I.Mục tiêu:
Kiến thức:
HS làm quen với mô hình không gian ba chiều của geogebra.
Vẽ hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp với geogebra.
Kỹ năng:
HS vẽ được các hình lăng trụ, chóp trong không gian.
Thái độ:
Yêu thích môn học, học tập nghiêm túc.
Năng lực –phẩm chất:
Năng lực: Phát triển tư duy sáng tạo, vẽ hình học, sử dụng CNTT.
Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, yêu thương và đoàn kết với bạn bè. Kính trọng thầy cô. Sử dụng và bảo quản máy tính đúng quy trình.
II.Phương pháp-kỹ thuật:
PP: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, làm mẫu.
KT: Đặt câu hỏi gợi mở.
243 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tin học khối 8 (cả năm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)?
A. 2 đến 2 -1; B. -215 đến 215 - 1; C. -215 đến 215 -1; D. -215 đến 215.
Câu 5. Kết quả của phép toán 45 div 2 mod 3 + 1 là bao nhiêu?
A. 7; B. 5; C. 3; D. 2.
Câu 6. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, câu lệnh khai báo nào sau đây đúng?
A. var a, b : integer; B. var x = real; C. const x := 5 ; D. var thong bao : string.
Câu 7. Trong ngôn ngữ lập trình Pasal, câu lệnh gán nào sau đây đúng?
A. x := real; B. y = a +b; C. z := 3; D. i = 4.
Câu 8. Trong Pascal, giả sử x là biến kiểu số nguyên. Phép gán nào sau đây là hợp lệ?
A. x := 15/2; B. x := 50; C. x := 2,4; D. x := 83000.
Câu 9. Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm có bao nhiêu bước?
A. 2; B. 3; C. 4; D. 5.
Câu 10. Kết thúc thuật toán sau đây, hãy cho biết giá trị của biến T và i là bao nhiêu?
B1: T ß 20; i ß 0;
B2: i ß i + 5;
B3: Nếu i <=20 thì T ß T + i và quay lại bước 2;
B4: Thông báo kết qủa và kết thúc thuật toán.
A. T = 25, i = 25; B. T = 40, i = 25; C. T = 70, i = 25; D. T = 40, i = 20;
Câu 11. Trong Pascal, câu lệnh điều kiện nào sau đây được viết đúng?
A. if a := 1 then a := a + 1; B. if a > b else write(a);
C. if (a mod 2) =0 then write(‘So khong hop le’); D. if x = y; then writeln(y);
Câu 12. Nếu cho x = 10, giá trị của x là bao nhiêu sau câu lệnh: if x > 5 then x := x + 5;?
A. 15; B. 10; C. 5; D. 20.
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Viết biểu thức toán sau đây dưới dạng biểu thức trong Pascal.
a ) 15 mod 8 b) 12 div 7
c ) d) (25 + 4).6
Bài 2. (2 điểm) Em hãy viết thuật toán tính tổng 20 số tự nhiên đầu tiên
Bài 3. (3 điểm) Viết chương trình tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật với độ dài các cạnh được nhập từ bàn phím.
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm – Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
B
C
D
A
C
B
B
C
C
A
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
BÀI
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Bài 1
a . 7
b. 1
c . (x*x+y)/(y*y+x)
d. (2*2*2*2*2 + 4)*6
0,5
0,5
0,5
0,5
Bài 2
B1: i ß 0, Sum ß 0;
B2: i ß i + 1;
B3: Nếu i £ 20 thì Sum ß Sum + i và quy lại B2;
B4: Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
0,5
0,5
0,5
0,5
Bài 3
Program hinh_chu_nhat;
Uses crt;
Var a, b, V, S : real;
0,5
Begin
Clrscr;
Write(‘Nhap chieu dai a = ‘); readln(a);
Write(‘Nhap chieu rong b = ‘); readln(b);
0,5
0,5
V := (a + b)*2;
S := a*b;
0,25
0,25
Writeln(‘Chu vi hinh chu nhat la: ‘, v:2:1);
Writeln(‘Dien tich hinh chu nhat la: ’ , s:2:1);
Readln;
End.
