Hoạt động 1: (12) Hướng dẫn sử dụng nút lệnh để định dạng
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước để thực hiện định dạng kí tự.
- HS: Trả lời.
- GV: Giới thiệu các nút lệnh định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ.
- HS: Nghe giảng, ghi bài
- GV: Gọi 1 vài HS lên bảng thao tác định dạng kí tự
71 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tin học khối 6 - Trường THCS Thắng Quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n máy (nếu có)
Ngày dạy: Lớp 6B: Sĩ số:
Lớp 6C: Sĩ số:
Tiết 47: Bài 16: định dạng văn bản (Tiếp)
Bài 17: Định dạng đoạn văn bản
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết định dạng kí tự bằng sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại.
- Biết khái niệm định dạng đoạn văn bản.
2. Kỹ năng :
- Thực hiện được các thao tác định dạng kí tự bằng các nút lệnh trên thanh công cụ Formatting và hộp thoại Font.
3. Thái độ:
- Nhận biết ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy vi tính.
- Có tác phong suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học.
II- Chuẩn bị.
a) Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
b) Chuẩn bị của h ọc sinh
- Đọc trước bài.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: (6’)
- Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (12’) Hướng dẫn sử dụng nút lệnh để định dạng
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước để thực hiện định dạng kí tự.
- HS: Trả lời.
- GV: Giới thiệu các nút lệnh định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và màu chữ.
- HS: Nghe giảng, ghi bài
- GV: Gọi 1 vài HS lên bảng thao tác định dạng kí tự
* Hoạt động 2: (10’) Sử dụng hộp thoại Font để định dạng kí tự.
- GV: Hướng dẫn học sinh sử dụng hộp hội thoại Font để định dạng.
- HS: Quan sát.
- GV: Cho HS nhận xét so sánh về 2 cách định dạng kí tự bằng hộp thoại và bằng các nút lệnh.
- HS: Nhận xét
- GV: Nêu chú ý
- HS: Nghe giảng, ghi bài
*Hoạt động 3: (12’)Tìm hiểu định dạng đoạn văn bản
- GV: Cho HS quan sát hai văn bản một văn bản đã có nội dung nhưng chưa được định dạng và một văn bản khác với cùng nội dung nhưng đã được định dạng.
- HS: Nhận biết và so sánh sự khác nhau giữa văn bản chưa định dạng và văn bản đã định dạng các đoạn văn bản.
- GV: Giới thiệu các tính chất định dạng đoạn văn.
- HS: Nghe giảng và ghi bài.
- GV: Lưu ý HS khác với định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản có tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở đó.
- HS: Nghe giảng.
2 - Định dạng kí tự:
a) Sử dụng các nút lệnh.
Các nút lệnh gồm :
* Phông chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font và chọn phông thích hợp.
* Cỡ chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font Size và chọn cỡ chữ cần thiết.
* Kiểu chữ: Nháy các nút Bold (chữ đậm), Italic (chữ nghiêng), Underline (chữ gạch chân).
* Màu chữ: Nháy nút bên phải hộp Font Color và chọn màu thích hợp.
b) Sử dụng hộp hội thoại Font.
B1: Chọn phần văn bản muốn định dạng.
B2: Chọn lệnh Format
B3: Chọn lệnh Font và sử dụng hộp hội thoại font.
* Lưu ý: Nếu không chọn trước phần văn bản nào đó thì các thao tác định dạng sẽ được áp dụng cho các kí tự sẽ được gõ vào sau khi đã sử dụng hộp hội thoại Font.
Bài 17: Định dạng đoạn văn bản
1. Định dạng đoạn văn
- Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản:
* Kiểu căn lề
* Vị trí của cả đoạn văn bản so với toàn trang.
* Khoảng cách lề của dòng đầu tiên
* Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới
* Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
3. Củng cố: (4’)
- Nhắc lại các thao tác định dạng kí tự.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Học phần ghi nhớ và làm bài tập SGK – Tr 88.
Ngày dạy: Lớp 6B: Sĩ số:
Lớp 6C: Sĩ số:
Tiết 48: Bài 17: Định dạng đoạn văn bản (Tiếp)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết định dạng đoạn văn bản.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản bằng các nút lệnh và bằng hộp thoại Paragraph.
