I. MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được một cách hệ thống về Tin học. Biết được các kiến thức cơ bản trong chương I và II.
- Rèn kỹ năng làm bài khoa học, chính xác.
- Học sinh có ý thức trong làm bài, ý thức tự lực.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
47 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tin học khối 6 - Tiết 1 đến tiết 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Tb
Liên hệ cách gõ đối với các phím trên hàng phím khác?
HS
Trả lời
GV
Hướng dẫn cách gõ bằng 10 ngón. Xuất phát từ hàng phím cơ sở. Khi cần gõ các phím ở hàng khác thì ngón tay tương ứng phải vươn lên, xuống để gõ.
?K
Ngoài 5 hàng phím trên còn các phím nào khác?
- Các phím khác: Phím điều khiển, chức năng: Spacebar, Ctrl, Alt, Shift, Capslock,Tab, Enter, Back
HĐ 2: Tư thế ngồi, cách đặt tay gõ phím, ích lợi của việc gõ mười ngón
(17 phút)
2. Tư thế ngồi, cách đặt tay gõ phím, ích lợi của việc gõ mười ngón
?K
Theo em khi ngồi làm việc với máy tính cần ngồi theo tư thế ntn thì hợp lý?
a) Tư thế ngồi (sgk -37)
HS
- Thẳng lưng, đầu thẳng không ngửa ra sau cũng như không cúi về phía trước.
- Mắt nhìn thẳng vào màn hình
- Bàn phím ở vị trí trung tâm
- Hai tay để thả lỏng trên bàn phím.
?Tb
Theo em khi ngồi ko đúng tư thể gây ra tác hại gì?
HS
Thảo luận nhóm bàn, trình bày.
GV
KL: Nếu ngồi không đúng tư thế
- Tư thế tác phong làm việc với máy tính chưa thể hiện sự chuyên nghiệp.
- ảnh hưởng đến sự phát triển các bộ phận cơ thể.
b) Cách đặt tay gõ phím (sgk -37)
?K
Khi gõ phím cần chú ý điều gì?
HS
- Luôn đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở
- Mặt nhìn thẳng vào màn hình, không nhìn xuống bàn phím
- Gõ phím nhẹ nhưng dứt khoát
- Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím theo quy định
?K
Theo em việc gõ 10 ngón sẽ có ích lợi gì?
c) Ích lợi của việc gõ mười ngón
HS
GV
?
GV
Trả lời
Ngoài ra việc rèn luyện gõ 10 ngón sẽ giúp rèn luyện tư thế ngồi đúng giúp con người tập trung tư duy vào nội dung gõ, tránh phân tán làm ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản
Cách đặt tay trên bàn phím nào dưới đay là đúng?(ĐA: hình A sgk -39))
Chốt toàn phần
- Tốc độ gõ nhanh hơn
- Chính xác
- Hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính .
3. Củng cố, luyện tập (4 phút)
? Nêu các hàng phím chính trên bàn phím ?
? Nêu gõ văn bản bằng 10 ngón thì có lợi ích gì?
? Tư thế ngồi làm việc với máy tính ntn ?
HS : Lên bảng trình bày và làm mẫu trên máy.
GV: Nhận xét tiết học .
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Học bài cũ
- Tìm hiểu các phím trên các hàng phím
- Tập gõ 10 ngón trên bàn phím.
Ngày soạn: 30/ 9/ 2018 Ngày dạy: 03/10/2018 Lớp 6C
Tiết 12, bài 6. HỌC GÕ MƯỜI NGÓN (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS được luyện tập cách đặt tay trên bàn phím máy tính, biết cách đặt tay và gõ bàn phím theo các hàng đã quy định.
