Giáo án môn Tin học khối 8 - Tiết 15 - Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình

Trình bày cho hs biết: Hoạt động cơ bản của chương trình máy tính là xử lý dữ liệu. Trước khi được máy tính xử lý, mọi dữ liệu nhập vào máy tính đều được lưu trong bộ nhớ của máy tính. ví dụ, nếu muốn cộng hai số a và b trước hết hai số đó sẽ được nhập và lưu trong bộ nhớ máy tính, sau đó máy tính sẽ thực hiện phép cộng a + b.

Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần được xử lý được lưu ở vị trí nào trong bộ nhớ các ngôn ngữ lập trình cần làm gì?

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học khối 8 - Tiết 15 - Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08 Ngày soạn: 07/10/2018 Tiết: 15 Ngày giảng: 08/10/2018 BÀI 4. SỬ DỤNG BIẾN VÀ HẰNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Mục tiêu chuẩn KTKN 1.1. Kiến thức: Biết khải niệm biến, hiểu cách khai báo sử dụng biến, biết vai trò của biến trong lập trình. 1.2. Kỹ năng:Vận dụng sự hiểu biết đó để viết chương trình chính xác và linh hoạt. 1.3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, ham thích học hỏi nghiên cứu lập trình. 2. Mục tiêu phát triển năng lực: * Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực dự đoán kết quả. * Năng lực chuyên biệt, chuyên môn: Năng lực tư duy, phân tích,khái quát, trừu tượng hóa. Năng lực tính toán, logic II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo. - Học sinh: SGK, Đọc bài trước. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ.(5p) Hãy trình bày các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Hãy viết các biểu thức toán học dưới đây bằng các ký hiệu trong Pascal. a. b. (a + b)2 – a:b + c.d 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Năng lực hình thành Hoạt động 1: 1. Biến là công cụ trong lập trình.(15p) Trình bày cho hs biết: Hoạt động cơ bản của chương trình máy tính là xử lý dữ liệu. Trước khi được máy tính xử lý, mọi dữ liệu nhập vào máy tính đều được lưu trong bộ nhớ của máy tính. ví dụ, nếu muốn cộng hai số a và b trước hết hai số đó sẽ được nhập và lưu trong bộ nhớ máy tính, sau đó máy tính sẽ thực hiện phép cộng a + b. Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần được xử lý được lưu ở vị trí nào trong bộ nhớ các ngôn ngữ lập trình cần làm gì? Trong lập trình biến được dùng để làm gì? Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là gì? GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, chia lớp làm 4 nhóm phân tích ví dụ 1. Sau đó mời đại diện các nhóm lên nêu phần phân tích của nhóm mình, các nhóm còn lại lắng nghe nhận xét GV nhận xét tưng nhóm, rút ý đúng Hướng dẫn hs quan sát h 24 sgk. Và phân tích hình: Có thể xem x và y như là tên của các vùng nhớ chứa các giá trị tương ứng. Yêu cầu HS đọc và phân tích ví dụ 2: GV yêu cầu HS trình bày cách tính kết quả 2 biểu thức bên dưới dạng toán học GV phân tích Chúng ta có thể tính các biểu thức này một cách trực tiếp. Chú ý rằng tử số của các biểu thức là như nhau do đó có thể tính giá trị tử số và lưu tạm thời trong một biến trung gian X, sau đó thực hiện các phép chia. Sau đó yêu cầu HS dựa vào hướng dẫn lên bảng viết lại biểu thức sử dụng biến trung gian GV nhận xét ,chốt, chuyển ý Chú ý lắng nghe, quan sát -> ghi nhận HS hoạt động cá nhân -> trả lời: - Để chương trình luôn biết chính xác dữ liệu cần được xử lý được lưu ở vị trí nào trong bộ nhớ các ngôn ngữ lập trình cần cung cấp một công cụ lập trình rất quan trọng. Đó là