2. Tệp tin
- Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.
* Các kiểu của tệp tin:
- Tệp hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh, video.
- Tệp văn bản: sách, tài liệu, thư từ.
- Tệp âm thanh: bản nhạc, bài hát.
- Các tệp chương trình: phần mềm học tập, phần mềm trò chơi.
* Các tệp tin được phân biệt với nhau bằng tên tệp.
.
VD: Biendep.doc
7 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học khối 6 - Bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :12 Ngày soạn: 30/10/2018
Tiết : 23 Ngày dạy: 06/11/2018
Bài 11: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Học sinh biết được, Hiểu được thế nào là tệp tin. hiểu được thế nào là thư mục
- Biết được vai trò của hệ điều hành trong việc tạo ra, lưu trữ và quản lí thông tin trên máy tính
Kỹ năng :
- Hiểu được cấu trúc cây thư mục.
- Vận dụng được những kiến thức của mình vào trong quá trình thực hành.
Thái độ :
- Chú ý, nghiêm túc, có ý thức học tập.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của Giáo viên :
- Giáo án, phòng công nghệ thông tin, sách giáo khoa.
- Một số hình ảnh về tệp tin, tổ chức thông tin. phòng máy
Chuẩn bị của Học sinh :
- Sách giáo khoa, vở viết
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tổ chức lớp(2’)
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
GV: Hỏi
Hệ điều hành là gì? Hãy nêu nhiệm vụ chính của hệ điều hành?
HS: Trả lời
- Hệ điều hành là một phần mềm của máy tính.
- Nhiệm vụ chính của hệ điều hành:
+ Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính.
+ Cung cấp giao diện cho người dùng.
+ Tổ chức và quản lý thông tin trong máy tính.
3. Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài (1’)
- Như các em biết nhiệm vụ chính của máy tính là xử lí thông tin, trong quá trình xử lí, máy tính cần truy cập đến thông tin trên thiết bị lưu trữ và việc truy cập ấy sẽ nhanh chóng nếu thông tin được tổ chức một cách hợp lí. Để giải quyết vấn đề này, hệ điều hành tổ chức thông tin theo một cấu trúc hình cây, thế nào là cây, tiết học này các em sẽ được tìm hiểu về vấn đề này.
* Tiến trình bài dạy
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Cấu trúc lưu trữ thông tin trong máy tính (10’)
- Trong quá trình xử lí, máy tính cần phải truy cập tới thông tin (tìm, đọc, ghi), để việc truy cập nhanh chóng nếu thông tin được tổ chức một cách hợp lí. Để giải quyết vấn đề này thông tin cần được tổ chức như thế nào?
- Cho học sinh quan sát hình 3.14 trang 71 SGK và giải thích cho học sinh hiểu.
- Lắng nghe
- Tổ chức theo cấu trúc hình cây gồm: Tệp và thư mục.
- Lắng nghe.
1. Cấu trúc lưu trữ thông tin trong máy tính
Hệ điều hành tổ chức thông tin trong máy tính theo cấu trúc hình cây gồm các tệp và thư mục
Hoạt động 2: Giới thiệu tệp tin (10’)
GV: Cấu trúc hình cây gồm nhiều tệp tin và thư mục và được sắp xếp từ cao xuống thấp.
GV: Thông tin có các dạng cơ bản nào ?
GV: Nhận xét
GV: Tệp tin dùng để lưu trữ thông tin. Vậy tệp tin có mấy dạng ?
GV: Nhận xét và bổ sung tệp chương trình
GV: Quan sát hình một số tệp tin trong máy và cho biết tệp tin gồm có những gì ?
GV: Nhận xét
Người ta thường đặt tên tệp với phần tên có ý nghĩa phẩn ánh nội dung tệp, còn phần mở rộng phản ánh loại tệp. Nhưng đa số phần mở rộng là do phần mềm tự tạo ra.
HS: Lắng nghe
HS: Phát biểu: có ba dạng cơ bản: dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
HS: Lắng nghe.
HS trả lời: có các kiểu: hình ảnh, văn bản và âm thanh.
HS: Lắng nghe.
HS: Quan sát hình và phát biểu
HS: Chú ý lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính.