3. Thái độ:
- Yêu thích, say mê học tập.
II- Chuẩn bị.
a) Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
b) Chuẩn bị của h ọc sinh
- Đọc trước bài.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: (6’)
- Nêu các cách định dạng kí tự mà em biết.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn học sinh sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng đoạn văn
- GV: Nêu các bước sử dụng nút lệnh để định dạng đoạn văn.
- HS: Nghe giảng và ghi bài.
- GV: Giới thiệu các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
- HS: Quan sát.
* Hoạt động 2: (15’) Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph
- GV: Hướng dẫn học sinh các bước định dạng đoạn văn bằng hộp hội thoại Paragraph.
- HS: Quan sát, ghi nhớ.
- GV: Yêu cầu HS hãy chỉ ra các lựa chọn định dạng đoạn văn trên hộp thoại Paragraph tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
- HS: Trả lời.
- GV: Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK – 90
- HS: Đọc
2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn
- Để định dạng đoạn văn: Đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
Thanh công cụ định dạng
* Căn lề: (Căn thẳng lề trái), (Căn giữa), (Căn thẳng lề phải), (Căn thẳng hai lề).
* Thay đổi lề cả đoạn văn: (Giảm mức thụt lề trái), (Tăng mức thụt lề trái).
* Khoảng cách dòng trong đoạn văn: Nháy nút bên phải nút lệnh (khoảng cách dòng) và chọn tỉ lệ.
3. Định dạng đoạn văn bằng hộp hội thoại Paragraph.
Hộp thoại Paragraph
- Đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn cần định dạng và mở bảng chọn Format --> Paragraph... --> chọn các khoảng cách thích hợp trong các ô Before và After --> OK.
* Ghi nhớ: SGK - 90
3. Củng cố (8’)
- GV gọi 1 vài HS lên thực hiện thao tác định dạng đoạn văn bản.
- Cho HS trả lời câu hỏi 1, 4, 6 SGK – 91.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Học phần ghi nhớ và làm bài tập SGK - 91.
- Xem trước bài thực hành số 7.
Ngày dạy: Lớp 6B: Sĩ số:
Lớp 6C: Sĩ số:
Tiết 49: Bài thực hành số 7
em tập trình bày văn bản
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết và thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Luyện tập các kĩ năng mở văn bản đã lưu trên máy, gõ nội dung văn bản và lưu văn bản, các kĩ năng định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích, say mê học tập.
II- Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
- Phòng máy, máy tính, máy chiếu projecter.
b) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài thực hành.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra trong quá trình thực hành.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (5’) Tìm hiểu mục đích, yêu cầu
- GV: Nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành.
- HS: Nghe giảng, ghi bài.
* Hoạt động 2: (35’) Thực hành
- GV: Yêu cầu HS khởi động Word và mở bài Bien dep.doc. Yêu cầu HS áp dụng các định dạng đã học để trình bày văn bản theo mẫu.
* Yêu cầu
1. Tiêu đề có phông chữ, kiểu chữ, màu chữ khác với nội dung văn bản. Cỡ chữ của tiêu đề phải lớn hơn nhiều so với nội dung.
- Đoạn cuối cùng: (Theo Vũ Tú Nam) có màu chữ và kiểu chữ khác với nội dung.
2. Tiêu đề căn giữa trang. Các đoạn nội dung căn thẳng cả 2 lề, đoạn cuối cùng (Theo Vũ Tú Nam) căn thẳng lề phải.
3. Các đoạn nội dung có dòng đầu thụt lề.
4. Kí tự đầu tiên của đoạn 1 có cỡ chữ lớn hơn và kiểu chữ đậm.
+ Lưu văn bản với tên cũ (chỉ cần nháy lại vào biểu tượng Save ).
- HS: Thực hành trên máy
- GV: Kiểm tra việc thực hành của HS. Cho điểm những HS thực hành nhanh nhất và cố gắng nhất.
1. Mục đích yêu cầu
- Biết và thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản.
