Giáo án môn Tin học khối 8 - Tiết 1 đến tiết 10

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lí khác nhau

- Hiểu được phép toán chia lấy phần nguyên, chia lấy phần dư.

- Hiểu thêm về các lệnh in dữ liệu ra màn hình và tạm ngừng chương trình.

2. Kỹ năng

- Chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong pascal.

- Soạn thảo, chỉnh sửa được chương trình, biên dịch và chạy xem kết quả hoạt động của chương trình trong môi trường turbo pascal.

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong thực hành, có tinh thần học hỏi, sáng tạo .

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, phòng máy tính, bài tập.

2. Học sinh:Sách giáo khoa, vở. Bài tập chuẩn bị trước.

 

docx24 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tin học khối 8 - Tiết 1 đến tiết 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng -> ngôn ngữ lập trình. Vậy ngôn ngữ lập trình là gì? HS: Ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính được gọi là ngôn ngữ lập trình. GV: Máy tính không thể hiểu và thực hiện được chương trình viết bằng NNLT. - Chương trình còn cần được chuyển đổi sang ngôn ngữ máy bằng một chương trình dịch tương ứng. Vậy chương trình dịch có chức năng gì? HS: HS trả lời theo ý hiểu GV: Tóm lại, việc tạo ra chương trình máy tính gồm những bước nào? GV phân tích thêm cho hs hiểu: - Chương trình được viết vào MT bằng một chương trình soạn thảo -> kết quả là tệp văn bản - Dịch chương trình sang ngôn ngữ máy -> kết quả là tệp thực hiện được trên máy tính Chương trình soạn thảo + Chương trình dịch => môi trường lập trình GV giới thiệu cho HS làm quen môi trường Turbo Pascal và Free Pascal Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính Chương trình dịch chuyển đổi các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy - Việc tạo ra một chương trình máy tính gồm hai bước: + Viết CT bằng một ngôn ngữ LT. + Dịch CT thành ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được. * Chương trình soạn thảo + chương trình dịch => Môi trường lập trình 4. Củng cố (13’) - Hệ thống nội dung toàn bộ bài giảng. ? Tại sao người ta phải tạo ra các ngôn ngữ lập trình trong khi có thể điều khiển máy tính bằng ngôn ngữ máy. - Trong ngôn ngữ máy, mọi lệnh điều khiển biểu diễn bằng các con số 0 và 1. Ngôn ngữ máy khó nhớ và khó sử dụng. - Ngôn ngữ LT sử dụng các cụm từ có nghĩa dễ hiểu, dễ nhớ để viết các câu lệnh thay cho các dãy bit khô khan. ? Chương trình dịch là gì? CT dịch giúp chuyển đổi CT được viết bằng ngôn ngữ LT thành CT bằng ngôn ngữ máy. 5. Dặn dò: (2’) - Về nhà học bài cũ.Trả lời các câu hỏi vào vở. - Xem trước bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 2 Tiết: 3 BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh. - Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định. - Biết Tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá. 2. Kỹ năng - Hình thành kỹ năng đặt tên trong chương trình thông qua các ví dụ. - Mô tả được các từ khoá dành riêng cho ngôn ngữ LT. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo . II. CHUẨN BỊ Giáo viên Sách giáo khoa, giáo án, bài giảng điện tử 2. Học sinh:Sách giáo khoa. Xem bài mới trước khi lên lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (5’) * Câu hỏi: - Chương trình là gì? Việc tạo ra chương trình gồm mấy bước. - Tại sao người ta phải tạo ra các ngôn ngữ lập trình trong khi có thể điều khiển máy tính bằng ngôn ngữ máy. * Trả lời: - Chương trình máy tính là dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. * Việc tạo ra một chương trình máy tính gồm hai bước: + Viết CT bằng ngôn ngữ LT. + Dịch CT thành ngôn ngữ máy để náy tính hiểu được. - Trong ngôn ngữ máy, mọi lệnh điều khiển biểu