Giáo án môn Tin học khối 8 - Chủ đề: Câu lệnh điều kiện

Hoạt động của giáo viên

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

Gv: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thực hiện phần lớn các hoạt động một cách tuần tự theo thói quen hoặc theo kế hoạch đã được xác định trước.

Ví dụ: Mỗi sáng, em thức dậy, vệ sinh cá nhân, đến trường và vào lớp học,.

Gv: Đưa ra các trường hợp trong thực tế các hoạt động thường bị tác động bởi sự thay đổi của hoàn cảnh cụ thể.

? em có thể kể ra được những tình huống tương tự khác hay không

 

docx7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học khối 8 - Chủ đề: Câu lệnh điều kiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2018 TIẾT 24+25+26+27 CHỦ ĐỀ: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN Mục tiêu chủ đề Kiến thức: Biết được thế nào là cấu trúc rẽ nhánh và hai dạng cấu trúc rẽ nhánh Biết được câu lệnh điều kiện thể hiện cấu trúc rẽ nhánh Biết cách sử dụng câu lệnh điều kiện if then Rèn kĩ năng đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình Kỹ năng: Quan sát được giáo viên hướng dẫn và viết các chương trình đơn giản sử dụng câu lệnh điều kiện Thực hành các thao tác nhập dữ liệu, sử dụng câu lệnh rẽ nhánh trong giải quyết các bài toán. Thái độ: Học sinh hiểu bài và hứng thú với bài học Học sinh ngày càng yêu thích phần mềm lập trình Free Pascal hơn Năng lực cần hướng tới: Năng lực biết viết chương trình sử dụng câu lệnh rẽ nhánh HS hiểu được cách sử dụng câu lệnh rẽ nhánh để giải quyết các bài toán trong một số môn học và bài toán thực tế. Chuẩn bị: Giáo viên: + Sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3 + Sách bài tập tin học dành cho THCS quyển 3 + Máy tính, máy chiếu Học sinh: + Vở ghi, sách giáo khoa tin học dành cho THCS quyển 3 Phương pháp dạy học: Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan Luyện tập Tiến trình dạy học Tổ chức lớp: Bảng nhật ký dạy học Lớp Tiết Ngày dạy Sĩ số Ghi chú 8A 1 2 3 4 8B 1 2 3 4 8C 1 2 3 4 8D 1 2 3 4 Kiểm tra bài cũ: ? Cho trước ba số dương a,b và c. Hãy mô tả thuật toán cho biết ba số đó có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không. ? Hãy mô tả thuật toán tính tổng các số dương trong dãy số A={a1,a2,,an} Bài giảng mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Gv: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thực hiện phần lớn các hoạt động một cách tuần tự theo thói quen hoặc theo kế hoạch đã được xác định trước. Ví dụ: Mỗi sáng, em thức dậy, vệ sinh cá nhân, đến trường và vào lớp học,.. Gv: Đưa ra các trường hợp trong thực tế các hoạt động thường bị tác động bởi sự thay đổi của hoàn cảnh cụ thể. ? em có thể kể ra được những tình huống tương tự khác hay không HS chú ý lắng nghe HS trả lời HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Chuyển giao nhiệm vụ: giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần 1 sgk trg62 và cho biết kết quả phụ thuộc vào điều kiện của các hoạt động. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Gv nhận xét câu trả lời của nhóm hs và lấy một số VD: + Nếu nháy nút x ở góc trên, bên phải cửa sổ trên màn hình máy tính, (thì) cửa sổ sẽ được đóng lại. + Nếu X > 5, (thì) in giá trị của X ra màn hình + Nếu nhấn phím Pause/Break, (thì) chương trình (sẽ bị) ngừng. Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu hs đọc nội dung mục 2 sgk Trg47 và phân tích ví dụ 1 để làm rõ về câu lệnh điều kiện trong 2 trường hợp Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Gv nhận xét chung và kết luận về các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. Chúng thường được sử dụng để biểu diễn các điều kiện. Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu hs đọc, nghiên cứu ví dụ 2, ví dụ 3 sgk Trg 48 và cho biết sự khác nhau 2 thuật toán. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Gv phân tích, giảng giải 2 ví dụ rồi đưa ra câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ. Gv vẽ sơ đồ để minh họa cho cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu Hs đọc ví dụ 4, ví dụ 5, ví dụ 6 và cho biết ở các ví dụ sử dụng câu lệnh điều kiện trong ngôn ngữ lập trình Pascal Đánh giá nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ: Gv phân tích sự khác nhau giữa 2 câu lệnh điều kiện Cú pháp 2 câu lệnh thể hiện trong ví dụ 4,5,6 như sau: Dạng thiếu: If then ; Dạng đủ: if then else ; If a>b then write(a); Hoặc: Readln(a); If a>5 then write(‘so da nhap khong hop le !’); Hoặc: If b 0 then x:=a/b else write(‘mau so bang 0, khong chia duoc’); 1.Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc thông tin trong sgk và trả lời câu hỏi. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Hs: Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn 2. Điều kiện và phép so sánh Thực hiện nhiệm vụ: Hs đọc nội dung trong sách và làm ví dụ 1. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: + Phép so sánh: cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, điều kiện không được thỏa mãn. + “ Nếu a>b, in giá trị của biến a ra màn hình; ngược lại, in giá trị của biến b ra màn hình.” 3.Cấu trúc rẽ nhánh Thực hiện nhiệm vụ: Hs trao đổi nhóm trong bàn để đưa ra nhận xét của mình. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Sự khác nhau giữa 2 thuật toán trong ví dụ 2 và ví dụ 3 là ở bước 2. Bước 2 trong ví dụ một thể hiện điều kiện dạng thiếu, còn trong ví dụ 2 là điều kiện dạng đủ. 4.Câu lệnh điều kiện Thực hiện nhiệm vụ: Hs hoạt động nhóm trong bàn và đưa ra câu trả lời Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: + Ở ví dụ 4, 5: sử dụng câu lệnh dạng thiếu + ở ví dụ 6: sử dụng câu lệnh dạng đủ HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Bài tập 2 (sgk Trg50) Mỗi điều kiện hoặc biểu thức sau cho kết quả đúng hay sai? 123 là số chia hết cho 3. Nếu ba cạnh a,b và c của một tam giác thỏa mãn c2>a2+b2 thì tam giác đó có một góc vuông. 152>200 X2<1 Bài tập 5 (sgk Trg51) Các câu lệnh Pascal sau đây được viết đúng hay sai? If x:=7 then a=b; If x>5; then a:=b; If x>5 then; a:=b; If x>5 then a:=b; m:=n; If x>5 then a:=b; else m:=n; If n> 0 then begin a:=0; m:=-1 end else c:=a; Bài tập 6 (sgkTrg51) Với mỗi câu lệnh sau đây giá trị của biến X sẽ là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 5 ? If (45 mod 3)= 0 then x:=x+1; If x>10 then x:=x+1; HS làm bài tập HS làm bài tập HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Giao nhiệm vụ học tập: Gv yêu cầu hs đọc và làm bài tập 1 sgk trg 52,53 Program sap_xep; Uses crt; Var A,B: integer; Begin Clrscr; Write(‘nhap so A:’); readln(A); Write(‘nhap so B:’); readln(B); If A<B then writeln(A, ‘ ‘,B) else writeln(B, ‘ ‘,A); Readln; End. Đánh giá nhận xét quá trình làm bài trên máy của Hs Bài tập 2 (sgk Trg53) Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn, chẳng hạn “Bạn Long cao hơn”. Bài tập 3: Chương trình nhập ba số dương a,b và c từ bàn phím, kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác hay không. + Hs tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình, soạn, dịch và chạy chương trình với các số tùy ý. Thực hiện nhiệm vụ: HS: mô tả thuật toán và gõ chương trình trên máy sau đó dịch và chạy chương trình, nhận xét kết quả nhận được Báo cáo kết quả thực hành trên máy: Hs dịch và chạy chương trình Hs thực hành làm bài trên máy Chương trình tham khảo Program Ai_cao_hon; Uses crt; Var Long,Trang: real; Begin Clrscr; Write(‘nhap chieu cao cua Long:’); Readln(long); Write(‘nhap chieu cao cua Trang:’); Readln(trang); If long>trang then writeln(‘ban Long cao hon’); If long < trang then writeln(‘ban Trang cao hon’) else writeln(‘hai ban cao bang nhau’); Readln End. Yêu cầu: Lưu chương trình với tên aicaohon.pas. Dịch và sửa lỗi gõ, nếu có. Chạy chương trình với các bộ dữ liệu (1.5, 1.6) và (1.6, 1.5) và (1.6, 1.6). Sửa lại chương trình để có kết quả đúng: chỉ in ra màn hình một thông báo kết quả. Chương trình tham khảo bài tập 3 như sau: Program Ba_canh_tam_giac; Uses crt; Var a,b,c: real; Begin Clrscr; Write(‘nhap ba so a, b va c:’); Readln(a,b,c); If (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b) then writeln(‘a, b va c la 3 canh cua mot tam giac!’) else writeln(‘a, b va c khong la 3 canh cua mot tam giac!’); Readln End. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG Gv yêu cầu hs về nhà đọc phần tìm hiểu mở rộng trong sách giáo khoa trang 51 KẾT THÚC CHỦ ĐỀ: Củng cố, hệ thống chủ đề Yêu cầu hs tóm lược lại nội dung chính của chủ đề Giáo viên tổng hợp các nội dung chính của chủ đề Hướng dẫn về nhà. Yêu cầu hs về nhà ôn lại các kiến thức cũ Chuẩn bị nội dung cho bài thực hành 5. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChu de Cau lenh dieu kien_12500800.docx
Tài liệu liên quan