2. Nội dung :
a) Định dạng văn bản
- Khởi động Word và mở tệp Bien dep. doc.
- Trình bày giống mẫu sau đây:
biển đẹp
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Lại đến 1 buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên.
Rồi một ngày mưa rào. Mưa răng răng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc... Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe, nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.
Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc lên hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời
(Theo Vũ Tú Nam)
- Lưu văn bản bằng tên cũ.
3. Củng cố: (4’)
- Nhận xét, đánh giá giờ thực hành.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Thực hành ở nhà (nếu có)
Ngày dạy: Lớp 6B: Sĩ số:
Lớp 6C: Sĩ số:
Tiết 50: Bài thực hành số 7
em tập trình bày văn bản (Tiếp)
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết và thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Luyện tập các kĩ năng tạo văn bản mới, gõ nội dung văn bản và lưu văn bản, các kĩ năng định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, yêu thích, say mê học tập.
II- Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
- Phòng máy, máy tính, máy chiếu projecter.
b) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài thực hành.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra trong quá trình thực hành.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: (5’) Nêu mục đích yêu cầu bài thực hành.
GV: Nêu mục đích yêu cầu.
HS: Nghe giảng.
Hoạt động 2: (35’) Thực hành
GV: Yêu cầu HS khởi động Word và mở tệp mới. Yêu cầu HS gõ và định dạng đoạn văn theo mẫu. Lưu văn bản với tên Tre xanh.
HS: Thực hành trên máy
GV: Quan sát, giúp đỡ (nếu cần). Hướng dẫn thêm những HS yếu chưa nắm vững các thao tác định dạng văn bản.
- GV: Kiểm tra việc thực hành của HS. Cho điểm những HS thực hành nhanh nhất và cố gắng nhất.
b) Thực hành
1. Gõ và định dạng đoạn văn theo mẫu
Tre xanh
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu!
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
( Theo Nguyễn Duy)
2. Lưu văn bản với tên Tre xanh
3. Củng cố: (4’)
- Nhận xét, đánh giá giờ thực hành.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Thực hành ở nhà (nếu có).
Ngày dạy: Lớp 6B: Sĩ số:
Lớp 6C: Sĩ số:
Tiết 51: Bài tập
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức phần soạn thảo văn bản: Soạn thảo văn bản đơn giản, chỉnh sửa, định dạng văn bản.
2. Kỹ năng:
- Thao tác được với phần mềm soạn thảo văn bản.
3. Thái độ:
- Nhận thức được ưu điểm của việc soạn thảo văn bản bằng Word.
- Có tác phong, suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học.
II- Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn tập.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra:
Kiểm tra kết hợp cùng với phần ôn tập.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi trong sách giáo khoa.
- GV nêu câu hỏi.
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 2: (27’) Hướng dẫn trả lời một số bài tập trong sách giáo khoa.
+ GV nêu câu hỏi 1. Yêu cầu HS trả lời.
- HS trả lời câu hỏi.
- 1 vài HS trình bày câu trả lời.
- Các HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét tổng kết.
+ GV nêu câu hỏi 2.
- HS chọn đáp án đúng.
- Các HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét tổng kết.
- GV nêu câu hỏi 3. Yêu cầu HS trả lời.
- HS trả lời câu hỏi.
- 1 vài HS trình bày câu trả lời.
- Các HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV nêu câu hỏi 4.
- HS trả lời
- GV nhận xét.
- GV nêu câu hỏi 5.
- HS điền vào chỗ chấm.
- GV Hướng dẫn HS khi sử dụng kết hợp các nút lệnh trên.
- GV nêu câu hỏi 6
- HS nhận dạng các nút lệnh trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
I - Câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word nhanh nhất.
Câu 2:
Hãy nêu các thành phần cơ bản của một văn bản?
Câu 3: Nêu sự giống nhau và khác nhau về chức năng của phím Delete và phím Backspace trong soạn thảo văn bản?
Câu 4: Nêu các thao tác để sao chép và di chuyển một phần văn bản.