diễn bằng các con số 0 và 1. Ngôn ngữ máy khó nhớ và khó sử dụng. - Ngôn ngữ LT sử dụng các cụm từ có nghĩa dễ hiểu, dễ nhớ để viết các câu lệnh thay cho các dãy bit khô khan. Bài mới: (1’) * Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết viết chương trình cần sử dụng một ngôn ngữ lập trình cụ thể như trong bài 1, để hiểu thêm về một số thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình nói chung, làm quen với câu trúc chương trình đơn giản nói riêng, bài học này sẽ giúp các em thực hiện điều này. *Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung 8’ Hoạt động 1: Tìm hiểu Ví dụ về chương trình. GV: Đưa ra một CT minh hoạ đơn giản được viết bằng ngôn ngữ LT như hình 1.6 SGK HS: Quan sát trên màn hình, theo dõi. GV: CT trên chỉ có 5 dòng lệnh, ý nghĩa của mỗi dòng là gì? HS: Trả lời theo ý hiểu. GV: Sau khi dịch, kết quả chạy CT là dòng chữ “Chao cac ban” được in ra trên màn hình. Ý nghĩa của từng câu lệnh là gì và các câu lệnh trong chương trình được viết nhưi thế nào? Nội dung bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu. Ví dụ về chương trình: Program CT; Uese crt; Begin Writeln(‘chao cac ban’); End. 8’ Hoạt động2: Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình gồm những gì? GV: Ngôn ngữ Tiếng Việt em đã học gồm những gì? HS trả lời: Bảng chữcái, quy tắc ngữ pháp để viết từ, câu, GV: Giống như ngôn ngữ tự nhiên, mọi ngôn ngữ LT đều có bảng chữ cái riêng. Các câu lệnh chỉ được viết từ các bảng chữ cái đó. GV: Mỗi câu lệnh trong một CT được viết theo một quy tắc nhất định. HS: Chú ý ghi nhớ nội dung. GV: Chỉ ra các qui tắc mà hs cần phải tuân theo khi viết CT trong ngôn ngữ LT. HS: quan sát, lắng nghe 1. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? - Ngôn ngữ lập trình gồm bảng chữ cái và các qui tắc để viết các câu lệnh có ý nghĩa xác định, cách bố trí các câu lệnh, sao cho có thể tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính. 14’ Hoạt động3: Tìm hiểu về từ khoá và tên GV: Chìa khoá dùng để làm gì? HS: Mở khoá? GV: Mở mấy ổ khoá: HS: Mỗi chìa chỉ mở một khoá. GV Sử dụng VD trên minh hoạ cho hs về các thành phần của ngôn ngữ LT. - Program: dùng để khai báo tên CT. - Uses: khai báo thư viện. - Từ khoá begin và end để khai báo điểm bắt đầu và điểm kết thúc. GV: Tương tự như chìa khoá. Vậy từ khoá dùng để làm gì? HS trả lời. GV nhận xét và chốt lại. GV: Hỏi về tên học sinh, ai đặt, có được trùng tên ông, bà, , ý nghĩa? HS trả lời. GV: Còn tên trong NNLT thì sao? HS trả lời. GV nhận xét chốt lại. Giáo viên đưa ra một số tên đúng và một số tên sai trong NNLT Pascal sau đó cho hs rút ra qui tắc đặt tên Gọi hs cho một vài ví dụ về cách đặt tên đúng và một vài ví dụ về cách đặt tên sai và cho biết lí do sai HS: Tên do người LT đặt ra phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ LT cũng như của chương trình dịch. GV nhận xét, chốt lại. 2. Từ khoá và tên: + Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng, không được dùng các từ khóa này cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài mục đích do ngôn ngư lập trình quy định. + Tên do người lập trình đặt phải tuân thủ các quy tắc của NNLT cũng như chương trình dịch và thỏa mãn: + Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau. + Tên không được trùng với các từ khóa. + Tên trong NNLT Pascal không được bắt đầu bằng chữ số, không chứa ký tự trắng Chú ý: nên đặt tên sao cho ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu - Program: dùng để khai báo tên CT. - Uses: khai báo thư viện. - Từ khoá begin và end để khai báo điểm bắt đầu và điểm kết thúc. 4. Củng cố (7’) - Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức. ? Ta có thể viết CT có các câu lệnh bằng tiếng việt được không? Không. Các cụm từ sử dụng trong CT (từ khoá và tên) phải được viết bằng các kí tự trong bảng chữ cái trong ngôn ngữ LT. Trả lời câu hỏi 1, 2 và 3 SGK trang 13 5. Dặn dò: (1’) - Về nhà học bài cũ. Làm bài 1,2,3 Tr13 SGK vào vở - Xem trước hai nội dung còn lại. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 2 Tiết: 4 BÀI 2 LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (tt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết cấu trúc chung của một chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân. Kỹ năng - Hiểu và hình dung được một chương trình . - Hiểu được ví dụ về một chương trình.Turbo pascal đơn giản Thái độ - Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo . II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bài giảng điện tử 2. Học sinh: Sách giáo khoa. Xem bài mới trước khi lên lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) * Câu hỏi: ? Hãy cho biết các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình. Cho biết sự khác nhau của từ khoá va tên. Cho biết cách đặt tên trong CT. * Trả lời: - Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình gồm bảng chữ cái và các qui tắc để viết các lệnh có ý nghĩa xác định để tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính. * Sự khác nhau: - Tên trong chương trình là dãy các kí tự hợp lệ được lấy từ bảng chữ cái của ngôn ngữ LT. - Từ khoá của một ngôn ngữ LT (còn được gọi là từ dành riêng) là tên được dùng cho các mục đích nhất định do người LT quy định, không được dùng cho bất kì mục đích nào khác. * Cách đặt tên trong một chương trình: - Tên do người LT đặt ra phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ LT cũng như của chương trình dịch và thoả mãn: + Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau. + Tên không được trùng với từ khoá. 3. Bài mới: (1’) * Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã tim hiểu về ngôn ngữ lập trình, từ khóa và cách đặt tên trong chương trình, hôm nay chúng ta tìm hiểu xem chương trình bao gồm những thành phần nào? Cách dịch và chạy chương trình ra sao chúng ta tìm hiểu phần tiếp theo của bài “làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình”.. *Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung 19’ Hoạt động : Tìm hiểu cấu trúc chung của một CT GV: Đưa ra một CT minh hoạ đơn giản được viết bằng ngôn ngữ LT. + Program CT; Uese crt; Begin Writeln(‘chao cac ban’); End. GV: Hỏi học sinh ý nghĩa của từng câu lệnh? HS: Trả lời? GV: Theo em thì chương trình được chia làm mấy phần? HS trả lời: GV: Chỉ cho hs nhận thấy từng phần chính trong cấu trúc của một chương trình. - Phần khai báo có thể có or không. Tuy nhiên, nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt trước thân chương trình. 3. Cấu trúc chung của một chương trình: - Cấu trúc chung của một CT bao gồm: + Phần khai báo thường gồm các lệnh dùng để: Khai báo tên CT; Khai báo thư viện và một số khai báo khác. + Phần thân CT gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có. 13’ Hoạt động2: Tìm hiểu một số ví dụ về NNLT GV: Gọi hs đọc kĩ nội dung này trên lớp chuẩn bị cho bài thực hành. HS: Đọc SGK. GV: Gọi học sinh nhắc lại chức năng các tổ hợp phím: Alt+F9; Ctrl+F9; Alt+F5. GV: Hướng dẫn thêm để hs nhận biết được giao diện của turbo pascal. 4. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình: - Sử dụng bàn phím để soạn thảo nội dung. - Nhấn tổ hợp phím Alt+F9 để dịch chương trình -> kiểm tra lỗi cú pháp. - Nhấn Ctrl+F9: Chạy chương trình. 