Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 phân môn Tập đọc - Tuần 4 đến tuần 10

 I. MỤC TIÊU :

- Đọc rành mạch, trôi chảy; Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện .

- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa,)

- KNS: + Giao tiếp: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

+ Thể hiện sự cảm thông.

+ Xác định giá trị.

- Giáo dục HS lòng yêu thương kính trọng ông bà, cha, mẹ.

 II. CHUẨN BỊ:

 Tranh minh học bài đọc trong SGK

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU :

 

doc26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4 phân môn Tập đọc - Tuần 4 đến tuần 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không nảy mầm. - Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm khác mọi người, Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được. -Chôm dũng cảm dám nói lên sự thật, không sợ bị trừng phạt. -Mọi người sững sờ ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật, sẽ bị trừng phạt. -Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung. - Vì người trung thực thích nghe nói thật, nhờ đó làm được nhiều việc có lợi cho dân cho nước. Vì người trung thực dám bảo vệ sự thực, bảo vệ người tốt - HS đọc nối tiếp cả bài -HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố - Dặn dò: -Câu truyện này muốn nói với em điều gì? (Trung thực là đức tính quý nhất của con người) -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị : Gà Trống và Cáo. Ngày dạy: 19/9/2012 Tiết 10 GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU : - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm môyj đoạn thơ lục bát với giọng vui dí dỏm. - Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của xấu như Cáo. (trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng) - GD HS luôn đề phòng ,cảnh giác những kẻ ác. II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ chép sẵn đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU: 1. Ổn định: 2. Bài mới : Hoạt động của thầy & trò Nội dung a. Giới thiệu bài: b.Luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: -GV yêu cầu 3HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: Mười sáu dòng đầu. +Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo. +Đoạn 3: Bốn dòng cuối. +Kết hợp giải nghĩa từ: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, rày, thiệt hơn. - GV hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ VD:Nhác trơng/vắt vẻo trên cành. Một anh gà trống/tinh ranh lõi đời. - GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng vui, dí dỏm, thể hiện đúng tâm trạng và tính cách nhân vật. Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. -GV tổ chức cho các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Gà Trống đứng ở đâu? Cáo đứng ở đâu? -Cáo đã làm gì để dụ gà trống xuống đất? -Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt ? -Vì sao Gà Trống không nghe lời Cáo? -Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ? -Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời gà nói? Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao? -Theo em, Gà thông minh ở điểm nào? -Bài thơ khuyên ta điều gì? c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ: - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn một và đoạn hai trong bài. - GV đọc mẫu - GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn. -3Học sinh đọc tiếp nối bài thơ. -Học sinh đọc lượt 2 - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài -Các nhóm đọc thầm. -Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. -HS đọc đoạn 1 . -Gà Trống đậu vắt vẻo trên cành cây cao. Cáo đứng dưới gốc cây. - Cáo đon đả mời Gà xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới: từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống đểCáo hôn Gà bày tỏ tình thân. - Đó là tin Cáo bịa ra nhằm dụ Gà Trống xuống đất, ăn thịt. -Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo : muốn ăn thịt gà. -Cáo rất sợ chó săn. Tung tin có cặp chó săn đang chạy đến loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ, phải bỏ chạy , lộ mưu gian. -Cáo khiếp sợ hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy. Gà khoái chí cười vì Cáo chẳng làm gì được mình, còn bị mình lừa phải phát khiếp. - Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo, mừng khi nghe thông báo của Cáo. Sau đó, báo lại cho Cáo biết chó săn cũng đang chạy đến để loan tin vui, làm Cáo phải khiếp sợ quắp đuôi co cẳng chạy. -Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào. -HS nối tiếp nhau đọc cả bài -HS đọc diễn cảm đoạn 1 và 2 -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm. -HS đọc thuộc lịng theo cặp - Thi đọc thuộc lịng giữa các tổ 3. Củng cố - Dặn dò: -Em hãy nhận xét về nhân vật Cáo và Gà Trống . -Nhận xét tiết học. -Học thuộc lòng bài thơ ở nhà. -Chuẩn bị: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca. Tuần 6 Ngày dạy: 24/9/2012 Tiết 11 NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA I. MỤC TIÊU : - Đọc rành mạch, trôi chảy; Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện . - Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa,) - KNS: + Giao tiếp: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp. + Thể hiện sự cảm thông. + Xác định giá trị. - Giáo dục HS lòng yêu thương kính trọng ông bà, cha, mẹ. II. CHUẨN BỊ: Tranh minh học bài đọc trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU : 1. Ổn định: 2. Bài mới : Hoạt động của thầy & trò Nội dung a. Giới thiệu bài: Nỗi dằn vặn của An-đrây-ca. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. Luyện đọc: -GV hướng dẫn HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Đoạn 1: từ đầu đến mang về nhà. +Đoạn 2: phần còn lại. - GV đọc diễn cảm bài với giọng trầm buồn, xúc động. Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: - Các nhóm luyện đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi. -Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? -Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của An-đrây-ca thế nào? -An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? -Các nhóm luyện đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. -Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc mang về nhà? -An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? -Câu chuyện cho thấy cậu bé An-đrây-ca là người như thế nào? c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV tổ chức cho HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Bước vào phòng ra khỏi nhà ” - GV đọc mẫu - HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài -Học sinh đọc 2-3 lượt. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. -1Học sinh đọc phần chú giải. -Các nhóm đọc thầm. -Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. -HS đọc đoạn 1. -Lúc đó em 9 tuổi, sống cùng ông và mẹ. Ơng đang ốm rất nặng. - An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay. -An-đrây-ca được các bạn chơi bóng đá rủ nhập cuộc . Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau đó em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về. -An-đrây-ca thấy mẹ khóc nấc lên. Ông đã qua đời. - An-đrây-ca khóc. Bạn nghĩ rằng mình vì mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết . An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi, bảo An-đrây-ca không có lỗi nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm bạn khóc nức nở dưới cây táo do ông trồng. Mãi khi lớn bạn vẫn tự dằn vặt mình. -An-đrây-ca rất yêu thương ông, không tha thứ cho mình. An-đrây-ca có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của mình. - HS nối tiếp nhau đọc cả bài -Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm - 4HS đọc diễn cảm theo vai. -Một vài HS thi đọc diễn cảm 3. Củng cố - Dặn dò: - Em hãy đặt tên khác cho truyện. (Chú bé trung thực, chú bé dũng cảm, tự trách mình ) -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị: Chị em tôi Ngày dạy: 26/9/2012 Tiết 12 CHỊ EM TÔI I. MỤC TIÊU : - Đọc rành mạch, trôi chảy; Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa : Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình . (Trả lời các CH trong SGK) - KNS: + Tự nhận thức về bản thân + Thể hiện sự cảm thông. + Xác định giá trị. + Lắng nghe tích cực - GDHS không nói dối. II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh học bài đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU : 1. Ổn định: 2. Bài mới : Hoạt động của thầy & trò Nội dung a. Giới thiệu bài: Chị em tôi b.Luyện đọc và tìm hiểu bài. Luyện đọc: - GV tổ chức cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài +Đoạn 1: từ đầu đến tặc lưỡi cho qua. +Đoạn 2: tiếp theo cho đến cho nên người. +Đoạn 3: phần còn lại. +Kết hợp giải nghĩa từ: tặc lưỡi, yên vị, giả bộ, im như phỗng, cuồng phong, ráng. - GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh,nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (tặc lưỡi, ngạc nhiên, giận dữ, thủng thẳng, giả bộ, sững sờ im như phỗng, cuồng phong) Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: * Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. -Cô chị xin phép ba đi đâu? -Cô có đi học nhóm thật không?Em đoán cô đi đâu? -Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy ? -Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận? -Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối? -Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ? - Cô chị đã thay đổi như thế nào? - Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? -Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - Cho HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài:Hai chị em về đến nhà .. học cho nên người. - GV đọc mẫu - GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. -Học sinh đọc 2lượt. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. -Các nhóm đọc thầm. -Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. -HS đọc đoạn 1 -Xin phép ba đi học nhóm. -Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đến nhà bạn, đi xem phim hay là cà ngoài đường - Nói dối nhiều lần, không biết lần nói dối này là lần thứ bao nhiêu. Cô nói được nhiều lần như vậy vì ba vẫn tin cô. - Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô đã quen nói dối. -Cô em bắt chước chị, cũng nói dối ba đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, vờ làm như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi học lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về. Bị chị mắng, em thủng thẳng đáp là em đi tập văn nghệ khiến chị càng tức hỏi: Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? Em giả bộ ngây thơ, hỏi lại: Chị nói đi học nhóm sao lại ở rạp chiếu bóng vì phải ở rạp chiếu bóng mới biết em không đi tập văn nghệ. Chị sừng sững vì bị lộ. -Vì em nói dối hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói xấu của chính mình. Chị lo em sao lãng học hành và hiểu mình đã là gương xấu cho em.Ba biết chuyện buồn rầu khuyên hai chị em bảo ban nhau. Vẻ buồn rầu của ba đã tác động chị. -Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cái cách em gái đã chọc tức mình, làm mình tỉnh ngộ. -Không được nói dối. Nói dối là một tính xấu - Cô em thông minh. Cô bé ngoan -HS đọc bài -Từng cặp HS luyện đọc - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4. -Một vài HS thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố - Dặn dò: - Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? -Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. KÝ DUYỆT HIỆU TRƯỞNG Ký duyệt TỔ TRƯỞNG Kiểm tra, ký .. . .. .. . . . Đỗ Trọng Vinh Tuần 7 Ngày dạy: 1/10/2012 Tiết 13 TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. - Hiểu ND: Tình yêu các em nhỏ của của anh chiên sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - KNS:+ Xác định giá trị. + Đảm nhận trách nhiệm(xác định nhiệm vụ của bản thân) - Yêu quê hương đất nước, giữ gìn và bảo vệ nền độc lập nước nhà . II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1. Ổn định: 2. Bài mới : Hoạt động của thầy & trò Nội dung a. Giới thiệu bài: Trung thu độc lập. b. Luyện đọc và tìm hiểu bài. Luyện đọc: - GV tổ chức cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài +Đoạn 1: 5 dòng đầu. +Đoạn 2: Anh nhìn trăng.to lớn, vui tươi. +Đoạn 3: Phần còn lại. +Kết hợp giải nghĩa từ trong phần chú giải và từ ngữ khác . - GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước. Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. +Các hoạt động cụ thể: +Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. +Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. -Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ trong thời điểm nào? -Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? -Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao? -Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập? -Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ? -Em mơ ước đất nước ta mai sau như thế nào ? c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV tổ chức cho HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Anh nhìn trăng vui tươi.” - GV đọc mẫu - GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. GV ghi điểm. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài -Học sinh đọc 2-3 lượt. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. -1Học sinh đọc phần Chú giải. +Các nhóm đọc thầm. +Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. -HS đọc đoạn 1. -Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên. -Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do (trăng ngàn và gió núi bao la; trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng) -Chạy máy phát điện, giữa biển có cờ đỏ sao vàng phấp phới bay, ống khói nhà máy chi chít, đồng lúa bát ngát, nông trường to lớn. -Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên. -Đã trở thành hiện thực: nhà máy, thuỷ điện, con tàu lớn.. -Học sinh phát biểu.. - HS nối tiếp nhau đọc cả bài. -HS đọc đoạn diễn cảm đoạn 2 -Từng cặp HS luyện đọc -Một vài HS thi đọc diễn cảm - HS bình chọn 3. Củng cố - Dặn dò: -Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? - Nhắc nhở HS ý thức bảo vệ môi trường. -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị: Ở vương quốc tương lai. Ngày dạy: 3/10/2012 Tiết 14 Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên . - Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ , hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. ( trả lời CH 1, 2, 3, 4 trong SGK) - GDHS ý thức học tập tốt để trở thành ngững người công dân có ích cho XH II. CHUẨN BỊ: -Bảng phụ viết đoạn văn đọc diễn cảm. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1. Ổn định: 2. Bài mới : Hoạt động của thầy & trò Nội dung a. Giới thiệu bài: Ở vương quốc tương lai. b. Luyện đọc và tìm hiểu màn 1 “Trong công trường xanh.” Luyện đọc: -GV đọc mẫu màn kịch: giọng rõ ràng, hồn nhiên - Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài -Chia màn 1 thành 3 đoạn: - Đoạn 1: năm dòng đầu. -Đoạn 2: tám dòng tiếp theo. -Đoạn 3: bảy dòng còn lại. -Tìm hiểu nội dung màn kịch: - Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. -Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai? -Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì -Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người? -GV đọc diễn cảm mẫu * Luyện đọc và tìm hiểu màn 2 “Trong khu vườn kì diệu ” -GV đọc diễn cảm màn 2 -Sáu dòng đầu (lời thoại của Tin-tin với em bé cầm kho) -Sáu dòng tiếp theo (lời thoại của Mi-tin với em bé cầm táo) -Năm dòng còn lại (lời thoại của Tin-tin với em bé có dưa .) -GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm màn 2 theo cách phân vai. - GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. -Học sinh đọc 2-3 lượt. - Học sinh đọc theo cặp. - 1Học sinh đọc cả màn kịch. -1Học sinh đọc phần chú thích -Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi -1 học sinh đọc -Đến vương quốc tương lai trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời. -Vật làm cho người khác hạnh phúc, ba mươi vị thuốc trường sinh, một loại ánh sáng kì lạ, một cái máy biết bay trên không như một con chim, một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng. -Được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục được vũ trụ. -HS đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai -Hai tốp HS thi đọc. -HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng phần trong màn 2. -HS luyện đọc theo cặp -Hai học sinh đọc màn kịch. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 3. Củng cố - Dặn dò: -Vở kịch nói lên điều gì?(.thể hiện ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đótrẻ em là những nhà phát minh đầy sáng tạo) -Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tuần 8 Ngày dạy: 8/10/2012 Tiết 15 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. - Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh , đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giơiù tốt đẹp . ( trả lời câu hỏi 1,2,4; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài ) - GDHS yêu hoà bình, yêu tự do . II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ chép sẵn đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1. Ổn định: 2. Bài mới : Hoạt động của thầy & trò Nội dung a. Giới thiệu bài: Nếu chúng mình có phép lạ. b. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài. Luyện đọc: - Cho HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ của bài, chú ý ngắt nhịp thơ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc diễn cảm bài thơ : giọng hồn nhiên, tươi vui. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự hồn nhiên, tươi vui Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . -GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. Các hoạt động cụ thể: - GV yêu cầu các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. - H: Câu thơ nào được lập lại nhiều lần trong bài? - H: Việc lặp lại nhiều lần nói lên điều gì? - H: Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ? - H: Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ? - H: Em thích ước mơ nào trong bài ? Vì sao ? - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài d. Hướng dẫn đọc diễn cảmvà HTL - Gọi HS nối tiếp nhau đọc cả bài. + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - GV đọc mẫu khổ 1. - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lịng tồn bài. - GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. - Học sinh đọc 2-3 lượt. - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc bài. - Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Câu : Nếu chúng mình có phép lạ. - Nói lên ước muốn của bạn nhỏ rất tha thiết + Khổ 1: cây mau lớn để cho quả. + Khổ 2: trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. + Khổâ 3: trái đất không còn mùa đông. + Khổ 4: trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. - Những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp: cuộc sống no đủ, được làm việc, không còn thiên tai, thế giời hoàbình. - HS đọc thầm tự suy nghĩ và phát biểu - HS nêu. - HS đọc, cả lớp theo dõi tìm ra giọng đọc hay. - HS lắng nghe - Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm - Một vài HS thi đọc diễn cảm. - 4-5 học sinh thi đọc thuộc lòng tồn bài. 3. Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS nêu ý nghĩa của bài thơ: ước mơ của các bạn nhỏ mong muốn thế giới tốt đẹp hơn. - Nhắc nhở HS ý thức học tập tốt để sau này góp phần xây dựng đất nước. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài sau. Ngày dạy: 10/10/2012 Tiết 16 ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn( giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng hợp nội dung hồi tưởng ). - Hiểu ND : Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của của cậu bé Lái , làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng. ( trả lời các câu hỏi trong SGK ) - GDHS ý thức học tập tốt để trở thành ngững người công dân có ích cho XH II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc . III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1. Ổn định: 2. Bài mới : Hoạt động của thầy & trò Nội dung a. Giới thiệu bài: Đôi giày ba ta màu xanh. b.Luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc cả bài - H: Bài văn chia làm mấy đoạn? - Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài + Kết hợp giải nghĩa từ: ba ta, vận đông, cột. - GV đọc diễn cảm bài văn Đọc và tìm hiểu đoạn 1: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . -GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. - Yêu cầu các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi. - H: Nhân vật “tôi ” là ai? -H: Ngày bé, chị phụ trách Đội từng ước mơ điều gì? -H:Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta ? - H: Ước mơ của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không? - GV yêu cầu HS nêu nội dung đoạn 1-GV tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2: - GV đọc mẫu đoạn 2. - H: Chị phụ trách Đội được giao việc gì ? - H: Chị phát hiện ra Lái thèm muốn điều gì? - H: Vì sao chị biết điều đó ? - H: Chị đã làm gì để động viên Lái trong ngày đầu tiên tới lớp ? - H: Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó? - H: Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận được đôi giày? - H: Đoạn 2 nói lên điều gì? - GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn: “Hôm nhận nhảy tưng tưng.” - GV hướng dẫn HS nhận xét, ghi điểm. - H: Nội dung của bài văn này là gì? - 1học sinh đọc. - Bài văn chia thành 2 đoạn. - HS luyện đọc theo cặp. + Đoạn 1: từ đầu đến cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi. + Đoạn 2: đoạn còn lại - 1 HS đọc cả bài. - Các nhóm đọc thầm đoạn 1. - Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời. - Là một chị phụ trách Đội TN Tiền Phong. - Có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị. - Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng gỗ cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. - Không thể đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn, các bạn sẽ nhìn thèm muốn. -HS nêu: Vẻ đẹp của đơi giày ba ta. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhĩm đơi - HS luyện đọc theo cặp - Một, hai HS đọc bài. -Vận động Laí, một cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố đi học. - Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. - Vì chị đi theo Lái trên khắp cả các đường phố. - Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta trong buổi đầu cậu đến lớp. - Vì chị muốn mang lại niềm hạnh phúc cho Lái. Và vì Lái cĩ ước mơ giống hệt như chị ngày nhỏ. - Tay Lái run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ nhảy tưng tưng. - Niềm vui và sự súc động của Lái khi được tặng giày. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhĩm đơi. - Hai HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - 1 HS đọc cả bài và trả lời câu hỏi. 3. Củng cố - Dặn dò: - Qua bài văn, em có nhận xét gì về chị phụ trách Đội? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài, đọc trước bài: Thưa chuyện với mẹ. KÝ DUYỆT HIỆU TRƯỞNG Ký duyệt TỔ TRƯỞNG Kiểm tra, ký .. . .. .. . . . Đỗ Trọng Vinh Tuần 9 Ngày dạy: 15/10/2012 Tiết 17 THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Đọc rành mach, trôi chảy ; bước đầu đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. - Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý, ( trả lời các câu hỏi trong SGK ) . - Trân trọng mọi nghề, luôn có ý thức lao động là vinh quang . II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 1. Ổn định: 2. Bài mới : Hoạt động của thầy & trò Nội dung a. Giới thiệu bài: Thưa chuyện với mẹ. b. Luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc: - Tổ chức cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài +Kết hợp giải nghĩa từ: cây bông, thưa, kiếm sống, đầy tớ. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - GV nhận xét về cách đọc của HS. - GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết. -H: Cương xin mẹ đi học nghề rèn để làm gì ? - GV cho HS giải nghĩa từ kiếm sống - H:Đoạn 1 nói lên điều gì? -H:Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? -H:Nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con? - GV yêu cầu HS rút ra nội dung chính của bài. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cách phân + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: : “Cương thấy nghèn nghẹn .. đốt cây bông.” - GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn bạn đọc ha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctap đoc tuan 4 - 10.doc