2. Tệp tin
- Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.
* Các kiểu của tệp tin:
- Tệp hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh, video...
- Tệp văn bản: sách, tài liệu, thư từ...
- Tệp âm thanh: bản nhạc, bài hát...
- Các tệp chương trình: phần mềm học tập, phần mềm trò chơi...
* Các tệp tin được phân biệt với nhau bằng tên tệp.
.
VD: Biendep.doc
Hoạt động 3: Giới thiệu thư mục (13’)
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV giới thiệu hình thức quản lý sách trong thư viện bằng các ngăn tủ khác nhau, tương tự như cách quản lí thông tin trên máy tinh bằng thư mục.
? Như vậy, đối với cách quản lý thông tin trong máy tính, Tủ sách trong thư viện hình dung như thế nào? sách hình dung như thế nào?
? Trong một thư mục có thể tồn tại 2 tên trùng nhau được không?
? Trong một thư mục có thể chứa được bao nhiêu thư mục và tệp tin?
? Cho học sinh thảo luận nhóm 3 phút để tìm hiểu về thư mục gốc, thư mục mẹ và thư mục con.
- Nhận xét
- Thảo luận.
- Lắng nghe.
- Cá nhân trả lời.
- Cá nhân trả lời.
- Không thể
- Chứa vô số nhưng phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ đĩa cứng.
- Thảo luận nhóm.
- Lắng nghe
3.Thư mục:
- Thư mục là nơi để chứa các tệp tin và thư mục khác.
- Thư mục Gốc : là thư mục ngoài cùng (không có thư mục mẹ), được tạo ra đầu tiên trong đĩa.
- Thư mục Mẹ: là Thư mục có chứa các thư mục con bên trong.
- Thư mục Con: là thư mục bên trong thư mục Mẹ.
4. Cũng cố (5’)
C1: Điền từ còn thiếu vào khoảng trống trong các câu sau:
1. .. là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ. (Tệp tin)
2. Khi một thư mục chứa các thư mục con bên trong, ta nói thư mục ngoài là...,thư mục bên trong là (Thư mục mẹ, thư mục con)
C2: Chỉ ra thư mục mẹ của thư mục TOAN (Là thư mục KHTN) và chỉ ra thư mục con của thư mục THUVIEN (Là thư mục C) trong hình sau:
5 . Dặn dò: (1)
- Về nhà học bài cũ. Xem trước phần tiếp theo
- Làm bài tập SGK.
Tân Phước Hưng, ngày 06 tháng 11 năm 2018
Giáo viên dạy
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Toàn
Tuần :11 Ngày soạn: 30/10/2016
Tiết : 22 Ngày dạy: 01/11/2016
Bài 11: TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (tt)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Học sinh biết được, đường dẫn, một số thao tác với thư mục.
Kỹ năng :
- Viết được đường dẫn đến thư mục, biết một số thao tác chính với tệp tin và thư mục.
Thái độ :
- Chú ý, nghiêm túc, có ý thức học tập.
4. Nội dung trọng tâm:
- Cách thức tổ chức thông tin của hệ điều hành
- Một số khái niệm về tệp tin, đường dẫn, thư mục
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng máy vi tính
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của Giáo viên :
- Giáo án, sách giáo khoa.
- Một số hình ảnh về thư mục và tổ chức thông tin trong máy tính, phòng máy
Chuẩn bị của Học sinh :
- Sách giáo khoa, vở viết
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tổ chức lớp
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ
GV: Nêu câu hỏi
1. Thế nào là cây thư mục? Cho ví dụ?
2. Vẽ cây thư mục với thư mục mẹ là Truong THCS PhamHongThai, và các thư mục con là Khoi 6, khoi 7, khoi 8, khoi9, trong thư mục con Khoi 6 có 6A1, 6A2, 6A3 trên ổ đĩa D?