4. Củng cố (5’) - Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức. - Làm BT35_tr14/SGK * BT3: - Tên hợp lệ: A,B,E,G,H * BT5: - Chương trình 1 là hợp lệ, nhưng khi thực hiện chương trình không cho kết quả gì - Chương trình 2 là không hợp lệ vì câu lệnh khai báo chương trình programCT_thu nằm ở phần thân 5. Dặn dò: (1’) - Về nhà học bài cũ. Làm bài tập còn lại Tr14/SGK. - Xem trước nội dung bài thực hành 1 để tiết sau thực hành IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 3 Tiết: 5 Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI FREE PASCAL I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Bước đầu làm quen với chương trình pascal đơn giản. 2. Kỹ năng - Thực hiện được thao tác khởi động/thoát khỏi FP, làm quen với màn hình soạn thảo FP; - Thực hiện được các thao tác mở bảng chọn và chọn lệnh; - Soạn thảo được một chương trình Pascal đơn giản; - Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả; - Biết sự cần thiết phải tuân thủ quy định của ngôn ngữ lập trình. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong thực hành, có tinh thần học hỏi, sáng tạo, trao đổi nhóm nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, phòng máy vi tính 2. Học sinh: Sách giáo khoa. Xem bài mới trước khi lên lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp (2’) Kiểm tra sĩ số học sinh. Phân nhóm thực hành. 2. Kiểm tra bài cũ Gọi hs nhắc lại các bước thực hiện về NNLT Pascal 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1’) - Để bổ sung thêm kiến thức chúng ta đã được tìm hiểu trong tiết trước, bước đầu làm quen với chương trình turbo pascal đơn giản, nhận diện được màn hình soạn thảo, cách mở, chọn lệnh, dịch và sửa, chạy được chương trình, hôm nay ta đi vào nội dung thực hành. *Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung 16’ Hoạt động 1: Bài 1. Làm quen với Free Pascal GV: Yêu cầu HS khởi động Free Pascal. HS: Thực hiện GV: Yêu cầu HS quan sát màn hình và so sánh với h1.11/SGK. GV: Theo dõi-> nhận xét, đánh giá. GV: Yêu cầu hs mở các bảng chọn, tìm hiểu các lệnh trong chương trình. HS: Thực hiện GV: Hướng dẫn hs thực hiện một số thao tác còn lại. HS: Thực hành 1. Bài 1: a) Khởi động Free Pascal. b) Quan sát màn hình và so sánh với h1.11/SGK. c) Nhấn phím F10 để mở bảng chọn, sử dụng mũi tên để di chuyển qua lại giữa các bảng chọn. d) Nhấn Enter-> quan sát các lệnh trong từng bảng chọn. e) Nhấn Alt + X-> thoát khỏi Free Pascal. 20’ Hoạt động2: Tìm hiểu Bài 2. Soạn thảo, lưu, dịch, chạy chương trình GV: Hướng dẫn hs làm bài tập. GV: Yêu cầu hs gõ đoạn chương trình đơn giản. HS: Thực hành. GV: Nhắc hs gõ đúng và chính xác, không để xót hoặc thiếu một dấu gì, kể cả dấu (‘). GV: Nhắc lại qui tắc đặt tên trong chương trình. Và một số lựa chọn khác liên quan đến nội dung. GV: Hướng dẫn hs trong quá trình thực hành. HS: Thực hành theo hướng dẫn của GV. 2. Bài 2: - Soạn thảo, lưu, dịch và chạy chương trình đơn giản. a) Gõ đoạn chương trình: program CT_Dau_Tien; Uses crt; Begin Clrscr; Writeln(‘Chao cac ban’); Writeln(‘Minh la Free pascal’); End. b) Lưu chương trình: nhấn F2 hoặc File -> Save c) Dịch chương trình: Alt + F9 d) Chạy chương trình: Ctrl + F9 Alt + F5 để quan sát kết quả 4. Củng cố (5’) - Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức. - Gõ và hướng dẫn một đoạn chương trình free pascal đơn giản 5. Dặn dò: (1’) - Xem trước nội dung phần thực hành còn lại chuẩn bị cho tiết thực hành hôm sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 3 Tiết: 6 Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI FREE PASCAL (tt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Bước đầu làm quen với chương trình pascal đơn giản. 2. Kỹ năng - Thực hiện được thao tác khởi động/thoát khỏi FP, làm quen với màn hình soạn thảo FP; - Thực hiện được các thao tác mở bảng chọn và chọn lệnh; - Soạn thảo được một chương trình Pascal đơn giản; - Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương trình và xem kết quả; - Biết sự cần thiết phải tuân thủ quy định của ngôn ngữ lập trình. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong thực hành, có tinh thần học hỏi, sáng tạo, trao đổi nhóm nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, phòng máy vi tính 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở. Xem bài mới trước khi lên lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp (2’) Kiểm tra sĩ số học sinh. Phân nhóm thực hành. Kiểm tra bài cũ (5’) * Câu hỏi: - CH1: Viết chương trình tu pascal đơn giản in ra màn hình dong chữ “chao cac ban”, “toi la: ten hoc sinh”. * Trả lời: - CH1: Program CT; Uses crt; Begin Writeln(‘chao cac ban’); Writeln (‘toi la: ten cua hoc sinh’); End. Bài mới: * Giới thiệu bài: (1’) - Để bổ sung thêm kiến thức chúng ta đã được tìm hiểu trong tiết trước, bước đầu làm quen với chương trình free pascal đơn giản, nhận diện được màn hình soạn thảo, cách mở, chọn lệnh, dịch và sửa, chạy được chương trình, hôm nay ta đi vào nội dung thực hành. *Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung 17’ Hoạt động 1: Bài 3. Tìm hiểu một số lỗi GV: Yêu cầu học sinh khởi động free pascal. Thao tác như hướng dẫn mẫu. HS: Thực hành. GV: Dấu ; được dùng để làm gì? Ý nghĩa của lệnh Writeln? HS: trả lời. GV: nhận xét, chốt lại. GV yêu cầu hs sửa lệnh Writeln trong chương trình ở bài tập 3 thành lệnh write quan sát kết quả khi chạy chương trình và đưa ra nhận xét sự giống và khác nhau giữa lệnh write và writeln? HS thực hành. GV: Từ khoá end kết thúc phần thân chương trình luôn có một dấu chấm (.) đi kèm. 1. Bài 3: - Chỉnh sửa chương trình và nhận biết một số lỗi. - Nhấn Alt+X -> thoát khỏi chương trình. - Dấu chấm phẩy (;) được dùng để phân cách các lệnh trong pascal. Lệnh writeln: in thông tin ra màn hình và đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo Write: in thông tin ra màn hình và con trỏ nằm ở cuối dòng Lệnh kết thúc chương trình End. 15’ Hoạt động2: Tìm hiểu một vài chương trình tương tự GV: Hướng dẫn hs làm thêm bài tập in nội dung năm điều Bác Hồ dạy mỗi câu trên 1 dòng. HS: Thực hành. GV: Hướng dẫn hs trong quá trình thực hành. GV: Yêu cầu hs chạy chương trình không dùng lệnh Readln; trước end. Sau đó bổ sung lệnh Readln; trước End. rút ra ý nghĩa của lệnh Readln; HS: Thực hành - Soạn thảo, lưu, dịch và chạy chương trình Program nam_dieu_BHD; Begin Writeln(‘Nam dieu BH day thieu nien nhi dong:’); Writeln(‘Yeu to quoc, yeu dong bao’); Writeln(‘Hoc tap tot, lao dong tot’); Writeln(‘Doan ket tot, ki luat tot’); Writeln(‘Giu gin ve sinh that tot’); Writeln(‘Khiem ton, that tha, dung cam’);Readln; End. 4. Củng cố (4’) - Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức 5. Dặn dò: (1’) - Về nhà học bài. Xem trước nội dung bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 4 Tiết: 7 BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức - Biết khái niệm kiểu dữ liệu. - Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số. 2. Kỹ năng - Phân biệt được các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo . II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bài giảng điện tử 2. Học sinh:Sách giáo khoa. Xem bài mới trước khi lên lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (5’) * Câu hỏi: Viết một chương trình đơn giản in ra màn hình dòng chữ “ Chào các bạn lớp 8A... Minh la thanh vien cua lop” ra màn hình. Xác định đâu là phần khai báo, đâu là thân chương trình. * Trả lời: Program cauhoi1; Uses crt; Begin Writeln (‘chao cac ban lop 8A’); Writeln (‘Minh la thanh vien cua lop’); readln; End. - Phần khai báo: program, uses - Thân chương trình: begin, end. Bài mới: * Giới thiệu