Giáo án môn Tin học khối 9 - Tiết 21: Bảo vệ thông tin máy tính

Cách phòng tránh Vius

Gv: Nêu nguyên tắt phòng tránh virus?

Lưu ý: Mỗi phần mềm chỉ diệt được những loại virus nó đã nhận biết được. Hiện nay có thể nói các loại virus mới xuất hiện hàng ngày. Các nhà cung cấp phần mềm diệt virus chuyên nghiệp luôn quan tâm cập nhật các mẫu virus mới vào chương trình. Do vậy, cần cập nhật thường xuyên chương trình diệt virus.

 

docx4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học khối 9 - Tiết 21: Bảo vệ thông tin máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH (tiếp theo) Tuần 11 Tiết (PPCT): 21 Tin học 9 Mục tiêu: Kiến thức: Biêt được sự cần thiết phải bảo vệ thông tin và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính. Biết khái niệm virus máy tính, đặc điểm và tác hại của virus máy tính. Kĩ năng: Biết các con đường lây lan của virus máy tính để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc. Biết cách bảo vệ thông tin và máy tính của nhà trường và cá nhân. Năng lực Phương tiện dạy học: Giáo viên:- SGK, ĐDHT máy tính, máy chiếu. - Các phần mềm diệt virus. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài - Đồ dùng học tập, sgk, vở ghi,. Hoạt động dạy học : Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1:Dẫn dắc vào bài (5’) Mục tiêu: Nắm được những tác hại do virus mang lại. Cùng tìm hiểu nhũng con đường lây lan của Virus để tìm cách phòng virus? Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính, trong đó có 1 yếu tố mà ta hay gặp phải, đó là virus của máy tính. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem virus máy tính là gì ? những tác hại do virus mang lại. Cùng tìm hiểu nhũng con đường lây lan của Virus để tìm cách phòng virus? HS lắng nghe quan sát SGK và thảo luận tìm ra câu trả lời Hoạt động 2: khái niệm về Virus(10’) Mục tiêu: Biết khái niệm virus máy tính, đặc điểm và tác hại của virus máy tính. 3.Virus máy tính và cách phòng tránh   a.Khái niệm: Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt. Vật mang virus có thể là các tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm, ..). khái niệm về Virus Gv: Virus máy tính là gì? Nêu đặc điểm của virus máy tính? Gv: Virus máy tính lây lan như thế nào? Gv: Hãy lấy ví dụ về vật mang virus. Gv: Nêu các ví dụ về hiện tượng có thể xảy ra khi máy tính bị nhiễm virus? Hs: Virus máy tính là chương trình máy tính, chỉ có thể lây lan trên máy tính mà không lây trên người. Hs: Virus máy tính có khả năng tự nhân bản, tự lây lan Hs: Thông qua vật mang virus: Các tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm..) Hs: Máy tính chạy chậm hoặc bị treo hay tự khởi động lại, không tương tác được với phần mề, máy tính không khởi động được và có thông báo lỗi... Hoạt động 3: Tác hại của Virus máy tính(9’) Mục tiêu: Biết, đặc điểm và tác hại của virus máy tính. b.Tác hại của virus máy tính Tiêu tốn tài nguyên hệ thống Phá huỷ dữ liệu Đánh cắp dữ liệu Mã hoá dữ liệu tống tiền Phá huỷ hệ thống Gây khó chịu khác cho người dùng Tác hại của Virus máy tính Gv: Hãy nêu các tác hại khi một máy tính bị nhiễm viru? Gv: Hãy giải thích tại sao nói khi một máy tính bị nhiễm virus nó tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống? Gv: Hãy giải thíc câu nói “Virus phá hủy dữ liệu” Gv: Tại sao nói virus có thể đánh cắp dữ liệu? Gv: Hãy lấy ví dụ về virus mã hóa dữ liệu tống tiền. Gv: Hãy lấy ví dụ về Virus phá hủy hệ thống? Gv: Hãy nêu những khó chịu hay gặp phải khi bị Virus? Hs: Máy chạy rất chậm, bị treo hoặc tự động tất máy hay khởi động lại Hs : Các tệp thường bị tấn công nhiều nhất là các tệp *.doc (Word), *.xls (Excel) và các tệp chương trình *.exe, *.com. Một số virus hoạt động vào một thời điểm nhất định như virus "thứ sáu ngày 13", nhưng cũng có những virus nguy hiểm hơn, bất ngờ xoá dữ liệu khiến người dùng không kịp trở tay. Hs: Sao khi thâm nhập vào máy tính, virus này sẽ gửi thông tin quan trọng về: Các loại sổ sách, chứng từ, thể tín dụng về máy chủ. Hs: Nó sẽ mã hóa dữ liệu quan trọng của người dùng và yêu cầu họ phải trả tiền để có thể khôi phục lại. Hs: Phá hủy hệ thống, làm giảm tuổi thọ của đĩa cứng, máy tính kg hoạt động hay bị tê liệt Hs; thiết lập chế độ ẩn tập tin hay thư mục, thay đổi cách thức hoạt động của HĐH cũng như của các phần mềm ứng dụng Hoạt động 4: Các con đường lây lan của Virus(17’) Mục tiêu: Biết các con đường lây lan của virus máy tính c. Các con đường lây lan của virus Qua việc sao chép tệp đó bị nhiễm virus. Qua các phần mềm bẻ khúa, cỏc phần mềm sao chộp lậu. Qua các thiết bị nhớ. Qua internet, đặc biệt là thư điện tử. Qua các “Lỗ hổng” của phần mềm. Các con đường lây lan của Virus Gv: Hãy cho biết Virus có thể lây lan qua những con đường nào? Hs: Trao đổi nhóm, tham khảo SGK. Trả lời. Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus. Qua các phần mềm bẻ khóa, các phần mềm sao chép lậu. Qua các thiết bị nhớ. Qua internet, đặc biệt là thư điện tử. Qua các “Lỗ hổng” của phần mềm. Hoạt động 5: cách phòng tránh Vius(10’) Mục tiêu: Biết biện pháp phòng ngừa thích hợp. d. Phòng tránh virus Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là:"Phải cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng" Cách phòng tránh Vius Gv: Nêu nguyên tắt phòng tránh virus? Lưu ý: Mỗi phần mềm chỉ diệt được những loại virus nó đã nhận biết được. Hiện nay có thể nói các loại virus mới xuất hiện hàng ngày. Các nhà cung cấp phần mềm diệt virus chuyên nghiệp luôn quan tâm cập nhật các mẫu virus mới vào chương trình. Do vậy, cần cập nhật thường xuyên chương trình diệt virus. Hs: Nêu nguyên tắt phòng tránh virus. Củng cố luyện tập (3’) Vi rút là gì? Nguyên tắc phòng tránh virus? Nêu tên một số chương trình diệt virus phổ biến? Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) Học thuộc bài. Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. Chuẩn bị trước Bài thực hành 5: Sao lưu dự phòng và quét virus Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Bài thực hành 5 SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS Tuần 11 Tiết (PPCT): 22 Tin học 9 Mục tiêu: Kiến thức: Biết các con đường lây lan của virus máy tính để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Kĩ năng: Biết thực hiện thao tác sao lưu các tệp/thư mục bằng cách sao chép thông thường. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc. Biết cách bảo vệ thông tin và máy tính của nhà trường và cá nhân. Năng lực Phương tiện dạy học: Giáo viên:- SGK, ĐDHT máy tính, máy chiếu. - Các phần mềm diệt virus. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài - Đồ dùng học tập, sgk, vở ghi,. Hoạt động dạy học : Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1:Dẫn dắc vào bài (5’) Mục tiêu: Nắm được những tác sao lưu dự phòng và quét virus Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính, trong đó có 1 yếu tố mà ta hay gặp phải, đó là virus của máy tính, virus máy tính là gì ? những tác hại do virus mang lại. Cùng tìm hiểu nhũng con đường lây lan của Virus để tìm cách phòng virus? Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi thực hành sao lưu dự phòng và quét virus HS lắng nghe quan sát SGK và thảo luận tìm ra câu trả lời Hoạt động 2: Giới thiệu cho học sinh mục đích của bài thực hành. (15’) Mục tiêu: Năm được cac thao tác để lưu bằng cach sao chép thông thường 1- Mục đích, yêu cầu: + Biết thực hiện thao tác sao lưu các tệp/thư mục bằng cách sao chép thông thường; + Thực hiện quét virus bằng phần mềm diệt virus. Giới thiệu cho học sinh mục đích của bài thực hành. Gv: y/c HS đọc mục đích, yêu cầu của Bài thực hành tr.65 SGK. Gv: phân tích các yêu cầu cần thực hiện của Bài TH. Hs: 1 HS đọc, HS khác theo dõi SGK. Hs: HS chú ý lắng nghe. Hoạt động 3: Thực hiện sao lưu dữ liệu bằng phương pháp sao chép thông thường (20’) Mục tiêu: Biết thực hiện thao tác sao lưu các tệp/thư mục bằng cách sao chép thông thường. 2- Nội dung: Bài 1: Chuẩn bị sao lưu và sao lưu bằng phương pháp sao chép thông thường 1- Khởi động Windows Explorer, tạo thư mục Tailieu_hoctap trên ổ đĩa C:\. Sao chép một vài tập tin vào thư mục vừa tạo; 2- Tạo một thư mục mới trên ổ đĩa D:\ với tên Sao_luu; 3- Sao chép các tập tin trong thư mục Tailieu_hoctap vào thư mục Sao_luu. Thực hiện sao lưu dữ liệu bằng phương pháp sao chép thông thường Gv: y/c HS đọc nội dung Bài 1 tr.65 SGK. Gv: Các bước thực hiện sao lưu dữ liệu ? Gv: thực hiện mẫu trên máy GV cho HS quan sát và y/c HS thực hiện tại máy cá nhân. Gv: bao quát lớp và hướng dẫn thêm. Hs: 1 HS đọc thông tin, HS khác theo dõi SGK. Hs: dựa vào kiến thức SGK trả lời. Hs: quan sát GV làm mẫu trên màn hình và thực hiện sao lưu tại máy HS. Hs: tiếp tục thực hành cho thành thạo thao tác. Củng cố luyện tập: (4’) * Kiến thức bổ sung: Ngoài sao lưu bằng cách thông thường vừa thực hiện, hệ điều hành Windows cũng cung cấp tiện ích Backup. Với tiện ích này người dùng có thể: + Sao lưu dữ liệu ra các thiết bị lưu trữ hoặc dưới dạng tập tin lưu trên máy tính. + Lựa chọn các kiểu sao lưu (sao lưu toàn bộ dữ liệu cần thiết, chỉ sao lưu những thay đổi trong ngày hoặc chỉ sao lưu những thay đổi kể từ lần sao lưu gần nhất, ...); + Đặt lịch để sao lưu tự động sau những khoảng thời gian nhất định; + Thiết đặt người được phép sao lưu, ... + Nhận xét tiết thực hành. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’) + Về nhà thực hiện lại nhiều lần các thao tác của bài thực hành + Xem trước phần còn lại của bài (bài 2) Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. BAN GIÁM HIỆU (Duyệt) TỔ TRƯỞNG (Kiểm tra)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuần 11.docx
Tài liệu liên quan