0,5
0,5
3. Nhận xét
Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết kiểm tra.
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Về nhà làm lại bài kiểm tra
- Xem trước phần còn lại của bài “Học vẽ hình với phần mềm GeoGebra”
Tuần:
20
Ngày soạn:
Tiết:
37+38
Ngày giảng:
GIẢI TOÁN VÀ HÌNH PHẲNG VỚI GEOGEBRA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết sử dụng phần mềm Geogebra để vẽ một số hình hình học.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm vẽ hình Geogebra.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4.Năng lực-phẩm chất:
-Có năng lực củng cố kiến thức dựng hình để vẽ trong phần mềm và làm việc theo nhóm.
-Năng lực chung: giải quyết vấn đề.
-Năng lực riêng: sử dụng công nghệ thông tin vào toán học và hình học.
-Phẩm chất tự tin, tự chủ giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa, máy tính điện tử, phần mềm Geogebra.
III.Phương pháp:
-Thảo luận nhóm, đặt vấn đề giải quyết vấn đề.
-Đặt câu hỏi gợi mở, vấn đáp.
IV. Tiến trình bài dạy:
Tổ chức lớp: 8C 8B 8A
A.Hoạt động khởi động.
?Nêu các công cụ vẽ đường song song, vuông góc, phân giác, trung trực.
B.Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập.
Hoạt động 1: Tạo đối tượng số trực tiếp từ dòng nhập lệnh:
MT:
HS biết cách tạo đối tương số trực tiếp trên dòng lệnh.
Thái độ học tập nghiêm túc.
Năng lực: Vận dụng kiến thức tin học vào hình học để tạo được đối tượng và giải quyết vấn đề hợp tác theo nhóm.
Phương pháp, kỹ thuật: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Đặt câu hỏi gợi mở.
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Gv đặt câu hỏi cho hs thảo luận và trả lời.
? Nêu cách tạo ra một đối tượng tự do từ dòng lệnh.
?Nêu cách tạo đối tượng phụ thuộc vào đối tượng vừa tạo.
d.Tạo đối tượng số trực tiếp từ dòng nhập lệnh.
ND –SGK/T97.
Hoạt động 2:Các công cụ biến đổi hình học trong Geogebra.
MT:
HS biết cách sử dụng các công cụ biến đổi hình học vào bài tập.
Thái độ học tập nghiêm túc.
Năng lực: Vận dụng kiến thức tin học vào hình học để vẽ được hình, giải quyết vấn đề hợp tác theo nhóm.
Phương pháp, kỹ thuật: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Đặt câu hỏi gợi mở.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV: yêu cầu hoạt động cá nhân để tìm hiểu có những công cụ biến hình học nào hãy kể tên?
HS trả lời
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để biết tác dụng và cách sử dụng đối với từng công cụ
HS hoạt động nhóm
Các công cụ biến đổi hình học:
- Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một trục là đường hoặc đoạn thẳng.
- Thao tác: Chọn công cụ, chọn đối tượng cần biến đổi (có thể chọn nhiều đối tượng bằng cách kéo thả chuột tạo thành một khung chữ nhật chứa các đối tượng muốn chọn), sau đó nháy chuột lên đường hoặc đoạn thẳng làm trục đối xứng.
- Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một điểm cho trước (điểm này gọi là tâm đối xứng).
- Thao tác: Chọn công cụ, chọn đối tượng cần biến đổi (có thể chọn nhiều đối tượng bằng cách kéo thả chuột tạo thành một khung chữ nhật chứa các đối tượng muốn chọn), sau đó nháy chuột lên điểm là tâm đối xứng.
GV treo và nhận xét kết quả của 1 số nhóm trước lớp.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nêu cách vẽ hình thang cân.
b. b. Vẽ hình bình hành khi biết một cạnh và tâm.