2. Kỹ năng
- Biết và bước đầu thực hiện được việc ngồi đúng tư thế
- Biết được quy tắc gõ 10 ngón và bước đầu thực hiện được việc gõ 10 ngón
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, nghiêm túc trong việc rèn luyện kĩ năng gừ 10 ngún.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
Máy chiếu một số mô hình hàng phím cơ sở, hàng trên, hàng phím dưới, hàng phím số, hàng phím chứa dấu cách, máy tính, bàn phím máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK + Đọc trước bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
a) Câu hỏi
Nêu các hàng phím cơ bản trên bản phím ?
b) Đáp án, biểu điểm
- Hàng phím số
- Hàng phím trên
- Hàng phím cơ sở
- Hàng phím dưới
- Hàng phím chứa dấu cách (10 điểm)
* Đặt vấn đề (1 phút)
Tiết trước các em đã biết về tư thế ngồi làm việc với máy tính và ích lợi của việc gõ 10 ngón. Vậy để các em có tư thế ngồi đúng cách gõ 10 ngón thì tiết này chúng ta cùng luyện tập trên máy.
2. Dạy nội dung bài mới (35 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
2. Tư thế ngồi, ích lợi của việc gõ mười ngón và cách đặt tay gõ phím.
?K
Khi gõ phím cần chú ý điều gì?
c) Cách đặt tay gõ phím
HS
- Luôn đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở
- Mặt nhìn thẳng vào màn hình, không nhìn xuống bàn phím
- Gõ phím nhẹ nhưng dứt khoát
- Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím theo quy định
GV
Chú ý cho HS tư thế ngồi, cách đặt tay đúng, gõ phím nhẹ nhưng dứt khoát. Mỗi ngón tay chỉ gõ 1 số phím nhất định.
GV
Chiếu hình cho biết các phím do từng ngón tay phụ trách
GV
Khi cần gõ phím nào, ngón tay phụ trách sẽ vươn ra từ hàng phím cơ sở để gõ phím đó. Sau khi gõ xong đưa ngón tay trở về vị trí ban đầu trên hàng phím cơ sở.
* Luyện gõ các phím hàng cơ sở
GV
Yêu cầu HS luyện gõ 10 ngón trên hàng phím cơ sở theo mẫu
GV
Cho học sinh gõ trên bàn phím đã chuẩn bị trước
HS
Từng HS trong nhóm thay nhau thực hiện gõ 10 ngón theo nội dung trên
GV
Hướng dẫn uốn nắn HS sử dụng 10 ngón tay trong quá trình đánh VB
* Luyện gõ các phím hàng trên.
GV
Chiếu hình ảnh các phím hàng trên
HS
Quan sát
?
Nhận biết các ngón tay sẽ phụ trách các phím ở hàng trên ?
GV
Cho HS luyện tập cách gõ trên bàn phím máy tính đã chuẩn bị từ trước theo mẫu
HS
Thực hiện soạn thảo gõ bằng 10 ngón theo mẫu trên
* Luyện gõ các phím hàng dưới .
GV
Chiếu hình các phím hàng dưới
HS
Quan sát
?
Nhận biết các ngón tay sẽ phụ trách các phím ở hàng dưới?
GV
Làm mẫu gõ 1 đoạn sử dụng các phím ở hàng dưới
HS
Thực hiện trên máy theo hướng dẫn
GV
Quan sát hướng dẫn HS cách đặt tay và gõ 10 ngón ở hàng dưới.
* Luyện gõ kết hợp các phím
GV
Chiếu nội dung yêu cầu HS gõ theo mẫu bằng 10 ngón
HS
Thực hiện trên máy.
GV
Chiếu từng nội dung tương ứng cách luyện gõ ở các hàng phím .
?
GV
Cách đặt tay trên bàn phím nào dưới đây là đúng?(ĐA: hình A sgk -39))
Chốt toàn phần
3. Củng cố, luyện tập (4 phút)
HS : Lên bảng trình bày và làm mẫu trên máy các thao tác đặt tay trên bàn phím
GV: Đưa các nội dung bài tập 4 (sgk/ 40); bài 5 , 6, 7 (sgk/ 41) cho học sinh thảo luận và trả lời
Đáp án: Bài 4: Cơ sở gai vị trí
Bài 5: Đáp án B
Bài 6: Đáp án C
Bài 7: Đáp án D
GV: Nhận xét tiết học .
