Giáo án môn Tin học lớp 3, 4, 5 + Đạo đức lớp 1, 2 - Tuần 4

I. MỤC TIÊU:

- Biết sử dụng được dịch vụ thư điện tử để gửi và nhận thư có đính kèm tệp tin. Biết cách xem lại các thư đã gửi, thư pháp và tìm kiếm thư khi cần xem lại nội dung.

- Thao tác mở được hộp thư, mở thư, gửi thư.

- Nghiêm túc trong học tập. Giữ gìn máy tính cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 5, phòng máy.

- Học sinh: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 5, vở, dụng cụ học tập.

 

docx14 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học lớp 3, 4, 5 + Đạo đức lớp 1, 2 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018 Tin học lớp 4 BÀI 4: CÁC THAO TÁC VỚI TỆP (2 tiết) I. MỤC TIÊU: - Biết được các thao tác sao chép, đổi tên, xóa tệp. - HS thực hiện được các thao tác sao chép, đổi tên, xóa tệp. - Nghiêm túc và tự giác trong học tập, biết bảo vệ phòng máy tính. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 4, phòng máy. - Học sinh: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 4, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (8’) (10’) (8’) 2’ 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Đưa ra 2 thư mục TOAN, TIENG VIET; 2 tệp hinhvuong.png, tho.docx ngẫu nhiên. Yêu cầu phân biệt tệp và thư mục? - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - Giới thiệu bài và ghi bảng. b. Hoạt động 1 : Đổi tên tệp. - Em thực hiện các thao tác đổi tên tệp theo hướng dẫn. Bước 1: Mở thư mục HOCTAP đã tạo ở Bài 3, nháy chuột phải vào tệp có tên Hinhvuong.png. Bước 2: Chọn Rename. Bước 3: Gõ tên HinhVuong.png. Bước 4: Nhấn phím Enter. - Giáo viên thực mẫu thao tác đổi tên tệp để học sinh quan sát và thực hiện theo. - Yêu cầu HS thảo luận sau đó thực hành theo nhóm máy. - Quan sát kịp thời giúp đỡ những HS gặp khó khăn khi thực hành. - Chốt ý, nhận xét và tuyên dương. * Chú ý: + Không được dùng các kí hiệu sau trong tên tệp: \ / : ? “ + Tên tệp không quá 255 kí tự. + Nếu đổi tên tệp giống tệp có sẵn (có cùng phần tên và phần mở rộng) trong cùng thư mục, máy tính sẽ hiển thị cửa sổ cảnh báo việc đặt trùng tên. Em có thể chọn Yes để đồng ý đổi tên hoặc chọn No để hủy bỏ việc đổi tên. c. Hoạt động 2: Sao chép tệp. - Cho HS được thông tin ở SGK - GV thao tác mẫu. ? Nêu cách sao chép tệp? - GV chốt lại. B1: Nháy phải chuột tại tệp cần sao chép chọn Copy B2: Nháy phải chuột vào vị trí cần sao chép đến và chọn Paste - GV ngoài cách sao chép này ta còn nhiều cách sao chép khác nữa. - GV có thể nêu thêm cách sao chép khác cho HS giỏi tìm hiểu thêm. - Cho HS tập thao tác sao chép tệp. d. Hoạt động 3: Xóa tệp. - Cho HS được thông tin ở SGK - GV thao tác mẫu ? Nêu cách xóa tệp? - GV chốt lại. Nháy phải chuột tại tệp cần xóa chọn Delete và gõ phím Enter. - Cho HS tập thao tác. - Cho HS báo cáo kết quả đã làm. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài học, tập thực hành và chuẩn bị tiết học sau. - HS trả lời, HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi bài. - Lắng nghe. - Chú ý quan sát giáo viên thực hiện các bước đổi tên tệp. - Thực hành theo nhóm máy rồi xem sự thay đổi tên của tệp. - Lắng nghe. - Lắng nghe và rút kinh nghiệm - HS đọc thông tin ở SGK. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS đọc thông tin ở SGK - HS quan sát - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS tập thao tác xóa tệp. - HS báo cáo kết quả đã làm. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Tiết 2 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (20’) (6’) 2’ 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - GV mở ổ đĩa D 1. Lên đổi tên một tệp? 2. Sao chép tệp vừa đổi tên thành “BAI 1” - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - GV giới thiệu bài và ghi đề. b. Hoạt động 1 : Thực hành. - Gọi 2 em nhắc lại cách đổi tên, sao chép, xóa tên tệp. - GV cho HS thực hành theo nội dung SGK trang 20. - Cho HS báo cáo kết quả đã làm. c. Hoạt động 2: Ứng dụng, mở rộng. - Cho HS thực hành theo SGK trang 20. *Em cần ghi nhớ: - Thư mục có thể chứa tệp và các thư mục con khác. - Ta có thể sao chép (Copy) tệp từ thư mục này sang thư mục khác, đổi tên (RENAME) hoặc xóa tệp (Delete) - Cho HS thoát khỏi máy tính. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại các thao tác với tệp. - Nhận xét tiết học. - Về nhà các em cố gắng tập thao tác với tệp như: Sao chép, đổi tên, xóa tệp cho thành thạo và chuẩn bị bài sau. - 2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại kiến thức đã học. - HS thực hành theo nội dung SGK trang 20. - HS báo cáo kết quả đã làm. - HS thực hành theo SGK trang 20. - HS thoát máy tính đúng qui trình - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Tin học lớp 3 BÀI 4 : BÀN PHÍM MÁY TÍNH (2 tiết) I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được khu vực chính của bàn phím máy tính. Chỉ ra được vị trí của các hàng phím trên khu vực chính của bàn phím máy tính. Biết đặt tay đúng cách trên bàn phím máy tính.. - Sử dụng được bàn phím và đặt tay đúng vị trí trên bàn phím. - HS thích và say mê luyện gõ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, phòng máy, bàn phím máy tính. - Học sinh: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 3, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (6’) (10’) (10’) 2’ Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ - Cho biết cách cầm chuột đúng? - Nhắc lại các thao tác sử dụng chuột. - Gv nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - Tiết trước các em đã làm quen với chuột máy tính. Vậy máy tính còn bộ phận quan trọng nào để đưa thông tin vào? - GV cho HS quan sát bàn phím máy tính. ? Đây là bộ phận gì của máy tính? - Giới thiệu và ghi đề bài. b. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về bàn phím máy tính. - Cho HS đọc thông tin ở SGK. - GV giới thiệu sơ đồ bàn phím trực quan trên bàn phím máy tính. Trước khi tập sử dụng bàn phím, em hãy làm quen với bàn phím của máy tính. Sơ đồ bàn phím có dạng sau: (kèm hình ảnh bàn phím/ bàn phím thật) - Chỉ vào bàn phím thật và giới thiệu sơ lược về bàn phím. Giới thiệu chi tiết về khu vực chính của bàn phím: đặc biệt chú ý đến hàng phím cơ sở và hai phím có gai. c. Hoạt động 2: Khu vực chính của bàn phím. - GV giới thiệu cách bố trí các hàng phím, trực tiếp trên bàn phím. Cho HS quan sát bàn phím - Cho HS đọc thông tin ở SGK và quan sát trên bàn phím thật *GV giới thiệu hàng phím bàn phím - Trước hết em cần quan tâm đến khu vực chính của bàn phím. Khu vực này được chia thành các hàng phím như sau: + Hàng phím số: Hàng phím trên cùng. + Hàng phím trên: Ở phía dưới hàng số. + Hàng cơ sở: Có 2 phím có gai là "F" và " J". + Hàng phím dưới: Ở dưới hàng cơ sở. + Hàng phím dưới cùng: Có một phím dài nhất gọi là phím cách. - Học sinh quan sát và ghi nhớ các hàng phím. ? Hãy nhắc lại cách bố trí các hành phím trên bàn phím? - Quan sát bàn phím và điền tiếp các số và chữ cái vào các ô còn thiếu? d. Hoạt động 3: Cách đặt tay lên bàn phím máy tính. - Cho HS quan thông tin trong SGK. - GV hướng dẫn cách đặt tay trên bàn phím trực quan trên bàn phím thật ? Hãy cho biết cách đặt tay trên bàn phím như thế nào? - Quan sát bàn phím điền các chữ còn thiếu vào đâu (...) - Cho HS báo cáo kết quả đa làm được 4. Củng cố - Dặn dò: - Cần nắm vững khu vực chính của bàn phím đó là các hàng phím. Cách đặt tay lên bàn phím. - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau thực hành. - 2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - Bàn phím máy tính. - HS lắng nghe, ghi bài. - HS đọc thông tin ở SGK kết hợp với quan sát trực quan trên bàn phím. - Lắng nghe, quan sát. - Một vài HS nhắc lại tên các hàng phím. - HS đọc và quan sát trên bàn phím. - Lắng nghe, quan sát. - Lắng nghe, quan sát - Một vài HS nhắc lại các hàng phím đã được GV giới thiệu. - Một vài HS nhắc lại đặc điểm để nhận biết các hàng phím. - HS trả lời khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng phím: - Hàng phím số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 - Hàng phím trên: Q W E R T Y U I O P - Hàng cơ sở: A, S, D, F, G H J K L - Hàng phím dưới: Z X C V B N M - Hàng phím chứa phím cách (Spacebar) - HS đọc thông tin trong SGK. - HS quan sát - HS trả lời. + Hai bàn tay đặt nhẹ lên bàn phím + Hai ngón trỏ đặt trên hai phím có gai (F, J) + Hai ngón cái đặt trên phím cách + Các ngón khác đặt nhẹ trên hàng phím cơ sở - HS điền từ còn thiếu + Hai phím có gai đó là phím F vag J. Hai phím này thuộc hàng phím cơ sở. + Trên bàn phím có phím dài nhất còn gọi là phím cách (Spacebar). Phím cách ở hàng phím dưới cùng - HS báo cáo. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Tiết 2 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (17’) (9’) 2’ Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ. - Cho biết cách đặt tay lên bàn phím? - Cho biết vị trí của các hàng phím trên bàn phím? - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - GV giới thiệu bài và ghi đề. b. Hoạt động 1: Thực hành. - GV: Nhắc lại cách đặt tay lên bàn phím và vị trí của các hàng phím. * Trò chơi: Theo cặp - Một bạn đọc tên một phím trên khu vực chính của bàn phím, bạn còn lại sẽ đọc ra đó là hàn phím nào? Và ngược lại. Mỗi lần chơi được 1 điểm. Sau 5 lượt chơi xem bạn nào nhiều điểm, cứ như vậy lần lượt cho các cặp tiếp theo. - GV cho HS tập đặt tay lên các hàng phím. c. Hoạt động 2: Ứng dụng, mở rộng. - Cho HS thực hiện ứng dụng theo SGK trang 22. - Cho HS nắm phần ghi nhớ. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Về nhà tập đặt các ngón tay lên bàn phím cho đúng và chuẩn bị bài sau. - 2 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS chơi theo trò chơi. - HS tập đặt các ngón tay lên các phím. - HS thực hiện ứng dụng theo SGK trang 22. - HS đọc. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2018 Tin học lớp 5 BÀI 4: THƯ ĐIỆN TỬ (TIẾP THEO) (2 tiết) I. MỤC TIÊU: - Biết sử dụng được dịch vụ thư điện tử để gửi và nhận thư có đính kèm tệp tin. Biết cách xem lại các thư đã gửi, thư pháp và tìm kiếm thư khi cần xem lại nội dung. - Thao tác mở được hộp thư, mở thư, gửi thư. - Nghiêm túc trong học tập. Giữ gìn máy tính cẩn thận. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 5, phòng máy. - Học sinh: Sách hướng dẫn học Tin học lớp 5, vở, dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (15’) (7’) (4’) 2’ 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Em hãy đăng nhập vào tài khoản thư điện tử và thực hiện gửi thư cho bạn. - Gv nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - Giới thiệu bài và ghi bảng. b. Hoạt động 1: Gửi thư có đính kèm tập tin. - Cho HS nhắc lại cách mở hộp thư, mở thư. - Cho HS quan sát SGK và GV thao tác cách gửi và nhận thư có đính kèm tệp. ? Hộp thư điện tử có thể gửi dạng thông tin nào? - GV chốt lại: Ta có thể gửi văn bản, hình ảnh, âm thanh, video. - GV cho HS quan sát SGK và GV thao tác mẫu B1: Chọn mục “Soạn”. B2: Nhập tên người nhận và tiêu đề nội dung. B3: - Soạn thư - Đính kèm tệp tin nháy chọn mục “Đính kèm tệp tin” B4: Nháy chọn mục “Gửi” - Cho HS thực hành theo nội dung SGK trang 25, 26, 27 c. Hoạt động 2: Nhận thư có tệp đính kèm. B1: Nháy chuột vào thư cần mở . B2: Nháy vào mục tải xuống và đợi máy tải về Mở mục Download để xem tệp tin tải về. d. Hoạt động 3: Xem lại các thư đã gửi, thư nháp. - Cho HS quan sát SGK kết hợp với GV thao tác mẫu: Nháy chọn mục “Thư đã gửi” các thư đã được gửi sẽ hiện ra theo danh sách, muốn xem thư nào ta chỉ việc nháy chọn vào thư đó. - Cho HS báo cáo kết quả đã làm. - GV chốt lại, nhận xét và tuyên dương các em làm tốt. 4. Củng cố - Dặn dò: - Cần nắm vững cách gửi thư có đính kèm tệp tin và nhận thư có đính kèm tệp tin. - Nhận xét tiết học. - HS về nhà tập thực hành gửi và nhận thư có đính kèm tệp tin (nếu có) và chuẩn bị tiết học sau. - 2 HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS nêu lại các thao tác. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS thực hành nội dung SGK trang 25, 26, 27. - HS thao tác - HS quan sát. - HS báo cáo kết quả đã làm. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Tiết 2 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (20’) (6’) 2’ 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Lên gửi một thư điện tử có đính kèm tệp tin. - Lên mở một thư điện tử có đính kèm tệp tin. - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - GV giới thiệu bài và ghi đề. b. Hoạt động 1: Thực hành. - GV cho HS thực hành theo nội dung SGK trang 28, 29. - GV quan sát, hướng dẫn HS thực hành, sửa sai cho HS. - Cho HS báo cáo kết quả đã làm. - GV nhận xét tuyên dương những em đã thực hành tốt. c. Hoạt động 2: Ứng dụng, mở rộng. - Cho HS thao tác trên máy theo nội dung SGK trang 24. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - Về nhà thực hành lại và chuẩn bị bài sau. - 2 HS thực hành. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi bài. - HS thực hành theo nội dung SGK trang 28, 29 - Báo cáo kết quả đã làm. - HS thực hiện theo SGK trang 29 *Em cần ghi nhớ: Các thư soạn thảo nhưng chưa được gửi đi được lưu trong thư nháp - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Đạo đức lớp 2 BÀI 2 : BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - HS hiểu được khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực. - HS biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi, biết nhắc bạn sửa lỗi và nhận lỗi GDKNS: + Kỹ năng biết ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi. + Kỹ năng biết nhận trách nhiệm. - HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi. Yêu thích , thích thú với môn học. Hăng hái trong tiết học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: vở bài tập đạo đức 2, phiếu tình huống đóng vai, giáo án. - Học sinh: vở bài tập đạo đức 2, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (10’) (10’) (6’) 2’ 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Khi mắc lỗi ta cần làm gì? - Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : - Giới thiệu bài. - Ghi đầu bài lên bảng. b. Hoạt động 1 : Đóng vai theo tình huống. - Phát phiếu giao việc cho từng nhóm theo nội dung tranh bài tập 3 (SGK). - Tình huống 1: Lan đang đứng trách Tuấn “ Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi 1 mình + Hỏi: Em sẽ làm gì nếu em là Tuấn? - Tình huống 2: Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được ai dọn dẹp, bà mẹ đang hỏi “Châu con đã dọn nhà cho Mẹ chưa?” + Hỏi: Em sẽ làm gì nếu em là Châu? - Tình huống 3: Tuyết mếu máo cầm quyển sách “Bắt đền Trường đấy làm rách sách tớ rồi!” + Hỏi: Em sẽ làm gì nếu em là Trường? - Tình huống 4: Xuân quên không làm BTTV sáng nay đến lớp các bạn kiểm tra BT về nhà. + Hỏi: Em sẽ làm gì nếu em là Xuân? - Nhận xét – kết luận: Khi có lỗi biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm, rất đáng khen. c. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm. - Phát phiếu cho HS, YC thảo luận nhóm. - Tình huống 1: Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em không nghe rõ do tai kém, lại ngồi gần bàn cuối. Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào? - Theo em Vân nên làm gì? -Tình huống 2: Dương bị đau bụng nên ăn cơm không hết suất. Tổ em bị chê. Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lí do. -Hỏi việc đó đúng hay sai? Dương nên làm gì? - Cho HS thảo luận và báo cáo kết quả. - GV ghi 1 số ý kiến lên bảng - GV nhận xét – kết luận. d. Hoạt động 3 : Tự liên hệ. -Trong lớp ta đã có ai từng mắc lỗi và sửa lỗi. - Nhận xét, tuyên dương HS. - Nhận xét chung: Ai cũng có khi mắc lỗi, điều quan trọng là phải biết nhận lỗi, sửa lỗi. Như vậy sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý Cùng nhau nhắc nhở bạn bè khi có lỗi cần nhận và sửa lỗi 4. Củng cố - Dặn dò: - HS nêu lại nội dung bài học, đọc lại ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - HS về nhà thực hiện nội dung bài học và chuẩn bị bài sau. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. - Chia 4 nhóm quan sát theo tranh và thảo luận. -Nhóm 1:Cần phải xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa và giải thích rõ với bạn lí do. -Nhóm 2: Châu cần xin lỗi Mẹ và đi dọn dẹp nhà cửa ngay. - Nhóm 3: Xin lỗi, dán lại sách cho bạn. -Nhóm 4: Xuân cần nhận lỗi với cô giáo cùng các bạn và làm lại BT ở nhà. - HS lắng nghe. - Lớp chia 4 nhóm. Đọc yêu cầu của phiếu và thảo luận + Nhóm 1+ 2:Vân nên nói với cô về tình trạng đôi tai của mình. + Nhóm 3 + 4: Dương cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị hiểu lầm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS lắng nghe. - HS tự liên hệ. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Đạo đức lớp 1 BÀI 2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số biểu hiện ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ. Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. - HS có thái độ mong muốn, tích cực, tự giác ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - HS thực hiện đợc nếp sống vệ sinh cá nhân, giữ quần áo, giày dép gọn gàng, sạch sẽ ở nhà cũng như ở trờng, nơi khác. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: vở bài tập đạo đức 1, giáo án, bài hát “Rửa mặt như mèo”. - Học sinh: vở bài tập đạo đức 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 27’ (1’) (10’) (8’) (8’) 2’ Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Tiết trước em học bài gì ? - Thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ ? - Em đã thực hiện được những điều gì qua bài học ? - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài mới : “Gọn gàng, sạch sẽ” (tiết 1) b. Hoạt động 1 : HS làm BT3. - Cho học sinh quan sát tranh . - Giáo viên yêu cầu Học sinh thảo luận theo theo gợi ý : Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? Bạn đó có gọn gàng sạch sẽ không ? Em có muốn làm như bạn không ? - Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trình bày. - Giáo viên nhận xét , bổ sung và kết luận: Chúng ta nên noi theo gương những bạn nhỏ ở tranh số 1 ,3,4,5,7,8/9 Vở BTĐĐ. c. Hoạt động 2 : Làm việc theo đôi bạn. - Giáo viên yêu cầu đôi bạn quan sát nhau và giúp nhau sửa sang lại đầu tóc quần áo . - Giáo viên quan sát , hướng dẫn thêm cho học sinh còn lúng túng . - Nhận xét tuyên dương đôi bạn làm tốt . * Kết luận : Các em cần nhắc nhở nhau sửa sang lại đầu tóc , quần áo hộ bạn nếu thấy bạn chưa gọn gàng , sạch sẽ. d. Hoạt động 3 : Hát, vui chơi. - Cho HS hát bài “Rửa mặt như mèo”. - Giáo viên hỏi : Lớp ta có bạn nào giống “ mèo ” không? - Lớp ta đừng có bạn nào mà rửa mặt như mèo nhé ! - Giáo viên cho học sinh đọc câu ghi: “ Đầu tóc em chải gọn gàng Áo quần gọn sạch sẽ trông càng thêm yêu “. - Giáo viên kết luận : Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ có lợi là làm cho ta thêm xinh đẹp , thơm tho , được mọi người yêu mến , và giữ được cơ thể tránh nhiều bệnh về da . Các em cần ghi nhớ những điều đã học để thực hiện tốt trong suốt cuộc đời . 4. Củng cố - Dặn dò: - HS thực hiện nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. - HS về nhà chuẩn bị tiết học sau. - 3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, nhắc lại. - Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm ( sẽ nêu những việc nên làm và không nên làm ) + Nên làm : soi gương chải đầu , bẻ lại cổ áo , tắm gội hàng ngày , rửa tay sạch sẽ . + Không nên làm : ăn kem bôi bẩn vào áo quần - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. Học sinh nhận xét bổ sung ý kiến - HS lắng nghe. - Học sinh quan sát nhau và sửa cho nhau quần áo , đầu tóc cho gọn gàng . - HS lắng nghe. - Cả lớp hát. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTin 3 4 5 dao duc 1 2 tuan 4_12540013.docx
Tài liệu liên quan