GV yêu cầu HS làm việc nhóm.
-Các nhóm nêu ý kiến các bước vẽ hình bình hành.
* Công cụ biến đổi hình học
- Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một trục là đường hoặc đoạn thẳng.
- Công cụ dùng để tạo ra một đối tượng đối xứng với một đối tượng cho trước qua một điểm cho trước.
a.Vẽ hình thang cân biết cạnh đáy và một cạnh bên.
- Chọn cụng cụ để vẽ lần lượt cỏc điểm A, B, C.
- Chọn cụng cụ để vẽ đường trung trực của cạnh BC.
- Chọn cụng cụ để vẽ điểm đối xứng của A qua trục đối xứng.
b. Vẽ hình bình hành khi biết một cạnh và tâm.
-B1. Lấy điểm màu đỏ làm tâm đối xứng. Vẽ hai điểm đối xứng với hai đỉnh ban đầu qua tâm màu đỏ.
B2.Nối các cạnh lại ta thu được hình bình hành.
Hoạt động 3: Công cụ đường tròn và cách vẽ một số hình đặc biệt:
HS biết cách sử dụng các công cụ đường tròn để vẽ hình.
Thái độ học tập nghiêm túc.
Năng lực: Vận dụng kiến thức tin học vào hình học để vẽ được hình, giải quyết vấn đề hợp tác theo nhóm.
Phương pháp, kỹ thuật: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Đặt câu hỏi gợi mở.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV cho HS quan sát 1 số công cụ liên quan đến hình tròn.
HS: Quan sát
GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm để tìm hiểu tác dụng và cách sử dụng từng công cụ một.
HS tích cực hoạt cá nhân → hoạt động nhóm - - Công cụ tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và một điểm trên hình tròn.
Thao tác: chọn công cụ, chọn tâm hình tròn và điểm thứ hai nằm trên hình tròn.
GV: Thực hiện trên máy
HS: Quan sát
- Công cụ dùng để tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và bán kính.
HS quan sát giáo viên thao tác: chọn công cụ, chọn tâm hình tròn, sau đó nhập giá trị bán kính trong hộp thoại sau:
GV yêu cầu HS ,làm việc theo nhóm và đưa ra phương pháp vẽ.
Nhóm HS chia sẻ với các nhóm khác và cuối cùng đưa ra kết quả chung.
GV lưu ý hs có nhiều cách dựng khác nhau.
HS tham khảo cách vẽ trong SGK/T99.
GV yêu cầu HS ,làm việc theo nhóm và đưa ra phương pháp vẽ.
Nhóm HS chia sẻ với các nhóm khác và cuối cùng đưa ra kết quả chung.
GV lưu ý hs có nhiều cách dựng khác nhau.
HS tham khảo cách vẽ trong SGK/T100.
GV giao cho hs về nhà tìm hiểu để làm trong giờ thực hành.
Công cụ tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và một điểm trên hình tròn.
- Công cụ dùng để tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và bán kính
a.Vẽ hình vuông biết một cạnh(không dùng công cụ đa giác đều).
-Chọn công cụ vẽ đoạn thẳng.
-Sử dụng công cụ đường vuông góc để vẽ hai đường thẳng vuông góc.
-Sử dụng công cụ vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính .
-Giao điểm của hai đường tròn và hai đường vuông góc là đỉnh của hình vuông.
b.Vẽ hình thang cân biết trước một cạnh đáy và cạnh bên.
-Từ một đỉnh tự do của cạnh bên, sử dụng công cụ song song kẻ đường thẳng song song với cạnh đáy hình thang.
-Dùng công cụ đường tròn vẽ đường tròn có tâm là đỉnh thuộc đáy chưa xác định và bán kính a.
-Xác đinh giao điểm trong đường tròn và với đường thẳng đã vẽ.
-Nối các điểm được hình thang cân.
c.Chia ba một đoạn thẳng.