biến nhớ, hay được gọi ngắn gọn là biến. - Trong lập trình biến được dùng để lưu trử dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trử có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình. - Dữ liệu do biến lưu trử được gọi là giá trị của biến. Ví dụ 1: HS hoạt động nhóm-> phân tích-> Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận Giả sử cần in kết quả phép cộng 15 + 5 ra màn hình ta có thể sử dụng câu lệnh Pascal như sau: Writeln(15 + 5); Nếu hai số được nhập từ bàn phím (hoặc là kết quả tính toán trước đó) sau khi nhận được các số 15 và 5, chương trình sẽ lưu các số này ở những vị trí nào đó trong bộ nhớ, giả sử hai số đó được lưu trong 2 biến x và y thì để in ra màn hình ta sử dụng lệnh: Writeln(x + y); HS ->Quan sát hình Ví dụ 2: Giả sử cần tính giá trị các biểu thức: và và in kết quả ra màn hình. HS hoạt động cá nhân suy nghĩ trả lời, tích tổng trên tử sau đó chia tử cho mẫu. HS hoạt động cá nhân trả lời->Về mặt toán học điều này thực hiện như sau: X = 100 + 50 Y = X/3 Z = X/5 Năng lực tự học; Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực dự đoán kết quả. Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực tư duy, phân tích,khái quát, trừu tượng hóa - Năng lực tính toán, logic Hoạt động 2: Khai báo biến.(20p) GV yêu cầu HS nhắc lại cấu trúc chung của chương trình. Vậy phần khai bao biến nằm ở phần nào của chương trình? Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình, tên trong chương trình pascal như thế nào là hợp lệ? Yêu cầu thêm 1 HS nhắc lại các kiểu dữ liệu. GV yêu cầu đọc SGK ghi ví dụ lên bảng. Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, nhận xét ví dụ, phân tích cấu trúc. GV nhận xét và rút ý đúng. Yêu cầu HS từ đó rút ra cú pháp khai báo biến GV chốt ý và giải thích thêm tùy mỗi ngôn ngữ lập trình mà cách khai báo biến cũng khác nhau. Suy nghĩ -> nhắc lại. Gồm 2 phần: Phần khai báo và phần tên HS thảo luận cặp đôi, đại diện 1 nhóm trả lời: - Tất cả các biến dùng trong chương trình cần phải được khai báo ngay trong phần khai báo của chương trình. Việc khai báo biến gồm: + Khai báo tên biến; + Khai báo kiểu dữ liệu của biến; HS hoạt động cá nhân-> nhắc lại quy tắc đặt tên Tên biến phải tuân theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình. HS hoạt động cá nhân-> suy nghĩ, nhắc lại: Integer: Chú ý quan sát -> ghi nhận. HS quan sát ví dụ. Thảo luận và phân tích cấu trúc. Đại diện 1 nhóm phát biểu. Các nhóm khác nhận xét. Var m, n: integer; S, dientich: real; Thong_bao: string; Trong đó: Var là từ khoá của ngôn ngữ lập trình Pascal dùng để khai báo biến. m, n: là các biến có kiểu số nguyên. S, dientich: là các biến có kiểu số thực. Thong_bao: là biến kiểu xâu. HS thảo luận trả lời: Cú pháp: Var : Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực quản lý; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực dự đoán kết quả. Hoạt động 3: Củng cố (3p) - Hệ thống lại những nội dung lý thuyết cần nhớ tiết học. - Nêu các biến được khái báo trong bài sau: Hãy viết chương trình Pascal tính tổng 2 số a và b được nhập vào từ bàn phím. HS lắng nghe IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2p) - Yêu cầu hs về nhà ôn lại phần lý thuyết cần nhớ sau tiết học. - Đọc trước mục 3 và 4 (bài 4) để tiết sau học. - Viết chương trình Pascal tính a/b với a và b được nhập vào từ bàn phím.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 4 Su dung bien trong chuong trinh_12454051.doc
Tài liệu liên quan