II - Bài tập
Câu 1: Điền từ đúng vào các vùng trống trong các câu sau đây:
* Bảng chọn gồm các lệnh được sắp xếp theo từng nhóm. Hàng liệt kê các bảng chọn được gọi là thanh bảng chọn.
* Thanh công cụ gồm các nút lệnh
* Nút lệnh giúp truy cập nhanh tới các lệnh thường dùng nhất mà không cần mở bảng chọn.
Câu 2: Đánh dấu các lựa chọn đúng trong các câu sau đây:
a) Để mở một văn bản đã được lưu trên máy tính, em sử dụng nút lệnh
A. Save B. New
C. Open D. Copy
b) Để lưu văn bản trên máy tính em sử dụng nút lệnh
A. Copy B. New
C. Open D. Save
c) Để mở văn bản mới, em sử dụng nút lệnh.
A. Save B. New
C. Open D. Copy
Câu 3: Đánh dấu các câu đúng
a) Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em phải trình bày văn bản ngay khi gõ nội dung văn bản. (Sai)
b) Khi gõ nội dung văn bản, máy tính tự động xuống hàng dưới khi con trỏ soạn thảo đã tới lề phải. (Đúng)
c) Khi soạn thảo văn bản trên máy tính em có thể sửa lỗi trong văn bản sau khi gõ nội dung văn bản hoặc bất kì lúc nào em thấy cần thiết. (Đúng)
d) Em chỉ có thể trình bày nội dung của văn bản bằng một vài phông chữ nhất định. (Sai)
Câu 4: Em có thể khôi phục (Undo) được bao nhiêu thao tác trước đó:
A. Chỉ được một thao tác
B. 16 thao tác
C. Nhiều hơn 16 thao tác
Câu 5: Hãy điền tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh sau:
Nút dùng để định dạng kiểu chữ .
Nút dùng để định dạng kiểu chữ .
Nút dùng để định dạng kiểu chữ .
Câu 6: Hãy điền tác dụng định dạng đoạn văn của các nút lệnh sau:
Nút dùng để
Nút dùng để
Nút dùng để
Nút dùng để
3. Củng cố: (2’)
- Nhắc lại những nội dung chính của bài.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Thực hành trên máy tính.
- Đọc thêm tài liệu
- Chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết.
Ngày dạy: Lớp 6B: Sĩ số:
Lớp 6C: Sĩ số:
Tiết 52: Kiểm tra 1 tiết
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết thực hiện thao tác khởi động Word
- Biết tạo văn bản mới, mở văn bản đã được lưu trên máy tính, lưu văn bản.
- Các thao tác sao chép, di chuyển một phần văn bản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được một số nút lệnh cơ bản trên thanh công cụ.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác làm bài.
II- Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đề bài, đáp án, đề photo.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn tập.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra:
Không kiểm tra.
2. Bài mới:
Đề bài
Điểm
Đáp án
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Để lưu văn bản trên máy tính em sử dụng nút lệnh:
A. Save B. New
C. Open D. Copy
2. Một chữ cái, chữ số hay kí hiệu em gõ bằng bàn phím được gọi là:
A. một kí tự B. một phông chữ
C. một chữ D. Cả A, B và C
3. Sử dụng phím Backspace để xoá từ More, em cần đặt con trỏ soạn thảo ở đâu?
A. Ngay trước chữ O B. Ngay trước chữ E
C. Ngay trước chữ M D. Ngay cuối từ More
4. Em sử dụng hai nút lệnh nào dưới đây để di chuyển phần văn bản?
A. và B. và C. và
5. Chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân, được gọi là
A. phông chữ B. cỡ chữ
C. kiểu chữ D. cả A, B và C
6. Em có thể khôi phục (Undo) được bao nhiêu thao tác trước đó:
A. Chỉ được một thao tác B. 16 thao tác C. Nhiều hơn 16 thao tác
Câu 2: (1,5 điểm) Hãy điền tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh sau đây:
Nút dùng để định dạng kiểu chữ
Nút dùng để định dạng kiểu chữ .