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Học bài cũ
- Tìm hiểu các phím trên các hàng phím
- Tập gõ 10 ngón trên bàn phím.
- Đọc trước mục 3 sgk / 38
____________________________________________
Ngày soạn: 02/10/ 2018 Ngày dạy: 04/ 10/2018 Lớp 6C
Tiết 13, bài 6. HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
(LUYỆN GÕ 10 NGÓN VỚI PHẦN MỀM RAPID TYPING)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS được luyện tập cách gõ 10 ngón trên phần mềm Rapid Typing, biết khởi động, tắt lựa chọn các mức độ luyện tập, biết cách đặt tay và gõ bàn phím theo các hàng đã quy định.
2. Kỹ năng
Thực hiện được việc khởi động, thoát khỏi phần mềm. Biết cách đăng kí, thiết lập tùy chọn, lựa chọn bài học phù hợp. Thực hiện được gõ bàn phím ở mức đơn giản nhất.
3. Thái độ
Yêu thích môn học, nghiêm túc trong việc rèn luyện kĩ năng gõ 10 ngón.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
Máy chiếu các hình 2.14, 2.15, 2.16, 2.17. phòng máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK + Đọc trước bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
a) Câu hỏi
Nêu tư thế ngồi khi sử dụng máy tính, ích lợi của việc gõ 10 ngón?
b) Đáp án, biểu điểm
*Tư thế ngồi khi sử dụng máy tính
- Thẳng lưng, đầu thẳng không ngửa ra sau cũng như không cúi về phía trước.
- Mắt nhìn thẳng vào màn hình
- Bàn phím ở vị trí trung tâm
- Hai tay để thả lỏng trên bàn phím. (5 điểm)
* Ich lợi của việc gõ 10 ngón
- Tốc độ gõ nhanh hơn
- Chính xác
- Hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính . (5 điểm)
* Đặt vấn đề (1 phút)
Tiết trước các em đã biết cách gõ 10 ngón và tư thế ngồi làm việc với máy tính. Vậy để các em có tư thế ngồi đúng cách gõ 10 ngón thì tiết này chúng ta cùng luyện tập trên máy với phần mềm Rapid Typing
2. Dạy nội dung bài mới (40 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
Giới thiệu về phầm mềm Rapid Typing (8 phút)
có sẵn trong hệ thống các bài luyện tập gõ phím từ đơn giản đến năng cao
Đưa hình 2.14 các mức luyện tập lên cho HS quan sát
Mức 1: Giới thiệu
Mức 2: Bắt đầu
Mức 3: Thành thạo
Mức 4: Nâng cao
Mức 5: Kiểm tra
Khi khởi động phần mềm ngầm định ở mức đầu tiên và bài đầu tiên luyện gõ hàng phím cơ sở
3. Luyện tập gõ mười ngón với phần mềm Rapid Typing (13 phút)
a) Giới thiệu phần mềm Rapid Typing
* Các mức luyện
Mức 1: Giới thiệu
Mức 2: Bắt đầu
Mức 3: Thành thạo
Mức 4: Nâng cao
Mức 5: Kiểm tra
GV
HS
GV
HS
GV
GV
GV
HS
Đưa hình 2.15. Màn hình một bài luyện tập
Quan sát hình ảnh thể hiện phím, ngón tay cần gõ
Khi kết thúc bài luyện tập, phần mềm xẽ hiện bảng thông báo kết quả gõ
Đưa hình 2.16. Màn hình thông báo
Các thông số trên màn hình
could be better: Chưa đạt
ok: Đạt
Good: Tốt Excellent: Xuất sắc
Speeed: Tốc độ
ACCURACY: Độ chính xác
Slowdown:" Tốc độ gõ chậm
WPM: số từ gõ trong một phút
Word: Từ
Chú ý nghe giảng
Giới thiệu thêm: trong quá trinh luyện tập có thể lựa chọn các phương án tiếp theo
- Chuyển đến bài tập luyện tiếp theo: Chọn Go to the next leson, rồi nháy vào nút go on
- Tạm dừng việc luyện tập: nháy nút đóng trên cửa sổ phần mềm
Để xem thông báo chi tiết kết quả gõ phím của từng ngón trên cả hai bàn tay chọn trang Detailed Statistics
Lần lượt cho học sinh luyện tập gõ theo các yêu cầu
* Luyện gõ từng phím:
Lựa chọn mức 1, nhóm 1
- Chọn bài 1, 2 để luyện gõ các hàng phím cơ sở
- Chọn bài 3 để luyện gõ các hàng phím cơ sở và hàng phím trên
Lưu ý khi luyện gõ phím nên tắt chế độ gõ tiếng việt.
