II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Phòng máy tin học.
- Học liệu: SGK, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Xem trước bài
- Nghiên cứu bài 14 sách giáo khoa trang 70.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu về định dạng văn bản.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máytính.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học khối 6 - Tiết 46: Định dạng văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
Tuần dạy
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết dạy
Lớp
46
24
18/02/2018
19/02/2018
3
6D
20/02/2018
4
6A
21/02/2018
2-4
6B- 6C
Tiết 46
ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được nội dung của việc định dạng kí tự.
- Nắm được định dạng đoạn văn bản và định dạng trang.
- Biết cách thực hành các thao tác cơ bản về định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản.
2. Kỹ năng:
- Hình thành kỹ năng định dạng văn bản sao cho nhanh rõ và hợp lý.
3. Thái độ:
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, ham học hỏi.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Định dạng văn bản trên máy tính.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Phòng máy tin học.
- Học liệu: SGK, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Xem trước bài
- Nghiên cứu bài 14 sách giáo khoa trang 70.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu về định dạng văn bản.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máytính.
(4) Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu mong muốn định dạng văn bản Microsoft Word.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Đưa 2 van bản (1 văn bản đã định dạng, một văn bản chưa định dạng)
Để có thể có được văn bản như hình 2, chúng ta phải làm như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó, cô và các em sẽ cũng tìm hiểu vào tiết học hôm nay nhé!
HS: Quan sát, nhận xét.
- Học sinh có nhu cầu tìm hiểu về cách soạn thảo văn bản.
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khái niệm định dạng
Mục tiêu: Giúp HS biết được định dạng văn bản là gì.
Phương pháp/ Kĩ thuật: Đàm thoại, Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp học, trả lời câu hỏi.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh nắm được khái niệm định dạng văn bản.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: thế nào là định dạng văn bản?
GV: chốt lại khái niệm định dạng văn bản.
GV: Nêu định dạng văn bản gồm bao nhiêu loại ?
GV: chuyển sang phần định dạng kí tự.
HS: Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác.
HS lắng nghe.
HS: gồm 2 loại là định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
1. Định dạng văn bản.
- Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác.
- Định dạng văn bản gồm:
+ Định dạng kí tự.
+ Định dạng đoạn văn bản.
2. Định dạng kí tự:
Mục tiêu: Giúp HS biết được định dạng kí tự và cách sử dụng nút lệnh để định dạng văn bản..
Phương pháp/ Kĩ thuật: Đàm thoại, Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp học, trả lời câu hỏi.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Sản phẩm: Học sinh nắm được cách sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng văn bản.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: thế naò là định dạng kí tự?
GV: HS nêu các thuộc tính cơ bản của kí tự ?
GV: lấy ví dụ cho từng tính chất.
GV: ngoài tính chất này còn nhiều tính chất khác.
GV: để định dạng kí tự có nhiều cách thực hiện, sau đây ta sẽ làm quen với 2 cách.
a) Sử dụng các nút lệnh:
HS: Định dạng kí tự: là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự.
HS: Phông chữ, cơ chữ, kiểu chữ, màu sắc.
HS: quan sát, lắng nghe.
HS: lắng nghe.
2. Định dạng kí tự:
- Định dạng kí tự: là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự.
- Các tính chất phổ biến:
+ Phông chữ.
+ Cỡ chữ.
+ Kiểu chữ.
+ Màu sắc.
a) Sử dụng các nút lệnh:
+ Phông chữ: (sgk)
+ Cỡ chữ: (sgk)
+ Màu chữ: (sgk)
Phông chữ
Cỡ chữ
In đậm
Gạch chân
nghiêng
Màu chữ
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách định dạng kí tự bằng cách sử dụng nút lệnh.
Phương pháp/ Kĩ thuật: Đàm thoại, Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp học, trả lời câu hỏi.
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng thực hành trong tin học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Nhắc lại những kiến thức chính cần nhớ trong bài học.
GV: Nhấn mạnh cho HS: Việc định dạng có thể thực hiện trong quá trình gõ văn bản hoặc sau khi đã gõ toàn bộ văn bản. Việc định dạng trong khi gõ văn bản chỉ thích hợp khi cần định dạng ngay một vài ký tự. thông thường nên tiến hành định dạng sau khi gõ văn bản.
- Nếu không chọn trước phần văn bản thi thao tác định dạng kí tự sẽ được áp dụng cho các kí tự được gõ vào sau đó.
HS: Chú ý, lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 4. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
Phương pháp/Kĩ thuật: làm việc cá nhân, nhóm.
Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học
Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
Học sinh biết cách mở rộng các kiến thức của mình thông qua các bài tập thực tế.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh về tìm hiểu các tính chất khác trên thanh công cụ để định dạng văn bản.
- Về nhà, nghiên cứu sách giáo khoa hoặc nghiên cứu qua tài liệu để trả lời, tiết sau báo cáo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 15 Chinh sua van ban_12305480.docx