2 - Tuần 26 - Tiết: Tôm càng và cá con

 Tìm hiểu bài

- Gọi 1 HSKG đọc lại đoạn 1, 2.

- Tôm Càng đang làm gì dưới đáy sông?

- Khi đó cậu ta gặp một con vật có hình dáng như thế nào?

- Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào?

 

docx3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2886 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tập đọc lớp 2 - Tuần 26 - Tiết: Tôm càng và cá con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 12 tháng 3 năm 2018 TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I. Mục tiêu - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trồi chảy toàn bài. - Hiểu ND : Cá con và tôm càng đều có tài riêng. Tôm cứu bạn qua khỏi cơn nguy hiểm .Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít (trả lời được các CH1, 2, 3, 5) * GDKNS : Tự nhận thức : khả năng và tài của bản thân. - Xác định giá trị văn bản (Cá con và tôm càng đều có tài riêng. Tôm cứu bạn qua khỏi cơn nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít). - Ra quyết định (Tôm càng quyết định búng Cá Con vào sau vách đá để tránh được con vật dữ tơn, Tôm Càng và Cá Con quyết định kết bạn thân với nhau). - Thể hiện sự tự tin ở bản thân mình (Cá Con rất tự tin vào tài của mình; Tôm Càng cũng rất tự tin vào tài búng của mình). II. Phương tiện, phương pháp dạy học: - Tranh giống như trong SGK., bảng phụ. - Phương pháp quan sát và thực hành. III. Tiến trình dạy học: Tiết 1 TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1’ 3’ 27’ A. Mở đầu 1. Ổn định tổ chức : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng bài " Bé nhìn biển” - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét, đánh giá. B. Các hoạt động dạy học 1. Khám phá: - Yêu cầu hs quan sát tranh trong SGK. - Bức tranh vẽ gì? - Các em ạ, Tôm Càng và Cá Con đã kết bạn thân với nhau từ một câu chuyện vô cùng lí thú. Câu chuyện đó xảy ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung câu chuyện. 2. Kết nối : 2.1. Luyện đọc a. GV đọc mẫu : - GV đọc mãu lần 1 (giọng kể thong thả nhẹ nhàng ở đoạn 1, hồi hộp căng thẳng ở đoạn 2, giọng tự hào cảu Cá Con ở đoạn 3). b. Hướng dẫn HS đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó. - Luyện đọc câu. - Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc mỗi em một câu. - Đọc thầm cả bài tìm những từ khó đọc trong bài. - GV viết lên bảng, hướng dẫn học sinh đọc. - Luyện đọc đoạn : - Bài chia ra làm mấy đoạn? - Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc mỗi em một đoạn. - Tìm câu văn dài khó đọc? - GV đưa bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn, đọc mẫu.( Hướng dẫn giọng đọc). - Gọi hs đọc nối tiếp đoạn lần 2. - Đọc chú giải. GV giúp HS hiểu nghĩa của từ. - Luyện đọc đoạn trong nhóm. - Yêu cầu hs luyện đọc theo nhóm 2. - Các nhóm đọc. - Đọc đồng thanh. - Cả lớp hát. - 3 HS đọc thuộc lòng bài trước lớp, trả lời câu hỏi trong bài. - Nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh trong SGK. - Tranh vẽ cảnh Tôm Càng và Cá Con cùng với một con cá to và rất dữ tơn. - Lắng nghe, nắm yêu cầu của tiết học. - HS theo dõi SGK. - HS nối tiếp nhau đọc theo hàng ngang. - HS đọc và nêu : tập búng càng, thân dẹt, vẩy bạc, tròn xoe, lượn nhẹ nhàng, nắc nỏm khen, quẹo trái, phục lăn, xuýt xoa. - HS luyện đọc cá nhân. - Bài có 3 đoạn. - 3 hs đọc bài, cả lớp đọc thầm. - HS nêu : + Nói rồi,, / Cá Con lao về phía trước, / đuôi ngoắt sang trái. // Vút cái, / nó đã quẹo phải. // Bơi một lát, / Cá Con lại uốn đuôi sang phải. // Thoắt cái, / nó lại quẹo trái. // Tôm Càng thấy vậy phục lăn. // - HS lắng nghe gv hướng dẫn. - 3 hs khác luyện đọc. - 1 hs đọc từ chú giải : búng càng, nhìn (trân trân), nắc nỏm khen, mái chèo, bánh lái. - HS luyện đọc bài theo nhóm. - Đại diện 3 nhóm đọc trước lớp. - Cả lớp đọc bài. Tiết 2 TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 18’ 12’ 5’ b. Tìm hiểu bài - Gọi 1 HSKG đọc lại đoạn 1, 2. - Tôm Càng đang làm gì dưới đáy sông? - Khi đó cậu ta gặp một con vật có hình dáng như thế nào? - Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào? - Đuôi của Cá Con có ích lợi gì? - Tìm những từ ngữ cho thấy tài riêng của Cá Con. - Tôm Càng có thái độ như thế nào với Cá Con? - Gọi HS đọc lại phần còn lại. - Khi Cá Con đang bơi thì có việc gì xảy ra? - Hãy kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con. - Yêu cầu HS đọc thầm câu hỏi: - Tôm Càng có gì đáng khen? - GV kết luận về Tôm Càng. - Câu chuyện nói lên điều gì về Tôm Càng và Cá Con? 3. Thực hành : - Yêu cầu hs luyện đọc lại theo cá nhân, nhóm, tổ. - Nhận xét, đánh giá. - HS luyện đọc phân vai. C. kết luận - Em thích nhân vật nào trong chuyện vì sao? - Em học tập ở Tôm Càng đức tính gì? - Yêu cầu HS liên hệ trong thực tế việc giúp đỡ nhau khi bạn gặp nguy hiểm, khó khăn. - Nhận xét giờ học. Khen một số HS có ý thức học tập tốt. - 1 HSKG đọc đoạn 1, 2, cả lớp đọc thầm theo. - Tôm Càng đang tập búng Càng. - Con vật thân dẹt, trên đầu cói hai mắt tròn xoe , người phủ một lớp vảy bạc óng ánh. - Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và lời tự giới thiệu mình : “ Chào bạn, tôi là Cá Con. Chúng tôi cùng sống dưới nước như họ nhà Tôm các bạn”. - Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo, vừa là bánh lái. - Lượn nhẹ nhàng, ngoắt sang trái, vút cái, quẹo phỉa, quẹo trái, uốn đuôi. - Tôm Càng nắc nỏm khen, phục lăn. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo. - Tôm Càng thấy một con cá to, mắt đỏ ngầu, Cá Con lao tới. - Tôm Càng búng càng, vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ. - HS đọc thầm. - Tôm Càng rất dũng cảm. / Tôm Càng lo lắng cho bạn. / Tôm Càng rất thông minh. - ND: Tôm Càng và Cá Con đều có tài riêng. Tôm Càng cứu Cá Con. Đôi bạn trở lên thân thiết hơn. - Lần lượt một số nhóm lên đọc. - 3 HS tạo thành 1 nhóm đọc phân vai. - HS tự nêu và giải thích. - Dũng cảm, dám liều mình cứu bạn. - HS liên hệ. - Lắng nghe, tuyên dương bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 26 Tom Cang va Ca Con_12314727.docx
Tài liệu liên quan