Nút dùng để định dạng kiểu chữ
Câu 3: (2 điểm) Hãy ghép mỗi nút lệnh ở cột A ứng với tác dụng tương ứng ở cột B:
A
Nối
B
1)
a) Căn thẳng hai lề đoạn văn bản
2)
b) Căn thẳng lề trái đoạn văn bản
3)
c) Căn thẳng lề phải đoạn văn bản
4)
d) Căn giữa đoạn văn bản
e) Điều chỉnh khoảng cách các dòng trong đoạn văn
II- Tự luận
Câu 1: (1 điểm)
Hãy nêu cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word nhanh nhất.
Câu 2: (2 điểm)
Nêu sự giống và khác nhau về chức năng của phím Delete và phím Backspace trong soạn thảo văn bản.
Câu 3: (2 điểm)
Nêu các thao tác để sao chép một đoạn văn bản.
5 đ
1,5 đ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5đ
2 đ
0,5
0,5
0,5
0,5
5 đ
1 đ
2 đ
2 đ
ý A
ý A
ý D
ý A
ý C
ý C
đậm
nghiêng
gạch chân
1 – c
2 – a
3 – e
4 – d
Câu 1:
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng Word trên màn hình nền.
Câu 2:
- Giống nhau: Để xóa một vài kí tự
- Khác nhau: Phím Backspace dùn để xóa kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo. Phím Delete dùng để xóa kí tự ngay sau con trỏ soạn thảo.
Câu 3:
Các thao tác sao chép một đoạn văn:
1. Chọn phần văn bản muốn sao chép và nháy nút Copy
2. Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép và nháy nút Paste.
3. Củng cố:
- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đọc trước bài: Trình bày trang văn bản và in.
Ngày dạy: Lớp 6B: Sĩ số:
Lớp 6C: Sĩ số:
Tiết 53: Bài 18: Trình bày trang văn bản và in
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết được một số khả năng trình bày trang văn bản của Word.
- Biết các thao tác chọn hướng trang và đặt lề trang.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện các thao tác chọn hướng trang và đặt lề trang.
- Các thao tác xem trước khi in.
3. Thái độ
- Rèn luyện tư duy, tác phong làm việc khoa học.
II- Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra:
Không kiểm tra.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: (15’) Trình bày trang văn bản
- GV: Cho HS quan sát trên màn hình 2 văn bản mẫu về các kiểu trình bày trang văn bản khác nhau (trình bày theo trang đứng và trang nằm ngay)
- HS: Quan sát
- GV: Em hãy so sánh sự khác nhau về cách trình bày giữa hai trang văn bản này?
- HS: Trả lời.
- GV: Đưa ra văn bản mẫu, chỉ cho HS thấy các lề của trang. Lề trang là biên ngoài của vùng chứa văn bản và được tính từ mép giấy tới văn bản.
- HS: Quan sát, nhận biết các lề trang.
- GV: Nêu các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản.
- HS: Nghe giảng, ghi bài.
- GV: Nêu lưu ý:
+ Đừng nhầm lề trang với lề đoạn văn. Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể thò ra ngoài lề trang.
+ Nếu văn bản có nhiều trang việc chỉnh lề trang có tác dụng cho mọi trang của văn bản.
- HS : Nghe giảng.
*Hoạt động 2: (25’) Chọn hướng trang và đặt lề trang.
- GV: Hướng dẫn học sinh cách đặt lề trang văn bản: Lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới.
- HS: Quan sát, ghi chép và thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- GV: Đưa ra lưu ý khi thao tác trên hộp hội thoại có thể xem hình minh hoạ ở góc dưới bên phải hộp hội thoại để thấy ngay tác dụng của việc điều chỉnh.
- HS: Nghe giảng, ghi bài
1. Trình bày trang văn bản.
a) Trang đứng
Các lề trang
- Các yêu cầu cơ bản khi khi trình bày trang văn bản gồm:
+ Chọn hướng trang: Trang đứng hay trang nằm ngang
+ Đặt lề trang: Lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới.
* Lưu ý : SGK
2. Chọn hướng trang và đặt lề trang.
Hộp thoại Page Setup
- Chọn File --> Page Setup --> Margins
Trong đó:
+ Chọn hướng trang: Trang đứng (Portrait) hay trang nằm ngang (Landscape)
+ Đặt lề trang: Lề trái (Left), lề phải (Right), lề trên (Top), lề dưới (Bottom).
