GV: Trong hình có bao nhiêu đoạn văn?
HS: Quan sát, phát hiện
GV: Đây là các định dạng căn lề trong định dạng đoạn văn.
GV: Cùng tìm hiểu thế nào là căn giữa, căn lề trái, phải, căn thẳng hai lề. Thụt lề dòng đầu tiên, cả đoạn văn thụt lề
- Yêu cầu HS quan sát đoạn văn 1
nêu đặc điểm về trình bày của đoạn văn 1
Đoạn văn được căn lề giữa sẽ có đặc điểm như thế nào? HS phát hiện ra tính năng căn lề giữa của định dạng đoạn văn.
- Tương tự
GV: Đưa ra hình ảnh 4.27. Yêu cầu HS quan sát kết hợp với sgk
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học khối 6 - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 50:
Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
- Biết được khái niệm về định dạng đoạn văn bản
- Biết được các định dạng đoạn văn bản
- Biế được các bước thực hiện định dạng đoạn văn bản
Kỹ năng:
- Nhận biết được cái định dạng đoạn văn được sử dụng trong văn bản
- Thực hiện được việc định dạng văn bản
Thái độ:
- Nghiêm túc, chú ý, tích cực xây dựng bài, chú ý an toàn, có ý thức giữ gìn phòng máy
II. CHUẨN BỊ
- GV: Phòng máy, giáo án
- HS: Học bài cũ, thực hành lại các thao tác đã được học
Xem trước nội dung bài mới
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Tổ chức ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Định dạng văn bản làgì?
- Định dạng kí tự là gì? Nêu một số định dạng kí tự mà em biết?
- Nêu chức năng của một số nút lệnh trên thanh công cụ định dạng?
- Thực hiện định dạng kí tự theo yêu cầu (yêu cầu HS lên thực hiện định dạng kí tự)
3. Bài mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung
HĐ 1: Định dạng đoạn văn
GV: Đưa ra 2 bài thơ
GV: Hai cách trình bày có phù hợp với mỗi thể loại thơ không?
GV: Hai cách trình bày khác nhau ở những điểm gì?
HS: Quan sát, cùng bàn luận tìm ra điểm khác trong cách trình bày 2 bài thơ.
GV: Cùng HS phát hiện qua cách trình bày về lề phải và trái của bài thơ, khoảng cách đoạn của bài thơ
GV: Căn lề, đặt khoảng cách giữa các đoạn văn, khoảng cách giữa các dòng trong một đoạn văn. ĐÓ CHÍNH LÀ ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN
GV: Mục đích là để làm gì
HS: Trả lời (để văn bản được trình bày đẹp hơn)
1. Định dạng đoạn văn
- Định dạng đoạn văn là bố trí đoạn văn bản trên trang in. Định dạng đoạn văn bao gồm căn lề và đặt khoảng cách giữa các đoạn văn, khoảng cách giữa các dòng trong một đoạn văn,
GV: Đưa ra ví dụ hình 4.26, yêu cầu HS kết hợp quan sát sgk
GV: Trong hình có bao nhiêu đoạn văn?
HS: Quan sát, phát hiện
GV: Đây là các định dạng căn lề trong định dạng đoạn văn.
GV: Cùng tìm hiểu thế nào là căn giữa, căn lề trái, phải, căn thẳng hai lề. Thụt lề dòng đầu tiên, cả đoạn văn thụt lề
- Yêu cầu HS quan sát đoạn văn 1
à nêu đặc điểm về trình bày của đoạn văn 1
à Đoạn văn được căn lề giữa sẽ có đặc điểm như thế nào? à HS phát hiện ra tính năng căn lề giữa của định dạng đoạn văn.
- Tương tự
GV: Đưa ra hình ảnh 4.27. Yêu cầu HS quan sát kết hợp với sgk
GV: Trên bài văn trên có bao nhiêu đoạn văn?
HS: Quan sát, phát hiện
GV: Đây là các định dạng về khoảng cách giữa các đoạn văn và giữa các dòng trong cùng 1 đoạn văn.
GV: Em hãy quan sát và phát hiện:
- Em hiểu thế nào là khoảng cách đến đoạn văn trên? Khoảng cách đến đoạn văn dưới? Khoảng cách đến giữa các dòng trong đoạn văn?
HS: Quan sát, tìm hiểu và trả lời
GV: Như vậy, định dạng đoạn văn có những định dạng nào?
HS: Trả lời
* Định dạng đoạn văn gồm: Định dạng lề đoạn văn và khoảng cách giữa các đoạn và dòng trong đoạn văn.
GV: Ôn lại lý thuyết bài trước.
- Định dạng văn bản là gì?
- Định dạng kí tự là gì?
- Có những định dạng kí tự nào?
HS: Trả lời
GV: Ôn lại thao tác thực hành bài trước:
- Yêu cầu HS lên thực hiện định dạng qua bài tập nhỏ:
+ Phông chữ
+ Cỡ chữ
+ Kiểu chữ
+ Màu chữ
HS: Lên làm bài
GV: Đánh giá, nhận xét
GV: Trước khi thực hiện định dạng kí tự các em phải làm việc gì?
HS: Trả lời (chọn phần văn bản)
GV: Cùng HS thực hiện bài tập nhỏ minh họa và nhấn mạnh lại cho HS nhớ sâu
GV: Vậy theo em, trước khi thực hiện định dạng đoạn văn, em phải thực hiện việc gì trước?
HS: Trả lời (chọn đoạn văn)
GV: Lưu ý cho HS về việc chọn đoạn văn cần định dạng trước khi thực hiện định dạng
Định dạng đoạn văn tác động đến toàn bộ đoạn văn mà con trỏ soạn thảo đang ở đó.
GV: Gọi HS lên thử thực hiện
HS: Thực hiện
- Lưu ý: Định dạng đoạn văn tác động đến toàn bộ đoạn văn mà con trỏ soạn thảo đang ở đó.
HĐ 2: Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn
GV: Giới thiệu nhóm lệnh được sử dụng để thực hiện định dạng đoạn văn
GV: Đưa ra 1 văn bản: 1 bài hát
GV: Lấy nhịp cho HS hát
GV: Thực hiện mẫu cho HS quan sát.
GV: Gọi HS lên thực hiện định dạng
HS: Lên thực hiện
2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn
- Để thực hiện định dạng đoạn văn bản, em đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản và sử dụng các lệnh trong nhóm lệnh Paragraph trên dải lệnh Home.
IV. CỦNG CỐ
- Định dạng đoạn văn là gì?
- Định dạng đoạn văn gồm những định dạng nào?
- Làm sao để thực hiện định dạng đoạn văn?
- HS nhận biết các nút lệnh?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, thực hành lại các thao tác đã được học
- Xem trước nội dung bài thực hành 7
VI. RÚT KINH NGHIỆM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 17 Dinh dang doan van ban sgk moi_12318983.doc