bài (1’) Thông tin trong máy tính rất đa dạng nên dữ liệu trong máy khác nhau về bản chất. Để dễ dàng thực hiện công việc viết một chương trình nào đó thì tiết học hôm nay ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về dữ liệu và các kiểu dữ liệu của nó. TG Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung 15’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về dữ liệu và kiểu dữ liệu - GV Giới thiệu các kiểu dữ liệu thường gặp trong ngôn ngữ lập trình Pascal. HS: Quan sát. - GV cho hs quan sát một vài ví dụ như: Số học sinh của lớp, số bàn, ghế trong phòng học? . Ví dụ trên thuộc kiểu dữ liệu gì? HS: Dữ liệu kiểu số nguyên - Hàng tháng các em được nhận phiếu liên lạc về kết quả học tập của mình các điểm số của các môn hay DTB thuộc kiểu dữ liệu gì? HS: Dữ liệu kiểu số thực. - GV cho ví dụ về 1 ký tự ‘A’, ‘b’ đó là dữ liệu gì? HS: Ký tự - Gọi hs viết họ tên của mình trên bảng. Đó là dữ liệu dạng gì? Lấy ví dụ minh họa: GV gọi hs cho ví dụ minh về các kiểu dữ liệu HS: Cho ví dụ. 1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu Tên kiểu Phạm vi giá trị Byte Các số nguyên từ 0 đến 255 Integer Số nguyên trong khoảng -32768 đến 32767 Real Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 1,5x10-45 đến 3,4x1038 và số 0. Char Một kí tự trong bảng chữ cái String Xâu ký tự, tối đa gồm 255 kí tự. * Chú ý: trong Pascal để chương trình dịch hiểu dãy chữ số là kiểu xâu, ta phải đặt dãy chữ số đó trong cặp nháy đơn. - Ví dụ: ‘5674’ , ‘8132’ 18’ Hoạt động2: Tìm hiểu về các phép toán và dữ liệu kiểu số. GV gọi HS nhắc lại kí hiệu phép toán trong toán học. HS: Nhắc lại. GV: Cho HS phân biệt sự khác nhau giữa kí hiệu phép toán trong toán học và trong pascal. HS: Trả lời. GV: Giới thiệu cho HS biết về các phép toán chia lấy phần nguyên và phép toán chia lấy phần dư. GV đưa ví dụ 25 div 4 = 6 25 mod 4 = 1 GV: Em hãy cho biết ý nghĩa của phép toán DIV và MOD HS: DIV: chia lấy phần nguyên MOD: chia lấy phần dư Giáo viên đưa ra một vài ví dụ yêu cầu hs nêu kết quả 15 div 2=? 15 mod 2 =? HS: 15 div 2=7 15 mod 2 =1 GV giới thiệu một số biểu thức số học và yêu cầu hs vận dụng những ký hiệu trong Pascal để chuyển thành biểu thức trong Pascal như SGK trang 22 Trong pascal chỉ cho phép sử dụng cặp dấu () để mô tả thứ tự thực hiện các phép toán. ? Khi viết chương trình, nếu như quên quy định này của pascal thì điều gì sẽ xảy ra? HS thảo luận nhóm thực hiện Các nhóm tổng hợp kết quả của các thành viên trong nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét bổ sung nhau - Chương trình sẽ bị báo lỗi sau khi dịch. GV: Từ những ví dụ đã nêu trên hãy cho biết quy tắc tính các biểu thức số học trong Pascal HS:Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên; Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước; Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. 2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số: - Trong ngôn ngữ lập trình ta đều có thể thực hiện các phép toán số học với các số nguyên và số thực. Kí hiệu Phép toán Kiểu dữ liệu + Cộng S.nguyên, s.thực - Trừ S.nguyên, s.thực * Nhân S.nguyên, s.thực / Chia S.nguyên, s.thực Div Chia lấy phần nguyên Số nguyên Mod Chia lấy phần dư Số nguyên Ví dụ: -5 div 2 = -2, -5 mod 2 = -1. a x b – c + d = a * b – c + d. - Trong pascal chỉ cho phép sử dụng cặp dấu () để mô tả thứ tự thực hiện các phép toán. - Các phép toán được thực hiện theo thứ tự ưu tiên giống như trong biểu thức số học. 4. Củng cố (4’) - Hệ thống nội dung toàn bộ bài giảng. ? – Viết biểu thức toán sau bằng các kí hiệu trong pascal: (a2+b)(1+c)3 =(a * a + b) * (1+c) * (1+c) * (1+c). 5. Dặn dò: (1’) - Về nhà học bài cũ. Xem trước bài mới. - Làm các bài tập 1, 2, 4, 5,6 SGK tr 24,25 vào vở. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 4 Tiết: 8 BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU I. MỤC TIÊU Kiến thức - Biết được các phép toán và phép so sánh trong pascal. - Biết khái niệm điều khiển tương tác giữa người với máy tính. Kỹ năng - Nắm rõ được quy luật giao tiếp giữa người và máy trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần học hỏi, sáng tạo . II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, bài giảng điện tử 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở. Xem bài mới trước khi lên lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1’) 2.Kiểm tra bài cũ (5’) * Câu hỏi: Dãy số 1020 có thể thuộc kiểu dữ liệu nào? Viết các biểu thức toán sau bằng ký hiệu trong Pascal a. * Trả lời: - Biểu diễn số 1020 có thể dùng kiểu dữ liệu số nguyên, số thực hoặc kiểu xâu. Tuy nhiên để chương trình dịch turbo pascal hiểu 1020 là kiểu xâu, ta phải viết dãy số này trong cặp dấu nháy đơn (‘). a/b+c/d a*x*x+b*x+c 1/x-a/5*(b+2) (a*a+b)*(1+c)*(1+c)*(1+c) 3 Bài mới: * Giới thiệu bài: (1’) Các em đã biết các phép toán so sánh trong toán học nhưng trong Pascal các phép so sánh có giống như các phép so sánh trong toán học không? Để giao tiếp giữa người và máy ta dùng những lệnh nào? Hôm nay ta tiếp tục tìm hiểu các phép so sánh và các lệnh dùng chung cho giao tiếp giữa con người và máy * Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung 15’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về phép so sánh Gọi hs nhắc lại các phép so sánh được dùng trong toán học HS nhắc lại các phép so sánh trong toán học gồm: , >=, ≠ GV: chiếu bảng kí hiệu các phép toán so sánh trong toán học. (bảng 1.3 SGK/22) GV: Các phép toán so sánh dùng để làm gì ? HS: Nghiên cứu SGK trả lời Để so sánh các số, các biểu thức với nhau. GV: Đưa ra ví dụ : a) 5 ´ 2 = 9 b) 15 + 7 > 20 - 3 c) 5 + x # 10 HS: lên bảng viết kết quả so sánh của a, b, c. a. Sai b. Đúng c. Đúng hay sai tùy thuộc vào giá trị của x 3. Các phép so sánh Kí hiệu trong pascal phép so sánh = bằng khác < nhỏ hơn < = nhỏ hơn or bằng > lớn hơn > = lớn hơn hoặc bằng * chú ý: Kết quả của phép so sánh chỉ có thể đúng hoặc sai. Ví dụ: 22>19 cho KQ đúng. 5+x<= 10: đúng hoặc sai phụ thuộc vào giá trị của x. 16’ Hoạt động2: Giao tiếp giữa người và máy. - Quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều giữa người và máy tính khi chương trình hoạt động thường được gọi là giao tiếp, hoặc tương tác người - máy. GV: Đưa ví dụ về hàng lệnh bảng thông báo kết quả write('Dien tich hinh tron la ',X); GV: Chiếu hàng lệnh và màn hình hộp thoại nhập dữ liệu write('Ban hay nhap nam sinh:'); read(NS); GV: Em phải làm gì khi xuất hiện hộp thoại này ? HS: Nhập năm sinh. GV: Nhận xét và giải thích. GV: Nêu hai tình huống tạm ngừng tại màn hình kết quả thông qua các lệnh và hộp thoại. Writeln('Cac ban cho 2 giay nhe...'); Delay(2000); GV: Giải thích từng tình huống. Vậy để tạm dừng chương trình chúng ta có mấy cách? HS: 2 cách: * Tạm dừng trong một khoảng thời gian nhất định: Delay(số) * Tạm dừng cho đến khi người dùng nhấn một phím: Readln; GV: Đưa ra ví dụ về hộp thoại. 4. Giao tiếp người - máy tính Một số trường hợp tương tác giữa người và máy: a) Thông báo kết quả tính toán - Lệnh : write hoặc writeln b) Nhập dữ liệu - Lệnh Read hoặc Readln c) Tạm ngừngchương trình * Tạm dừng trong một khoảng thời gian nhất định: Delay(số) * Tạm dừng cho đến khi người dùng nhấn một phím: Readln; d) Hộp thoại 4. Củng cố (5’) - Hệ thống nội dung toàn bộ bài giảng. ? Writeln(‘so tien phai tra la’,thanh tien,10:2); có ý nghĩa gì? - In r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 1 sach moi_12429169.docx
Tài liệu liên quan