Mỗi nhóm 2 em thực hành luyện trên máy
* Các thông số trên màn hình
could be better: Chưa đạt
ok: Đạt
Good: Tốt ; Excellent: Xuất sắc
Speed: Tốc độ
Accuracy: Độ chính xác
Slowdown:" Tốc độ gõ chậm
WPM: số từ gõ trong một phút
Word: Từ
b) Luyện tập gõ mười ngón với phần mềm Rapid Typing (25 phút)
- Khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp vào biểu tượng
+ Luyện gõ từng phím
+ Luyện gõ kết hợp với phím Shift
+ Luyện gõ số và kí hiệu trên hàng số
3. Củng cố, luyện tập (Đã thực hiện trong bài)
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút)
- Học bài, thực hành lại trên máy (nếu có)
- Đọc trước nội dung tiếp theo.
Tìm hiểu mở rộng:
- Tìm hiểu xem ngoài phần mềm Rapid Typing còn có phần mềm nào khác cũng hướng dẫn gõ bàn phím bằng mười ngón (Mario)
Ngày soạn: 07/10/ 2018 Ngày dạy: 10/ 10/2018 Lớp 6C
Tiết 14, bài 6. HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
LUYỆN GÕ 10 NGÓN VỚI PHẦN MỀM RAPID TYPING (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS tiếp tục được luyện tập cách gõ 10 ngón trên phần mềm Rapid Typing
2. Kỹ năng
Thực hiện tốt được việc khởi động, thoát khỏi phần mềm. Biết cách đăng kí, thiết lập tùy chọn, lựa chọn bài học phù hợp. Thực hiện được gõ bàn phím ở mức đơn giản nhất.
3. Thái độ
Yêu thích môn học, nghiêm túc trong việc rèn luyện kĩ năng gõ 10 ngón.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án, phòng máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh
Học bài cũ
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
* Đặt vấn đề (1 phút)
Tiết trước các em đã biết cách sử dụng phần mềm Rapid Typing để luyện gõ 10 ngón. Tiết hôm nay các em tiếp tục luyện tập gõ mười ngón với phần mềm Rapid Typing
2. Dạy nội dung bài mới (36 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
3. Luyện tập gõ mười ngón với phần mềm Rapid Typing
GV
HS
GV
Tiếp tục cho HS luyện gõ 10 ngón với phần mềm Rapid Typing
Lần lượt cho học sinh luyện tập gõ theo các yêu cầu
- Chọn bài 4, 7 8 để luyện gõ các hàng phím dưới
- Chọn bài 5, 6 để luyện gõ các hàng phím trên
- Chọn bài 9 để luyện gõ các hàng phím số và các hàng phím trên
* Luyện gõ kết hợp với phím Shift:
Lựa chọn mức 1 nhóm 2
Sử dụng ngón út để nhấn giữ phím Shift kết hợp gõ phím tương ứngđể gõ các chữ in hoa.