GV giao cho hs về nhà tìm hiểu để làm trong giờ thực hành.
D.Hoạt động vận dụng.
-Cho tam giác ABC vẽ đường tròn nội tiếp tam giác.
E.Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
- Xem trong sách hình học lớp 7, 8 có các bài dựng hình để vẽ trên phần mềm.
Tuần:
21
Ngày soạn:
Tiết:
39
Ngày giảng:
GIẢI TOÁN VÀ HÌNH PHẲNG VỚI GEOGEBRA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết sử dụng phần mềm Geogebra để vẽ một số hình hình học.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phần mềm vẽ hình Geogebra.
3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4.Năng lực-Phẩm chất:
-Có năng lực củng cố kiến thức dựng hình để vẽ trong phần mềm và làm việc theo nhóm. Sử dụng CNTT
-Phẩm chất yêu thương, đoàn kết quý trọng bạn bè, lễ phép thầy cô. Tự tin, tự chủ giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa, máy tính điện tử, phần mềm Geogebra.
III.Phương pháp:
-Thảo luận nhóm, đặt vấn đề giải quyết vấn đề.
-Đặt câu hỏi gợi mở, vấn đáp.
IV. Tiến trình bài dạy:
Tổ chức lớp: 8C 8B 8A
A.Hoạt động khởi động.
?Nêu các công cụ vẽ đường song song, vuông góc, phân giác, trung trực.
B.Luyện tập.
Hoạt động1: Vẽ tam giác đều
HS sử dụng các công cụ vẽ hình đã học vận dụng vẽ tam giác đều.
Thái độ học tập nghiêm túc.
Năng lực-phẩm chât: Vận dụng kiến thức tin học vào hình học để vẽ được hình, giải quyết vấn đề hợp tác theo nhóm. Làm việc đoàn kết, tôn trọng ý kiến của bạn trong nhóm. Tự tin, tự chủ đưa ra phương án giải quyết vấn đề.
Phương pháp, kỹ thuật: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Đặt câu hỏi gợi mở.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Cho trước cạnh BC, hãy vẽ tam giác đều ABC
GV phân nhóm HS thực hành trên máy.
HS làm việc theo nhóm.
GV quan sát và hướng dẫn HS thực hiện.
-Gọi các nhóm HS đã hoàn thành lên trình bày cách vẽ tam giác đều các nhóm khác nhận xét.
- Vẽ hình tam giác đều
B1 Chọn công cụ vẽ hình tròn.
B2.Lấy B và C làm tâm vẽ đường tròn bán kính BC .
B3. Giao điểm của hai đường tròn.
B4.Nối giao điểm với B Với C được đỉnh A.
Hoạt động 2: Vẽ một hình là đối xứng trục của một đối tượng cho trước nên màn hình.
HS sử dụng các công cụ vẽ hình đã học vận dụng vẽ hình đối xứng qua một trục.
Thái độ học tập nghiêm túc.
Năng lực-phẩm chât: Vận dụng kiến thức tin học vào hình học để vẽ được hình, giải quyết vấn đề hợp tác theo nhóm. Làm việc đoàn kết, tôn trọng ý kiến của bạn trong nhóm. Tự tin, tự chủ đưa ra phương án giải quyết vấn đề.
Phương pháp, kỹ thuật: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Đặt câu hỏi gợi mở.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV phân nhóm HS thực hành trên máy.
HS làm việc theo nhóm.
GV quan sát và hướng dẫn HS thực hiện.
-Gọi các nhóm HS đã hoàn thành lên trình bày cách vẽ hình đối xứng qua trục cho trước các nhóm khác nhận xét.
- Vẽ một hình là đối xứng trục của một đối tượng cho trước trên màn hình.
Dựa vào cách lấy điểm đối xứng qua trục để vẽ hình.
Hoạt động 3: Vẽ hình vuông.
HS sử dụng các công cụ vẽ hình đã học vận dụng vẽ hình vuông.
Thái độ học tập nghiêm túc.
