Giáo án môn Tin học khối 6 - Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản

1. Hoạt động khởi động

Kiểm tra bài cũ

GV: Hãy nêu cách nhanh nhất để khởi động phần mềm soạn thảo văn bản bằng word? HS: trả lời

- Nháy đúp biểu tượng của Word trên màn hình nền.

Giới thiệu bài mới:

Để trình bày nội dung của một vấn đề thông thường người ta tạo ra các văn bản. Có rất nhiều cách để tạo ra văn bản. Các em đã biết có thể sử dụng máy vi tính để soạn thảo văn bản. Làm thế nào để có thể soạn thảo một văn bản đơn giản trên máy tính, thì tiết học này sẽ giúp các em tìm hiểu kỹ về điều này.

Trước hết các em hãy quan sát mẫu văn bản sau và tìm ra lỗi trên văn bản, đó là lỗi gì? (hình ảnh đầu bài học)

 

docx4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học khối 6 - Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :21 Ngày soạn:7/1/2019 Tiết : 38 Ngày dạy: 14/1/2019 Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Biết các thành phần cơ bản của một văn bản. - Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng word. - Biết cách gõ văn bản chữ việt. - Biết các thành phần cơ bản của một văn bản. - Nắm được các quy ước khi gõ văn bản trong Word. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò và cách di chuyển con trỏ soạn thảo. - Làm quen và bước đầu học thuộc một trong hai cách gõ văn bản. - Nắm được các quy ước khi gõ văn bản trong Word. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo. - Tích cực tham gia xây dựng bài. 4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: -Tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa. Phấn viết bảng, thước kẻ, Phòng máy chiếu Học sinh: - Sách giáo khoa, viết, vở, thước kẻ. - Xem trước nội dung bài mới trước khi đến lớp. Tổ chức hoạt động học của học sinh Hoạt động khởi động Kiểm tra bài cũ GV: Hãy nêu cách nhanh nhất để khởi động phần mềm soạn thảo văn bản bằng word? HS: trả lời - Nháy đúp biểu tượng của Word trên màn hình nền. Giới thiệu bài mới: Để trình bày nội dung của một vấn đề thông thường người ta tạo ra các văn bản. Có rất nhiều cách để tạo ra văn bản. Các em đã biết có thể sử dụng máy vi tính để soạn thảo văn bản. Làm thế nào để có thể soạn thảo một văn bản đơn giản trên máy tính, thì tiết học này sẽ giúp các em tìm hiểu kỹ về điều này. Trước hết các em hãy quan sát mẫu văn bản sau và tìm ra lỗi trên văn bản, đó là lỗi gì? (hình ảnh đầu bài học) Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần của văn bản GV: Khi học môn Tiếng Việt, em đã biết khái niệm văn bản và các thành phần cơ bản của văn bản. GV: Em nào cho biết văn bản gồm những thành phần cơ bản nào? HS: Từ, câu và đoạn văn. GV: Nhận xét. Ngoài ra, khi soạn thảo văn bản trên máy tính em còn cần phân biệt: 5 thành phần sau đây. Đó là: Kí tự, từ, dòng, đoạn, trang. GV : Hướng dẫn học sinh phân biệt 5 thành phần trên. 1. Các thành phần của văn bản - Kí tự: là con chữ, số, kí hiệu. -Từ soạn thảo: là các kí tự gõ liền nhau. Các từ soạn thảo thường được cách nhau bằng dấu cách, dấu xuống dòng hoặc một dấu tách câu. - Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải. - Đoạn: bao gồm 1 số câu và kết thúc bằng dấu xuống dòng. Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản. - Trang: Phần văn bản trên 1 trang in được gọi là trang văn bản. Hoạt động 2: Tìm hiểu con trỏ soạn thảo GV: Em hiểu thế nào là con trỏ soạn thảo? HS: Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào. GV: Ngoài con trỏ soạn thảo ra, còn một loại con trỏ nữa, theo các em đó là con trỏ gì? HS : Con trỏ chuột. GV :Hướng dẫn học sinh phân biệt con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột. Con trỏ soạn thảo Con trỏ chuột Con trỏ soạn thảo là 1 vạch đứng | Con trỏ chuột có dạng chữ I in hoa hoặc hình mũi tên 2. Con trỏ soạn thảo - Con trỏ soạn thảo: là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình. Nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào. Hoạt động 3: Tìm hiểu quy tắc gõ văn bản trong word Gv: Một yêu cầu quan trọng khi bắt đầu học soạn thảo văn bản là phải biết các quy tắc trong việc gõ văn bản. Ví dụ: Trời nắng, ánh mặt trời rực rỡ. à Trời nắng , ánh mặt trời rực rỡ. GV: Giới thiệu ví dụ, chỉ ra lỗi sai, cách sửa lỗi. GV: Giới thiệu các quy tắc trong soạn thảo văn bản, nhắc nhở học sinh chú ý khi soạn thảo văn bản phải tuân thủ một số quy tắc soạn thảo như: các dấu câu, các dấu mở đóng ngoặc, kết thúc câu,... GV: Tóm lại như tuân thủ quy tắc viết tiếng việt 3. Quy tắc gõ văn bản trong Word ? + Các dấu câu như: dấu phẩy (,), dấu chấm (.), chấm than (!), chấm hỏi (?), dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung. + Các dấu mở ngoặc và dấu mở nháy, gồm các dấu (, {, [, , ’ và ” phải được đặt sát vào bên phải ký tự cuối cùng của từ ngay trước đó. + Giữa các từ chỉ dùng một ký tự trống để phân cách. + Ấn phím Enter để kết thúc đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới. Ví dụ: Nước Việt Nam ( thủ đô là Hà Nội). à Nước Việt Nam (thủ đô là Hà Nội). Hoạt động 4: Tìm hiểu cách gõ văn bản chữ Việt GV: Nói đến chữ Việt chúng ta quy ước đó là chữ Quốc ngữ. Muốn soạn thảo văn bản chữ Việt, chúng ta phải có thêm các công cụ để có thể gõ chữ Việt và xem trong máy tính. * Người dùng đưa văn bản vào máy tính, nhưng trên bàn phím không có một số kí tự trong tiếng Việt vì vậy cần có các chương trình hỗ trợ. à Hiện nay ở nước ta đã có một số chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt phổ biến: Vietkey, Unikey... GV: Giới thiệu VietKey hoặc Unitkey. * Các chương trình gõ thường cho phép nhiều kiểu gõ khác nhau. Hai kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay là kiểu Telex và kiểu VNI. Kiểu gõ: Có hai kiểu gõ chữ Việt phổ biến: kiểu TELEX và VNI. GV: Giới thiệu kiểu gõ Telex GV: Đặc điểm của kiểu gõ TELEX là gì ? GV: Theo kiểu gõ TELEX, yêu cầu HS bỏ dấu tiếng Việt để hiện câu “Vạn sự như ý” HS:: Vanj suwj nhuw ys GV: Nhận xét GV: Giới thiệu kiểu gõ VNI. Cho ví dụ minh hoạ. GV:Yêu cầu học sinh phân biệt kiểu gõ VNI và TELEX. HS trả lời: Kiểu gõ VNI bỏ dấu bằng số, kiểu gõ TELEX bỏ dấu bằng chữ cái. GV: Nhận xét. * Để có văn bản tiếng Việt cần chọn tính năng chữ Việt của chương trình gõ và cần chọn đúng phông chữ Việt phù hợp. 4. Gõ văn bản chữ Việt - Để gõ được chữ Việt bằng bàn phím ta phải dùng chương trình hỗ trợ. (VietKey hoặc Unikey) + Kiểu gõ TELEX: s = sắc ee = ê f = huyền oo = ô r = hỏi w, uw = ư x = ngã ow = ơ j = nặng dd = đ aa = â aw = ă Ví dụ: Chúc mừng năm mới à Chusc muwngf nawm mowis + Kiểu gõ VNI: 1 = sắc e6 = ê 2 = huyền o6 = ô 3 = hỏi u7 = ư 4 = ngã o7 = ơ 5 = nặng d9 = đ a8 = ă a6 = â ví dụ: Chúc mừng năm mới àChu1c mu7ng2 na8m mo7i1 Hoạt động luyện tập Câu 1: Muốn chèn ký tự hay một đối tượng, ta di chuyển con trỏ tới đâu? A, Đầu dòng văn bản B, Đầu đoạn văn bản C, Đầu trang văn bản D, Tới vị trí cần chèn Câu 2: Muốn di chuyển con trỏ soạn thảo ta phải dùng A, Bàn phím và chuột B, CPU C, Màn hình D, Bàn phím hoặc chuột Câu 3. Chỉ ra lỗi sai trong đoạn văn sau: Mặt trời rúcbụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóngmình ngỡ ai Bò chào :“ kìa anh bạn , lại gặp anh ở đây ! ” Hoạt động vận dụng Em hãy đọc tên của mình và viết ra theo kiểu telex Hoạt động tìm tòi, mở rộng Khi nào thì con trỏ chuột có hình chữ I, khi nào thì con trỏ chuột có hình mũi tên. IV. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 14 Soan thao van ban don gian_12522784.docx