* Luyện gõ số và kí hiệu trên hàng số:
Lựa chọn mức 1 nhóm 3
Lần lượt lựa chọn các bài trong nhóm 3 để luyện tập
Mỗi nhóm 2 em thực hành luyện trên máy
Quan sát các nhóm thực hành luyện tập gõ 10 ngón với phần mềm, chú ý giúp đỡ những nhóm thực hiện không đúng yêu cầu hoặc máy tính gặp sự cố.
- Chọn bài 4, 7 8 để luyện gõ các hàng phím dưới
- Chọn bài 5, 6 để luyện gõ các hàng phím trên
- Chọn bài 9 để luyện gõ các hàng phím số và các hàng phím trên
3. Củng cố, luyện tập (7 phút)
GV : Gọi 4 HS lên thực hiện lại bài luyện gõ
4 HS khác theo dõi, đánh giá kết quả đạt được
GV: Tổng kết, Nhận xét tiết thực hành.
HS : Thoát khỏi CT, thu dọn, tắt máy.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Luyện gõ 10 ngón với phần mềm Rapid Typing (nếu có)
- Đọc trước bài mới bài 7: "Quan sát hệ mặt trời"
Ngày soạn: 09/10/ 2018 Ngày dạy: 11/10/2018 Lớp 6C
Tiết 15, Bài 7. QUAN SÁT HỆ MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm. .
- Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu hệ mặt trời
2. Kỹ năng
- Thực hiện được việc khởi động, thoát khỏi phần mềm. Thực hiện các thao tác chuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát Trái Đất.
3. Thái độ
- Có ý thức tự khám phá phần mềm, vừa làm vừa quan sát.
4. Năng lực cần đạt
Năng lực tự học, năng lực học tập theo nhóm, hợp tác, quan sát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy chiếu để chiếu một số hình ảnh minh họa, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sgk, chuẩn bị bài cũ, đọc trước bài mới.
III. QUA TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ (2 phút)
* Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
* Hoạt động khởi động
Trái đất quay quanh mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Vì sao có ngày và đêm? Vì sao trong một năm lại có bốn mùa? Hệ mặt trời có những hành tinh nào? Các hành tinh chuyển động xung quanh mặt trời như thế nào?
Phầm mềm Solar System xẽ giải đáp cho chúng ta những câu hỏi đó.
2. Nội dung bài học (40 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về giao diện chính của phần mềm (8 phút)
+ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được giao diện chính của phần mềm.
+ Nhiệm vụ: Thực hành tìm hiểu trên phần mềm.
+ Phương thức thực hiện: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thực hành.
+ Sản phẩm: Bài tập thực hiện được theo yêu cầu của giáo viên, nêu được chức năng của phần mềm và cách sử dụng phần mềm
+ Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
Chiếu hình ảnh mô phỏng giao diện chính của phần mềm để học sinh quan sát
1. Giao diện chính của phần mềm
GV
HD: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Solar System trên màn hình Desktop
Giao diện chính của phần mềm mô phỏng hệ mặt trời 2.18
?Tb
Hãy chỉ trên hình minh họa hình ảnh các hành tinh, mặt trời, trái đất, mặt trăng?
HS
Lên chỉ trên hình
?K
Nêu chức năng chính của phần mềm?
Chức năng chính của phần mềm: Quan sát trái đất, quan sát mặt trăng, quan sát mặt trời và quan sát các hành tinh.
?K
Làm thế nào để quan sát được?
HS
Nháy chuột vào mỗi vùng để mở của sổ tương ứng
GV
Thao tác luôn trên phần mềm để học sinh quan sát và thực hiện theo
+ Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh:
Đánh giá qua kết quả các câu trả lời của học sinh
Hoạt động 2: Quan sát trái đất (15 phút)
+ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được cách dùng phần mềm để quan sát trái đất
+ Nhiệm vụ: Thực hành tìm hiểu trên phần mềm, giải thích các hiện tượng ngày đêm, các mùa trên trái đất.