Năng lực-phẩm chât: Vận dụng kiến thức tin học vào hình học để vẽ được hình, giải quyết vấn đề hợp tác theo nhóm. Làm việc đoàn kết, tôn trọng ý kiến của bạn trong nhóm. Tự tin, tự chủ đưa ra phương án giải quyết vấn đề.
Phương pháp, kỹ thuật: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Đặt câu hỏi gợi mở.
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Sử dụng các công cụ thích hợp để vẽ một hình vuông nếu biết trước một cạnh
GV phân nhóm HS thực hành trên máy.
HS làm việc theo nhóm.
GV quan sát và hướng dẫn HS thực hiện.
-Gọi các nhóm HS đã hoàn thành lên trình bày cách vẽ hình vuông các nhóm khác nhận xét.
- Vẽ hình vuông
-Chọn công cụ vẽ đoạn thẳng.
-Sử dụng công cụ đường vuông góc để vẽ hai đường thẳng vuông góc.
-Sử dụng công cụ vẽ đường tròn khi biết tâm và bán kính .
-Giao điểm của hai đường tròn và hai đường vuông góc là đỉnh của hình vuông.
Hoạt động 4:
HS sử dụng các công cụ vẽ hình đã học vận dụng vẽ hình thoi .
Thái độ học tập nghiêm túc.
Năng lực-phẩm chât: Vận dụng kiến thức tin học vào hình học để vẽ được hình, giải quyết vấn đề hợp tác theo nhóm. Làm việc đoàn kết, tôn trọng ý kiến của bạn trong nhóm. Tự tin, tự chủ đưa ra phương án giải quyết vấn đề.
Phương pháp, kỹ thuật: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Đặt câu hỏi gợi mở.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Sử dụng phần mềm để làm một số bài tập
Sử dụng phần mềm để vẽ một số hình sau:
Cho trước cạnh AB và một đường thẳng đi qua A. Hãy vẽ hình thoi ABCD lấy đường thẳng đã cho là đường chéo. Sử dụng các công cụ thích hợp đã học để dựng các đỉnh C, D của hình thoi.
-HS thực hiện trên máy.
-GV quan sát và hướng dẫn.
-Gọi các nhóm HS nêu cách vẽ hình thoi theo yêu cầu đề bài.
Sử dụng phần mềm để vẽ một số hình hình học:
- Vẽ hình thoi
D.Hoạt động vận dụng:
Vẽ hình thang khi biết trước 3 đỉnh.
E.Hoạt động tìm tòi mở rộng.
Làm bài tâp 13, 14 SGK/103+104.
Tìm hiểu phần mở rộng SGK.
V.Rút kinh nghiệm nhận xét.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:
21
Ngày soạn:
Tiết:
40
Ngày giảng:
Bài 7: CÂU LỆNH LẶP
I/ Mục tiêu:
* Kiến thức: - Biết nhu cầu có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước For do trong Pascal.
- Viết đúng được lệnh fordo trong một số tình huống đơn giản.
- Biết lệnh ghép trong Pascal.
* Kỹ năng: - Viết đúng câu lệnh lặp Fordo.
- Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh lặp.
*Thái độ: Học tập nghiêm túc.
*Năng lực:
-Khi nào cần sử dụng cấu trúc lặp trong bài tập. Giải quyết vấn đề chủ động. Sử dụng CNTT. Phẩm chất tự tin, tự chủ.
II/ Phương pháp-Kỹ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận. Kỹ thuật đặt câu hỏi gợi mở
III/ Chuẩn bị: Tranh ảnh, lưu đồ, bảng phụ,
IV/ Hoạt động dạy học:
1/Tổ chức lớp: 8A 8B 8C
2/ Kiểm tra bài cũ:
Hãy cho biết câu lệnh điều kiện dạng thiếu và câu lệnh điều kiện dạng đủ?