HS: Trả lời
1. Cây thư mục: là các thư mục tổ chức phân cấp và các thư mục có thể lồng vào nhau.
2. Học sinh tự vẽ
3.Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài
- Trong quá trình xử lí, máy tính cần truy cập đến các tệp tin trên thiết bị lưu trữ và việc truy cập ấy sẽ nhanh chóng nếu biết địa chỉ, đường dẫn đến các tệp tin. Vậy thông tin trên thiết bị lưu trữ cần được tổ chức một cách hợp lí. Ngoài ra HĐH cho phép người sử dụng có thể thực hiện các thao tác đối với thư mục và tập tin. Như vậy đường dẫn là gì, tệp tin và thư mục có những thao tác chính nào? Tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
* Tiến trình bài dạy
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu đường dẫn
GV: Để tìm đến nhà một bạn trong lớp em ngoài việc biết địa chỉ ra các em cần biết thêm gì nữa ?
GV: Nhận xét
GV: Ví dụ: đây là một bì thư, trên bì thư có địa chỉ người gửi và địa chỉ người nhận, nếu thầy muốn gửi đến em thì phải ghi như thế nào ở địa chỉ người nhận?
GV: Nhận xét
Muốn thư gửi đến đúng địa chỉ của ai đó cần phải ghi đầy đủ tên Tỉnh, huyện, xã, thôn, xóm/đường phố/ số nhà và họ tên người nhận.
GV: Tương tự như vậy, trong tổ chức hình cây của thư mục và tệp tin, để tìm và xử lí được một thư mục hoặc một tệp tin ta cần biết địa chỉ và đường dẫn của tệp tin tương ứng. Ví dụ để tìm đến tệp tin 6A1 ta cần biết địa chỉ (đường dẫn):
C:\Truong THCS ĐN\Khoi 6\ 6A1
GV: Em viết đường dẫn tới tập tin 7A1
GV: Nhận xét
Ở dạng cây thư mục, mỗi tệp được đặt trong một thư mục.
HS: Ngoài việc biết địa chỉ nhà bạn, cần biết thêm đường đến nhà bạn ấy.
HS: Phát biểu
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Ghi nhớ nội dung chính
HS: Trả lời
C:\Truong THCS ĐN\Khoi 7\ 7A1
3. Đường dẫn
- Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bỡi dấu \, bắt đầu từ một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng thư mục hoặc tệp tin để chỉ ra đường tới thư mục hoặc tệp tin tương ứng.
VD: Đường dẫn tới tệp tin 6A1:
C:\TruongTHCS ĐN \ Khoi 6 \ 6A1
Hoạt động 4: Giới thiệu một số thao tác với tệp và thư mục
GV: Trình bày các thao tác chính với chuột
GV: Tương tự, đối với tệp tin và thư mục ta cũng có một số thao tác chính
+ Xem thông tin của tệp tin và thư mục
+ Tạo mới thư mục, tệp tin
+ Xóa thư mục, tệp tin
+ Đổi tên thư mục, tệp tin
+ Sao chép thư mục, tệp tin
+ Di chuyển thư mục, tệp tin
GV nhấn mạnh: Đây là một số thao tác chính tệp tin, vây thao tác thực hiện như thế nào thì trong tiết thực hành hôm sau thầy sẽ giới thiệu.
HS: Trả lời: Các thao tác chính với chuột:
+ Di chuyển chuột
+ Nháy chuột
+ Nháy đúp chuột
+ Kéo thả chuột
+ Nháy phải chuột
HS: Chú ý lắng nghe
HS: Ghi nhớ nội dung chính
4. Các thao tác chình với tệp và thư mục:
+ Xem thông tin của tệp tin và thư mục
+ Tạo mới
+ Xóa
+ Đổi tên
+ Sao chép
+ Di chuyển
4. Câu hỏi kiểm tra năng lực học sinh
Câu 1: Một thư mục có thể chứa bao nhiêu tệp tin
a. 1
b. 10
c. Không hạn chế số lượng, chỉ phụ thuộc vào dung lượng lưu trữ
Câu 2: Viết đường dẫn đến tệp tin Sach GK.doc và tệp tin Sach BT.doc trên cây thư mục sau:
(Treo tranh cây thư mục)
5. Dặn dò
- Về nhà học bài cũ. Xem trước bài mới.
- Làm bài tập SGK.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 11 To chuc thong tin trong may tinh_12466987.doc