+ Phương thức thực hiện: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thực hành.
+ Sản phẩm: Kết quả thực hành, kết luận về hiện tượng ngày và đêm trên trái đất, kết luận về các mùa trên trái đất.
+ Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
Chiếu hình ảnh mô phỏng cửa sổ nút lệnh quan sát Trái đất
2. Quan sát trái đất
GV
HD: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trái đất
Nháy đúp chuột vào biểu tượng trái đất
H 2.19. Cửa sổ nút lệnh quan sát Trái Đất
GV
Giới thiệu ý nghĩa các biểu tượng trong cửa sổ
HS
Chú ý quan sát
a) Quan sát Trái Đất
GV
HS
Nháy nút lệnh EARTH trong cửa sổ nút lệnh quan sát Trái Đất để mở cửa sổ quan sát trái đất
Làm mẫu để học sinh quan sát thực hiện theo (trên máy chiếu)
Thực hành trên máy theo nhóm đôi (do không đủ máy)
- Nháy nút lệnh EARTH trong cửa sổ nút lệnh quan sát Trái Đất để mở cửa sổ quan sát trái đất
- Kéo thả chuột trên hình Trái Đất để di chuyển đến các vùng khác nhau trên Trái Đất.
b) Ngày và đêm
?K
HS
Tìm hiểu thông tin sgk và cho biết tại sao lại có hiện tượng ngày và đêm?
Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục của mình là một ngày đêm. Khi quay, phần bề mặt Trái Đất hướng về Mặt Trời sẽ là ngày phần còn lại sẽ là đêm.
GV
HD: Nháy vào nút lệnh để quan sát vị trí tương đối của Trái Đất và Mặt trời giúp ta giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
Nháy vào nút lệnh để quan sát vị trí tương đối của Trái Đất và Mặt trời giúp ta giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
Cửa sổ quan sát hiện tượng ngày và đêm
(trên máy chiếu)
? K
HS
Tại sao lại có các mùa trên trái đất?
"Do các tia sáng chiếu xuống trái đất theo các góc khác nhau ...bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trên Trái Đất" (sgk/ 45)
c) Các mùa trên trái đất
(sgk -45)
HS
Quan sát và thực hành trên máy
GV
HS
HD: Nháy vào nút lệnh để quan sát Trái Đất quay quanh trục của mình và quay quanh Mặt trời vào các ngày, mùa trong năm.
Quan sát và thực hành trên máy để quan sát theo HD
Nháy vào nút lệnh để quan sát Trái Đất quay quanh trục của mình và quay quanh Mặt trời vào các ngày, mùa trong năm.
+ Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh:
Đánh giá qua kết quả thực hành và qua câu trả lời của học sinh.
Hoạt động 3: Luyện tập (17 phút)
+ Mục tiêu: Giúp học sinh được luyện tập các thao tác quan sát trái đất trên máy tính.
+ Nhiệm vụ: Thực hành trên máy quan sát Trái Đất
+ Phương thức thực hiện: Thực hành trên máy theo nhóm đôi
+ Sản phẩm: Kết quả thực hành
+ Tiến trình thực hiện
GV: Yêu cầu các nhóm đôi thực hành quan sát Trái Đất trên máy tính của mình tại phòng máy
HS: Thực hiện theo yêu cầu
+ Quan sát Trái Đất
+ Quan sát ngày và đêm
+ Quan sát các mùa trên Trái Đất
+ Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh:
Đánh giá qua kết quả thực hành và qua câu trả lời của học sinh.
3. Hướng dẫn học sinh tự học (3 phút)
+ Học bài cũ, thực hành ở nhà (nếu có máy)
+ Đọc trước các nội dung phần 3, 4, 5 sgk /46, 47, 48
+ Làm bài tập 1 sgk/50, đọc thêm phần "Tìm hiểu mở rộng"
Ngày soạn: 15/10/ 2018 Ngày dạy: 17/10/2018 Lớp 6C
Tiết 16, bài 7. QUAN SÁT HỆ MẶT TRỜI (tiếp)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm.