* Lưu ý: SGK/95
3. Củng cố: (4’)
- Thực hiện lại một số thao tác chọn hướng trang và đặt lề cho trang văn bản.
- Gọi học sinh vào máy thực hiện.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Học thuộc bài cũ.
- Trả lời câu hỏi SGK/96
Ngày dạy: Lớp 6B: Sĩ số:
Lớp 6C: Sĩ số:
Tiết 54: Bài 18: Trình bày trang văn bản và in (Tiếp)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết cách xem trước khi in và in văn bản.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện các thao tác xem trước khi in, in trang văn bản.
3. Thái độ
- Rèn luyện tư duy, tác phong làm việc khoa học.
II- Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: (6’)
- Nêu sự khác biệt của lề trang văn bản và lề đoạn văn bản.
2. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*Hoạt động 1: (25’) In văn bản
- GV đặt vấn đề sau khi soạn thảo văn bản song các em muốn xem kết quả mình làm được nó như thế nào, các em muốn in ra giấy để nhìn thấy. Muốn in văn bản ta thực hiện như thế nào?
- HS: Nghe giảng.
- GV giới thiệu thao tác in văn bản bằng hai cỏch sử dụng nỳt lệnh Print trờn thanh cụng cụ hoặc sử dụng lệnh File --> Print.
- Quan sỏt, ghi bài
- GV: Cho HS quan sỏt và giới thiệu hộp thoại Print
Trong đú:
Name: Tờn mỏy in (chọn mỏy để in nếu mỏy tớnh cú nhiều mỏy in)
All: In tất cả cỏc trang.
Current page: In trang hiện tại chứa con trỏ.
Pages: In số trang cụ thể
Number of copies: Số bản in
* Lưu ý: Để in được thì máy tính phải được nối với máy in và máy in phải bật.
- GV: Cho HS quan sỏt VD một số khiếm khuyết cần trỏnh của trang in khi soạn thảo văn bản.
- GV: Vỡ vậy để đỡ tốn thời gian và giấy mực. Trước khi in, người ta thường xem tổng thể trang mình cần in có gì sai sót không bằng cách sử dụng nút lệnh Print Preview trên thanh công cụ (bên phải nút Print ). Giới thiệu màn hỡnh Print Preview
- HS: Quan sỏt, ghi bài.
* Hoạt động 2: (10’) Cõu hỏi và bài tập
- GV yờu cầu HS trả lời cõu 3 SGK/96
- HS trả lời, lờn thực hiện thao tỏc trờn mỏy tớnh.
- GV yờu cầu HS trả lời cõu 4 SGK/96
- HS trả lời, lờn thực hiện thao tỏc trờn mỏy tớnh.
- GV: Cho một trang văn bản, yêu cầu HS lên thực hiện thao tác trình bày trang với lề như sau: Lề trên: 2cm
Lề dưới: 2cm
Lề trái: 3,17 cm
Lề phải: 2cm
- HS: Lên thực hiện trên máy cho cả lớp quan sát.
3. In văn bản
- Nháy nút lệnh Print trên thanh công cụ.
Hộp thoại Print
- Nháy nút Print Preview để kiểm tra trình bày của trang trước khi in. Nháy nút trên thanh công cụ để trở về chế độ soạn thảo.
4. Cõu hỏi và bài tập
Cõu 3 (SGK – 96)
File --> Page Setup --> chọn Portrait --> OK.
Cõu 4 (SGK – 96)
File -> Print, hộp thoại Print hiện ra, gõ trang cần in ở ô Pages. (gõ 1-2).
3. Củng cố: (3’)
- Nhắc lại kiến thức trọng tõm của bài.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Học thuộc bài cũ.
- Trả lời câu hỏi SGK/96
Ngày dạy: Lớp 6B: Sĩ số:
Lớp 6C: Sĩ số:
Tiết 55: Bài 19: TèM KIỂM VÀ THAY THẾ
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết được tác dụng của các tính năng tìm kiếm và thay thế.