(GV gọi HS lên bảng trình bày, gọi HS khác nhận xét)
A.Hoạt động khởi động:
MT:
-Học sinh hiểu được ví dụ về một số công việc lặp trong cuộc sống hằng ngày.
-Thái độ: Học tập nghiêm túc.
-Năng lực-phẩm chất: Giải quyết vấn đề, học sinh lấy được ví dụ về công việc lập trong đời sống, Tự tin, tự chủ, yêu thích môn học.
-Phương pháp, kỹ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. Kỹ thuật đặt câu hỏi gợi mở
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
10p
-GV yêu cầu HS đọc ví dụ trong SGK/T55.
-HS đọc và thảo luận nhóm phân tích các ví dụ đó.
? Yêu cầu HS lấy các ví dụ khác về hoạt động lặp trong cuộc sống hằng ngày.
-HS lấy ví dụ GV cho các nhóm nhận xét và chốt kiến thức.
VD1: Đánh răng mỗi ngày hai lần.
VD2: Mỗi lần bước lên 20 bậc cầu thang để tới phòng ngủ.
-Khi viết chương trình máy tính, trong nhiều trường hợp ta cũng phải viết lặp lại nhiều câu lệnh chỉ để thực hiện 1 phép tính nhất định.
B.Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Câu lệnh lặp-một lệnh thay cho nhiều lệnh.
MT:
-Học sinh hiểu được thuật toán của một số bài toán sử dụng cấu trúc lặp.
-Thái độ: Học tập nghiêm túc.
-Năng lực-phẩm chất: Giải quyết vấn đề, học sinh lấy được ví dụ về công việc lập trong đời sống, Tự tin, tự chủ, yêu thích môn học.
-Phương pháp, kỹ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. Kỹ thuật đặt câu hỏi gợi mở
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
18p
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh.
Ví dụ 1: Giả sử cần vẽ 3 hình vuông có cạnh 1 đơn vị. Mỗi hình vuông là ảnh dịch chuyển của hình bên trái nó một khoảng cách 2 đơn vị.
? Việc vẽ hình có thể thực hiện theo thuật toán nào.
+ Học sinh hoạt động nhóm đưa ra thuật toán của bài toán.
+ Các nhóm hs đưa ra thuật toán các nhóm khác chia sẻ và nhận xét.
+ Khi hs không chốt được thuật toán chính xác thì GV hướng dẫn và chốt thuật toán.
Ví dụ 2: Thuật toán tính
S= 1+2+3+ + 100
GV yêu cầu các nhóm HS làm việc nhóm để đưa ra được thuât toán của bài toán.
GV đi kiểm tra và quan sát các nhóm HS làm việc và hướng dẫn.
-Gọi các nhóm báo cáo kết quả và chia sẻ cho các nhóm khác.
-Chốt kiến thức:
- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có cách để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh đó là “câu lệnh lặp”
1. Câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh:
Thuật toán vẽ hình vuông.
B1: Vẽ hình vuông( vẽ liên tiếp bốn cạnh và trở về đỉnh ban đầu).
B2: Nếu số hình vuông đã vẽ được ít hơn 3, di huyển bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại, kết thúc thuật toán.
Thuật toán vẽ hình vuông.
*B1. Đặt K←0 (k là số đoạn thẳng đã vẽ được).
*B2.Vẽ đoạn thẳng độ dài 1 đơn vị và quay thước 90 độ sang phải K←K+1.
*B3.Nếu K<4, trở lại bước 2; Ngược lại kết thúc thuật toán.
VD 2: Tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên.
S= 1+2+3+ + 100
Bước 1: S ← 0; i ← 0.
Bước 2: i← i + 1
Bước 3: nếu i ≤ 100, thì S ← S + i và quay lại bước 2; ngược lại kết thúc.
Cách mô tả các hoạt động trong thuật toán như các ví dụ được gọi là cấu trúc lặp
- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có cách để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh đó là “câu lệnh lặp”
Hoạt động 2: Câu lệnh lặp for...do.