- Biết sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu hệ mặt trời
2. Kỹ năng
- Thực hiện được việc khởi động, thoát khỏi phần mềm. Thực hiện các thao tác chuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc quan sát, tìm hiểu về hệ mặt trời.
3. Thái độ
- Có ý thức tự khám phá phần mềm, vừa làm vừa quan sát, không sợ sai
4. Năng lực cần đạt
Năng lực tự học, năng lực học tập theo nhóm, hợp tác, quan sát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Một số tranh ảnh minh họa, giáo án điện tử
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sgk, chuẩn bị bài cũ, đọc trước bài mới.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ (2 phút)
* Kiểm tra bài cũ (Kết hợp khi học bài mới)
* Hoạt động khởi động
Tiết trước chúng ta được tìm hiểu CT phần mềm Solar System 3D Simulator để quan sát trái đất. Trong tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục sử dụng phần mềm vào quan sát mặt trăng, quan sát mặt trời, quan sát các hành tinh của hệ mặt trwoif
2. Nội dung bài học (42 phút)
Hoạt động 1: Quan sát mặt trăng (14 phút)
+ Mục tiêu: HS biết khởi động phần mềm, sử dụng các nút lệnh để quan sát các hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết, nhật thực, nguyệt thực.
+ Nhiệm vụ: Thực hành tìm hiểu trên phần mềm để giải thích các hiện tượng
+ Phương thức thực hiện: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thực hành.
+ Sản phẩm: Kết quả thực hành, kết luận về hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết, nhật thực, nguyệt thực.
+ Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
HD: Nháy chuột vào Mặt Trăng trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trăng.
3. Quan sát mặt trăng
Nháy chuột vào Mặt Trăng trong giao diện chính của phần mềm để mở cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trăng.
GV
Chiếu hình ảnh phần mềm có chú thích cho từng hình ảnh
H 2.25. Quan sát Mặt Trăng từ Trái Đất
HS
Cùng quan sát
a) Trăng tròn, trăng khuyết
(sgk/46)
? K
HS
Để quan sát được hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết trên phần mềm ta làm như thế nào?
Nháy vào nút lệnh trong cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trăng, em có thể tự khám phá và giải thích hiện tượng trăng tròn, trăng khuyết
GV
Làm mẫu trên máy các nút điều khiển của phần mềm cho HS quan sát
HS
Quan sát và thực hiện theo
- Quan sát chuyển động của trái đất và mặt trăng
b) Nhật thực, nguyệt thực
GV
- HD: Nháy vào nút lệnh trong cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trăng. Em có thể tự khám phá hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
- Thao tác trên máy để HS quan sát
Nháy vào nút lệnh trong cửa sổ nút lệnh quan sát Mặt Trăng để quan sát hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
HS
Quan sát và thực hiện theo trên máy và trả lời các câu hỏi
?
Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát hiện tượng nhật thực?
.
HS
Nhật thực: Hiện tượng khi Mặt Trăng che Mặt Trời. Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng. Một số vùng trên Trái Đất thấy hiện tượng Mặt Trời bị che bởi Mặt Trăng và đó là hiện tượng nhật thực
- Hiện tượng nhật thực (sgk/47)
?K
Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát hiện tượng nguyệt thực?
HS
GV
Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Trái Đất nằm giữa, Trái Đất sẽ bị che ánh sang từ Mặt Trời chiếu xuống Mặt Trăng. Từ Trái Đất chúng ta sẽ nhìn thấy hiện tượng nguyệt thực.
Chiếu hình ảnh
Hình 2.29 Hiện tượng nguyệt thực
Khi Mặt Trăng ở vị trí này, một vùng trên Trái Đất sẽ quan sát được hiện tượng nguyệt thực.