2. Kĩ năng:
- Biết cách thực hiện các thao tác tìm kiếm và thay thế.
3. Thái độ:
- Tích cực trong các hoạt động học tập.
II- Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu Projecter.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nờu cỏc yờu cầu cơ bản khi trỡnh bày trang văn bản?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (18’) Tỡm phần văn bản
- GV: Đặt vấn đề khi soạn thảo trên máy tính, phần mềm sẽ cung cấp cho em nhiều công cụ sửa lỗi rất nhanh chóng. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu các công cụ tìm và thay thế trong văn bản
- HS: Nghe giảng.
- GV giới thiệu hộp thoại Find SGK và cách tìm phần văn bản qua máy chiếu.
- HS: Quan sỏt
- GV: Yờu cầu HS mở tệp Bien dep Tìm những từ biển.
- HS: Sử dụng thao tác tìm kiếm tìm những từ “biển”.
* Hoạt động 2: (17’) Tìm hiểu thay thế
- GV: Đặt vấn đề ngoài việc tìm kiếm, phần mềm còn giúp em thay thế nhanh một từ hoặc dãy kí tự bằng cách sử dụng hộp thoại Find and Replace
- HS: Nghe giảng
- GV hướng dẫn các thao tác thay thế.
- HS: Quan sát, ghi bài.
- GV: Yêu cầu HS hãy thay thế những từ “Biển” thành “Sông”, thay thế lại như trạng thái ban đầu (sông thành biển)
- HS: Thực hành trên máy.
1. Tỡm phần văn bản
Tỡm phần văn bản
Mở bảng chọn Edit -->Find --> Xuất hiện hộp thoại Find and Replace.
+ Gõ nội dung cần tìm vào ô Find what
+ Nháy Find next
2. Thay thế
- Tính năng thay thế giúp tìm nhanh dãy kí tự trong văn bản và thay thế dãy kí tự tìm được bằng một dãy khác. Để thực hiện được ta dùng lệnh sau:
- Chọn lệnh Edit --> Replace --> Hộp thoại Find and Replace xuất hiện.
+ Gõ nội dung cần thay thế vào ô Find what.
+ Gõ nội dung thay thế vào ô Replace with.
+ Nháy nút Find Next để tìm.
+ Nháy nút Replace để thay thế.
3. Củng cố: (4’)
- Nhắc lại thao tác tìm kiếm và thay thế.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Trả lời câu hỏi và bài tập (SGK- 98, 99).
- Thực hành trên máy (nếu có).
Ngày dạy: Lớp 6B: Sĩ số:
Lớp 6C: Sĩ số:
Tiết 56: Bài 20: Thêm hình ảnh để minh hoạ
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết được tác dụng minh hoạ của hình ảnh trong văn bản
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được các thao tác chèn hình ảnh vào văn bản.
3. Thái độ:
- Nhận thấy hiệu quả đặc biệt khi chèn thêm hình ảnh vào trang văn bản làm cho nội dung trang văn bản thêm sinh động.
II- Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy vi tính, máy chiếu Projector.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: (6’)
Gọi 3 học sinh thực hiện cách tìm kiếm (1 từ, nhóm kí tự và một câu) trong văn bản. Sử dụng công cụ tìm kiếm.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: (13’) Tìm hiểu tác dụng minh hoạ của hình ảnh trong văn bản
- GV: Nêu ưu điểm khi chèn hình ảnh vào văn bản.
- HS: Ghi chép, thông tin.
* Hoạt động 2: (22’) Tìm hiểu các bước chèn hình ảnh vào văn bản
- GV: Hướng dẫn học sinh các bước chèn hình ảnh vào văn bản trên máy cho HS quan sát.
- HS: Quan sát.
- GV: Yêu cầu HS nêu lại các bước cần thực hiện.
- HS: Trả lời.
GV: Gọi 1 vài HS lên thực hiện chèn hình ảnh vào văn bản.
1. Chèn hình ảnh vào văn bản.
* Đặc điểm:
- Chèn hình ảnh vào văn bản làm cho nội dung của văn bản trực quan, sinh độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12321128.doc