Hoạt động 1: Máy tính là một công cụ xử lí thông tin.
- GV: Nhờ các khối chức năng nêu trên, máy tính đã trở thành công cụ xử lí thông tin hữu hiệu. Mô hình hoạt động 3 bước của máy tính giúp em có được hình dung về mối liên hệ giữa các hoạt động, liên quan đến quá trình xử lí thông tin với các bộ phận chức năng như:
nhập → xử lí → xuất:
- HS: Quan sát mô hình.
- GV: Nêu mối liên hệ giữa giữa các quá trình xử lí thông tin?
- HS: Trả lời:
+ Nhận thông tin từ các thiết bị vào như: Chuột, bàn phím, máy quét
+ Xử lí thông tin và lưu trữ.
+ Đưa thông tin ra qua các thiết bị ra như: Màn hình, loa, máy in
2 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học khối 6 - Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: Bài 4: Ngày soạn: 20/09/2017
Tiết: 7:
MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt).
Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.
- Kỹ năng: Rèn ý thức mong muốn hiểu về máy tính, tác phong làm việc chuẩn xác.
- Thái độ: Có ý thức làm việc nghiêm túc.
- Năng lực cần đạt: Tự học và giải quyết vấn đề.
Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, tranh ảnh, sgk.
- HS: Chuẩn bị bài mới, vở ghi.
Dự kiến phương pháp:
- Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp, trực quan, gợi mở, thảo luận nhóm.
Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Bài cũ: 5’
- HS1: Nêu cấu trúc chung của máy tính theo Von Neumann?
- HS2: Vì sao CPU được coi là bộ não của máy tính?
3. Bài mới:
TG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
10’
20’
Hoạt động 1: Máy tính là một công cụ xử lí thông tin.
- GV: Nhờ các khối chức năng nêu trên, máy tính đã trở thành công cụ xử lí thông tin hữu hiệu. Mô hình hoạt động 3 bước của máy tính giúp em có được hình dung về mối liên hệ giữa các hoạt động, liên quan đến quá trình xử lí thông tin với các bộ phận chức năng như:
nhập → xử lí → xuất:
- HS: Quan sát mô hình.
- GV: Nêu mối liên hệ giữa giữa các quá trình xử lí thông tin?
- HS: Trả lời:
+ Nhận thông tin từ các thiết bị vào như: Chuột, bàn phím, máy quét
+ Xử lí thông tin và lưu trữ.
+ Đưa thông tin ra qua các thiết bị ra như: Màn hình, loa, máy in
- GV: Quá trình xử lí thông tin được diễn ra như thế nào?
- HS: Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình.
- GV: Vậy chương trình là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu qua phần 4.
Hoạt động 2: Máy tính và phần mềm máy tính.
- GV: Để máy tính có thể xử lí thông tin máy tính cần được chỉ dẫn bởi con người thông qua các câu lệnh.
- HS: Chú ý, lắng nghe.
- GV: Tập hợp nhiều câu lệnh khác nhau và mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể gọi là chương trình hay còn gọi là phần mềm.
- HS: Lắng nghe..
- GV: Vậy phần mềm là gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Theo em phần mềm được chia thành mấy loại?
- HS: Phần mềm được chia thành hai loại:
+ Phần mềm hệ thống.
+ Phần mềm ứng dụng.
- GV: Thế nào là phần mềm hệ thống? Nêu một số ví dụ.
- HS: Trả lời.
- GV: Thế náo là phần mềm ứng dụng? Nêu một số ví dụ.
3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin:
- Nhận thông tin qua các thiết bị vào.
- Xử lí và lưu giữ thông tin.
- Đưa thông tin ra qua các thiết bị ra.
4. Máy tính và phần mềm máy tính:
- Phần mềm là tập hợp tất cả các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể.
- Phần mềm được chia thành 2 loại:
+ Phần mềm hệ thống.
+ Phần mềm ứng dụng.
- Phần mềm hệ thống: là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác.
- Phần mềm ứng dung: Là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể nào đó.
4. Củng cố: 6’
- Phần mềm là gì?
- Nêu sự khác nhau giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng?
5. Hướng dẫn về nhà: 3’
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: “Bài thực hành 1”.
- Làm quen với các thiết bị máy tính cơ bản.
Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12523057.doc