- Hiện tượng nguyệt thực:
+ Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh:
Đánh giá qua kết quả các câu trả lời và bài thực hành của học sinh
Hoạt động 2: Quan sát mặt trời (12 phút)
+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết sử dụng các nút lệnh để quan sát mặt trời, quan sát các quỹ đạo chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
+ Nhiệm vụ: Thực hành tìm hiểu trên phần mềm để giải thích các hiện tượng
+ Phương thức thực hiện: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thực hành.
+ Sản phẩm: Kết quả thực hành, kết luận về các hành tinh trong hệ mặt trời
+ Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
- Chiếu hình ảnh hướng dẫn cách sử dụng phần mềm để quan sát mặt trời
- HD: Nháy chuột vào biểu tượng Mặt Trời trong giao diện chính của phần mềm.
4. Quan sát mặt trời
a) Quan sát mặt trời
Hình 2.30 Quan sát Mặt Trời
Nháy nút lệnh để quan sát trực tiếp hình ảnh mô phỏng bề mặt của Mặt Trời và xem các thông tin.
HS
Quan sát và thực hiện các thao tác trên máy
Kéo thả chuột để di chuyển đến các vị trí khác nhau của Mặt Trời.
b) Quan sát quỹ đâọ chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời
Nháy nút lệnh để quan sát trực tiếp hình ảnh mô phỏng bề mặt của Mặt Trời và xem các thông tin.
GV
Chiếu hảnh ảnh
Hình 2.31. Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Kéo thả chuột để thay đổi góc nhìn mặt phẳng quỹ đạo.
HS
Thực hành quan sát và trả lời các câu hỏi
?
Sao Kim và sao Hỏa, sao nào ở gần mặt trời hơn?
?
Điều khiển khung nhìn để quan sát được toàn bộ quá trình trái đất quay xung quanh mặt trời và nhìn rõ được mặt trăng quay xung quanh trái đất?
?
Trái đất nặng bao nhiêu?
?
Độ dài quỹ đạo Trái đất quay 1 vòng mặt trời?
?
Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh?
?
Nhiệt độ TB trên Trái đất là bao nhiêu?
?
Nhiệt độ TB trên Sao Hỏa là bao nhiêu
HS
Thực thành theo nhóm -> Ghi kết quả sau khi quan sát, tìm hiểu được.
+ Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh:
Đánh giá qua kết quả các câu trả lời và bài thực hành của học sinh
Hoạt động 3: Quan sát các hành tinh của hệ mặt trời (8 phút)
+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết sử dụng các nút lệnh để quan sát các hành tinh của hệ mặt trời
+ Nhiệm vụ: Thực hành tìm hiểu trên phần mềm để giải thích các hiện tượng
+ Phương thức thực hiện: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, thực hành.
+ Sản phẩm: Kết quả thực hành, kết luận về các hành tinh trong hệ mặt trời
+ Tiến trình thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
GV
- Chiếu hình ảnh hướng dẫn cách sử dụng phần mềm để quan sát các hành tinh trong hệ mặt trời
- HD: Nháy chuột vào hình các hành tinh trong giao diện chính của phần mềm.
.
5. Quan sát các hành tinh của hệ Mặt Trời
Nháy chuột nút lệnh
HS
Hình 2.32 Các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Quan sát Các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Các hành tinh trong hệ mặt trời:
Mercury : Sao Thuỷ
Venus: Sao Kim
Earth: Trái Đất
Mars: Sao Hoả
Jupiter: Sao Mộc
Saturn: Sao Thổ
Uranus: Sao Thiên Vương
Neptune: Sao Hải Vương
+ Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của học sinh:
Đánh giá qua kết quả các câu trả lời và bài thực hành của học sinh
Hoạt động 3: Luyện tập (8 phút)
+ Mục tiêu: Giúp học sinh được luyện tập các thao tác quan sát mặt trăng,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12510216.docx