MT:
-Học sinh hiểu được cú pháp câu lệnh lặp với số lần biết trước.
-Thái độ: Học tập nghiêm túc.
-Năng lực-phẩm chất: Giải quyết vấn đề, học sinh lấy được ví dụ về công việc lập trong đời sống, Tự tin, tự chủ, yêu thích môn học.
-Phương pháp, kỹ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. Kỹ thuật đặt câu hỏi gợi mở
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV đưa ra cú pháp câu lệnh lặp:
HS quan sát và nhận xét trả lời các câu hỏi sau:
?Từ khóa trong câu lệnh là gì.
?Biến đếm thuộc kiểu dữ liệu gì.
?Giá trị đầu và giá trị cuối phải là các số gì.
?Hoạt động của vòng lặp như thế nào.
?Số vòng lặp là biết trước và được tính như thế nào.
Chú ý: Câu lệnh trong vòng lặp không được phép làm thay đổi giá trị của biến đếm.
- Cú pháp: For := to do ;
-For, to, do.
-Biến đếm là biến kiểu nguyên, giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên.
+ Hoạt động của vòng lặp:
- B1: biến đếm nhận giá trị đầu
- B2: Chương trình kiểm tra biểu thức điều kiện, nếu biểu thức điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh.
- B3: Biến đếm tự động tăng lên 1 đơn vị và quay lại B2.
- B4: Nếu biểu thức điều kiện nhận giá trị sai thì thoát ra khỏi vòng lặp.
Công thức tính số vòng lặp:
Giá trị cuối-giá trị đầu +1.
C Hoạt động luyện tập
-Học sinh viết được chương trình một số bài toán đơn giản bằng câu lệnh lặp với số lần biết trước.
-Thái độ: Học tập nghiêm túc.
-Năng lực-phẩm chất: Giải quyết vấn đề, học sinh lấy được ví dụ về công việc lập trong đời sống, Tự tin, tự chủ, yêu thích môn học.
-Phương pháp, kỹ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. Kỹ thuật đặt câu hỏi gợi mở
VD 3: Tìm hiểu chương trình in ra màn hình thứ tự lần lặp.SGK/57.
-HS làm việc nhóm đưa ra chương trình của bài toán, các nhóm chia sẻ kiến thức- GV chốt kiến thức.
VD 4: Để in một chữ “O” trên màn hình, ta có thể sử dụng lệnh:
Writeln(‘o’);
HS làm việc nhóm, tham khảo chương trình SGK/T57.
Chú ý: Câu lệnh ghép: Nhiều lệnh đặt trong cặp từ khóa begin và end;
Trong vd 4 có lệnh writeln(‘o’); và lệnh delay(100) được đặt trong từ khóa begin và end; tạo thành câu lệnh ghép. Vậy có hai loại câu lệnh đơn và câu lệnh ghép.
D.Hoạt động vận dụng:
Làm bài tập 1,2–SGK/T 59.
E.Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Tìm hiểu bài tập phần mở rộng SGK/T59.
Nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:
22
Ngày soạn:
Tiết:
41
Ngày giảng:
Bài 7: CÂU LỆNH LẶP (tt)
I/ Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước For do trong Pascal.
- Viết đúng được lệnh fordo trong một số tình huống đơn giản.
- Biết vận dụng câu lệnh lặp vào viết một số chương trình.
* Kỹ năng: - Viết đúng câu lệnh lặp Fordo.
- Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh lặp.
*Thái độ: Học tập nghiêm túc.
*Năng lực-Phẩm chất:
-Khi nào cần sử dụng cấu trúc lặp trong bài tập. Sử dụng ngôn ngữ lập trình, giải quyết vấn đề tự tin, tự chủ, đoàn kết, tôn trọng bạn trong nhóm, lễ phép với thầy cô.
II/ Phương pháp-Kỹ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, kỹ thuật đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề.
