Giáo án môn Toán 10 - Tiết 21: Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai

Nghe và tiếp nhận nhiệm vụ

Trao đổi thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu. Đại diện nhóm trình bày kết quả HĐ vào bảng phụ.

- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình.

- Nhận xét bổ sung(nếu có) cho sản phẩm HĐ của nhóm khác.

Ghi nhận kiến thức đã được chính xác hóa vào vở

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán 10 - Tiết 21: Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy 15/11/2018 tại lớp 10A2 Tiết theo PPCT 21 §2. PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT, BẬC HAI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu cách tìm điều kiện của phương trình, nghiệm của phương trình. - Biết dạng phương trình chứa ẩn dưới dấu căn - Hiểu cách giải phương trình bằng cách quy về phương trình bậc nhất bậc hai. - Hiểu cách giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn. 2. Kỹ năng: - Thành thạo tìm điều kiện của phương trình và kiểm tra một giá trị có là nghiệm của phương trình hay không. - Giải được phương trình chứa ẩn dưới dấu căn bằng cách quy về phương trình bậc nhất, bậc hai. 3. Tư duy và thái độ: - Tư duy các vấn đề toán học logic và có hệ thống. - Phát triển tư duy sáng tạo và tư duy phản biện. tư duy khái quát hóa,so sánh,trừu tượng hóa, đặc biệt hóa. - Có hứng thú trong học tập, Chủ động, tích cực , tự giác tham gia các hoạt động học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực quan sát, dự đoán, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tư duy và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tự học. II. Chuẩn bị của GV và HS Chuẩn bị của GV: Bài soạn, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng. Thiết bị và đồ dùng dạy học: Thước kẻ, phấn, máy chiếu, bảng phụ,phiếu học tập. Học liệu: Hệ thống câu hỏi tạo vấn đề, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách xử lý, các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh gặp khó khăn trong quá trình thảo luận. Chuẩn bị của HS: Ôn tập lại kiến thức đã học về lôgarit và hàm số đã học. Đọc, nghiên cứu trước nội dung bài mới trước khi đến lớp. Chuẩn bị đầy đủ SGK vở ghi và đồ dùng học tập. III. Tổ chức dạy học: Hoạt động khởi động : Hoạt động của HS Hoạt động của GV Nội dung -Học sinh trao đổi ,thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV. Suy nghĩ trả lời câu hỏi bổ sung của GV Ghi đầu bài vào vở -Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả đọc thêm SGK qua việc trả lời một số câu hỏi sau: Cho phương trình chứa ẩn dưới dấu giá trị tuyệt đối yêu cầu học sinh cho biết tên gọi, cách giải? -Gọi học sinh trả lời các câu hỏi, gợi ý trợ giúp học sinh nếu gặp khó khăn. Cho phương trình chứa ẩn dưới dấu căn yêu cầu học sinh cho biết tên gọi? Bài hôm nay ta sẽ nghiên cứu cách giải các phương trình chứa ẩn dưới dấu căn này. - Ghi đầu bài bài mới lên bảng. §2. PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT, BẬC HAI Hoạt động hình thành kiến thức: a) Đơn vị kiến thức 1: Hình thành cách giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn bằng cách bình phương hai vế của phương trình. Mục tiêu: + Kiến thức: - Hiểu cách biến đổi phương trình. - Biết cách tìm điều kiện của phương trình. - Biết các cách giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn đơn giản cơ bản nhất. + Kỹ năng: - Sử dụng được kí hiệu và ngôn ngữ toán học để trình bày cách giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn . - Nhận biết được một phương trình là phương trình chứa ẩn dưới dấu căn. - Vận dụng được kỹ năng biến đổi phương trình chứa ẩn dưới dấu căn bằng cách bình phương hai vế đưa về phương trình hệ quả không chứa ẩn dưới dấu căn để giải (phương trình bậc hai). - Thành thạo việc kiểm tra một số có là nghiệm của một phương trình hay không? + Tư duy và thái độ: - Tư duy khái quát hóa, tương tự hóa. - Thái độ : Linh hoạt, tích cực, chủ động, sáng tạo. + Định hướng hình thành và phát triển năng lực: Năng lực quan sát, dự đoán,năng lực phát hiện vấn đề, năng lực giao tiếp,hợp tác. Sản phẩm HĐ: Hình thành được cách giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn đơn giản cơ bản nhất bằng cách bình phương hai vế của phương trình có sử dụng kí hiệu và ngôn ngữ toán học. HĐTP1: Gợi động cơ HĐ của HS HĐ của GV Nội dung - Suy nghĩ trả lời câu hỏi bổ sung của GV. -HS khác nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn. - Lắng nghe và tiếp nhận kiến thức mới theo hướng dẫn của GV. -Yêu cầu học sinh bằng phương pháp tương tự hóa và trả lời các câu hỏi: Hãy tìm cách giải phương trình (1). - Giáo viên nhận xét,bổ sung và Chốt kiến thức. HĐTP2: Hình thành kiến thức HĐ của HS HĐ của GV Nội dung -Phát biểu định nghĩa theo ý hiểu của mình. - Ghi cách giải vào vở -GV nhận xét đánh giá,bổ sung, chính xác hóa và yêu cầu học sinh ghi nội dung vào vở. 2.Phương trình chứa ẩn dưới dấu căn: Để giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn ta thường bình phương hai vế để đưa phương trình về một phương trình hệ quả không chứa ẩn dưới dấu căn HĐTP3: Củng cố trực tiếp HĐ của HS HĐ của GV Nội dung - HS thảo luận theo bàn và thống nhất cử đại diện bàn lên trình bày lời giải. - HS nhận xét, bổ sung bài làm của bạn trên bảng. - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi bổ sung của GV. - Yêu cầu HS thảo luận theo bàn và trả lời câu hỏi. Áp dụng cách giải vừa tìm được thử giải phương trình trên. - Quan sát học sinh thảo luận, hỗ trợ HS khi gặp khó khăn. - GV thống nhất ý kiến. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi bổ sung của GV. Từ việc giải phương trình trên hãy nêu các bước giải phương trình dạng b) Đơn vị kiến thức 2: Hình thành cách giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn bằng cách biến đổi tương đương phương trình. Mục tiêu: + Kiến thức: - Hiểu cách biến đổi phương trình. - Biết cách tìm điều kiện của phương trình. - Biết các cách giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn đơn giản cơ bản nhất bằng sử dụng phép biến đổi tương đương. + Kỹ năng: - Sử dụng được kí hiệu và ngôn ngữ toán học để trình bày cách giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn . - Nhận biết được một phương trình là phương trình chứa ẩn dưới dấu căn. - Vận dụng được kỹ năng biến đổi tương để giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn. - Thành thạo việc kiểm tra một số thỏa mãn điều kiện cho trước hay không? + Tư duy và thái độ: - Tư duy khái quát hóa, tương tự hóa. - Thái độ : Linh hoạt, tích cực, chủ động, sáng tạo. + Định hướng hình thành và phát triển năng lực: Năng lực quan sát, dự đoán,năng lực phát hiện vấn đề, năng lực giao tiếp,hợp tác. Sản phẩm HĐ: Hình thành được cách giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn đơn giản cơ bản nhất bằng cách biến đổi tương đương phương trình có sử dụng kí hiệu và ngôn ngữ toán học. HĐTP1: Gợi động cơ HĐ của HS HĐ của GV Nội dung - Lắng nghe GV đặt vấn đề . Ngoài cách giải trên còn cách giải nào khác không ? Liệu rằng có thể sử dụng phép biến đổi tương đương được không? HĐTP2: Hình thành kiến thức HĐ của HS HĐ của GV Nội dung - Suy nghĩ trả lời câu hỏi trong HĐ 4. - Lắng nghe và tiếp nhận kiến thức mới theo hướng dẫn của GV. - Ghi cách giải vào vở -Yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi. - Giáo viên nhận xét,bổ sung và Chốt kiến thức. -GV nhận xét đánh giá,bổ sung, chính xác hóa và yêu cầu học sinh ghi cách giải vào vở. Ghi bảng: HĐTP3: Củng cố trực tiếp HĐ của HS HĐ của GV Nội dung - 1 HS lên bảng giải. - HS còn lại áp dụng giải ví dụ 2 ra nháp. - Theo dõi, nhận xét , bổ sung cho bài làm của bạn trên bảng. Áp dụng cách giải tìm được giải giải phương trình sau. - Yêu cầu 1 HS lên bảng giải ví dụ 2. - Quan sát học sinh giải, hỗ trợ HS khi gặp khó khăn. - GV chuẩn hóa kiến thức. 3.HĐ luyện tập: HĐ của HS HĐ của GV Nội dung -Nghe và tiếp nhận nhiệm vụ Trao đổi thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu. Đại diện nhóm trình bày kết quả HĐ vào bảng phụ. - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. - Nhận xét bổ sung(nếu có) cho sản phẩm HĐ của nhóm khác. Ghi nhận kiến thức đã được chính xác hóa vào vở Sử dụng các kết quả đã tìm được trả lời câu hỏi TNKQ Chia lớp thành 4 nhóm: Yêu cầu học sinh thảo luận trình bày bài giải ra bảng phụ, đại diện nhóm nên trình bày sản phẩm của nhóm. -Quan sát ,hỗ trợ nhóm học sinh gặp khó khăn. - Yêu cầu đại diện nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. - Gọi nhóm khác nhận xét bổ sung(nếu có). - Nhận xét đánh giá, bổ sung(nếu cần) Chính xác hóa kiến thức trên máy chiếu. Yêu cầu học sinh so sánh hai phương pháp giải phương pháp nào đơn giản và giải nhanh hơn. Yêu cầu học sinh sử dụng các kết quả đã tìm được trả lời câu hỏi TNKQ 4.HĐ vận dụng- Tìm tòi mở rộng : HĐ của HS HĐ của GV Nội dung HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. -Tiếp nhận nhiệm vụ và nghe hướng dẫn và làm bài tập cho về nhà. Ngoài dạng cơ bản trên phương trình chứa ẩn dưới dấu căn còn nhiều dạng khác cách giải như sau: Yêu cầu học sinh về làm bài tập về nhà. - Hướng dẫn học sinh giải bài tập về nhà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong III 2 Phuong trinh quy ve phuong trinh bac nhat bac hai_12475612.doc
Tài liệu liên quan