III/ Chuẩn bị: Tranh ảnh, lưu đồ, bảng phụ,
IV/ Hoạt động dạy học:
Tổ chức lớp: 8A 8B 8C
A.Hoạt động khởi động.
?Cấu trúc lặp dùng để làm gì?
?Em hãy cho biết câu lệnh lặp thường dùng trong ngôn ngữ lập trình Pascal có dạng như thế nào?
(For := to do ;)
Trong đó for, to, do là từ khoá, biến đếm có kiểu nguyên; giá trị đầu và giá trị cuối là các giá trị nguyên.
B.Hoạt động hình thành kiến thức.
-Học sinh hiểu được thuật toán tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp.
-Thái độ: Học tập nghiêm túc.
-Năng lực-phẩm chất: Giải quyết vấn đề, học sinh lấy được ví dụ về công việc lập trong đời sống, Tự tin, tự chủ, yêu thích môn học.
-Phương pháp, kỹ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm. Kỹ thuật đặt câu hỏi gợi mở
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV yêu cầu hs xác định bài toán.
-Viết thuật toán của bài toán.
-Các nhóm HS đưa ra kết quả bài làm của nhóm mình và chia sẻ kết quả giữa các nhóm hs với nhau.
-GV chốt kiến thức.
-Yêu cầu HS tìm hiểu chương trình viết trong SGK/T58.
Chú ý: Longint là kiểu dữ liệu số nguyên phạm vi sử dụng: -2147483648 đến 2147483647.
GV: Đưa ra ví dụ 6.
Tổ chức Hs hoạt động cá nhân. Sau đó hoạt động theo nhóm nhỏ làm ví dụ 6.
HS: Hoạt động cá nhân sau đó hoạt động nhóm thống nhất kết quả
Nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận đưa ra bài viết chương trình.
2. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp:
Ví dụ 5: Chương trình sau đây sẽ tính tổng N số tự nhiên đầu tiên với N nhập từ bàn phím.
Program tinh_tong;
Var N,i: Integer;
S: longint;
Begin
Writeln(‘nhap so N =’);
Readln(N);
S:=0;
For i:=1 to N do S:=S+i
Witeln(‘tong la:’,S);
Readln;
End.
- Ví dụ 6: Ta kí hiệu N! là tích N số tự nhiên đầu tiên:
N! = 1.2.3N
C Hoạt động luyện tập.
?1 Hãy nêu cú pháp và hoạt động của vòng lặp không xác định For..do.
?2 Trong câu lệnh lặp:
For i:=1 to 10 do begin ... end;
Câu lệnh ghép được thực hiện bao nhiêu lần (nói cách khác, bao nhiêu vòng lặp được thực hiện)?
A.Không lần nào B.1 lần C.2 lần D. 10 lần
Đáp án: D
D.Hoạt động vận dụng:
Viết chương trình tính tổng sau:
S = 2 + 4 + 6 + .....+ 2*n
Với N nhập vào từ bàn phím.
E.Hoạt động tìm tòi và mở rộng.
Viết chương trình nhập số tự nhiên n (n≤100) và tính giá trị biểu thức Sn:
IV.Rút kinh nghiệm.
Tuần:
22
Ngày soạn:
Tiết:
42
Ngày giảng:
BÀI THỰC HÀNH 5
SỬ DỤNG LỆNH LẶP FORTO...DO
I/ Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức:
-Viết được chương trình có sử dụng vòng lặp for do;
Sử dụng được câu lệnh ghép.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng vòng lặp for do.
Thái độ:
-Học tập nghiêm túc.
Năng lực-phẩm chất:
-Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực làm việc nhóm, hợp tác, sử dụng CNTT.
-Rèn luyện ý thức kỷ luật trong lớp học, sử dụng và bảo quản máy tính đúng quy trình, yêu thương giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.
II/ Phương pháp –Kỹ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, quan sát
Kỹ thuật: Đặt câu hỏi gợi mở.
III/ Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: Chia nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THCS TIN HOC LOP 8_12339224.doc