I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc .
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
-Ê – ke (cho GV & HS)
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
2. Bài mới :
21 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Toán lớp 4 - Tuần 8 đến tuần 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìa che bớt đoạn dư ở số lớn)
Khi tổng đã giảm đi 10 thì hai số này như thế nào? Và bằng số nào?
- Vậy 70 – 10 = 60 là gì? (Khi HS nêu, GV ghi bảng: hai lần số bé: 70 – 10 = 60)
- Hai lần số bé bằng 60, vậy muốn tìm một số bé thì ta làm như thế nào? (Khi HS nêu, GV ghi bảng: Số bé là: 60 : 2 = 30)
- Có hai số, số bé và số lớn. Bây giờ ta đã tìm được số bé bằng 30, vậy muốn tìm số lớn ta làm như thế nào? (HS có thể nêu nhiều cách khác nhau, GV ghi bảng)
- Yêu cầu HS nhận xét cách giải thứ nhất
Hai lần số bé: 70 – 10 = 60
tổng - hiệu (tổng – hiệu)
Số bé là: 60 : 2 = 30
(tổng – hiệu) : 2 = số bé
Số lớn là: 30 + 10 = 40
số bé + hiệu = số lớn
Hoặc: 70 – 30 = 40
Tổng – số bé = số lớn
- Rồi rút ra quy tắc:
+ Bước 1: số bé = (tổng – hiệu) : 2
+ Bước 2: số lớn = tổng – số bé (hoặc:
số bé + hiệu)
b. Tìm hiểu cách giải thứ hai:
- Nếu tăng 10 ở số bé thì tổng như thế nào? (GV vừa nói vừa vẽ thêm vào số bé cho bằng số lớn).
- Khi tổng đã tăng thêm 10 thì hai số này như thế nào? Và bằng số nào?
Vậy 70 + 10 = 80 là gì? (Khi HS nêu, GV ghi bảng: hai lần số lớn: 70 + 10 = 80)
- Hai lần số lớn bằng 80, vậy muốn tìm một số lớn thì ta làm như thế nào? (Khi HS nêu, GV ghi bảng: Số lớn là: 80 : 2 = 40)
- Có hai số, số bé và số lớn. Bây giờ ta đã tìm được số lớn bằng 40, vậy muốn tìm số bé ta làm như thế nào? (HS có thể nêu nhiều cách khác nhau, GV ghi bảng)
- Yêu cầu HS nhận xét cách giải thứ nhất
- Hai lần số lớn: 70 + 10 = 80
tổng + hiệu (tổng + hiệu)
Số lớn là: 80 : 2 = 40
(tổng + hiệu) : 2 = số lớn
Số bé là: 40 - 10 = 30
số lớn - hiệu = số bé
Hoặc: 70 – 40 = 30
Tổng – số lớn = số bé
-Rồi rút ra quy tắc:
+ Bước 1: số lớn = (tổng + hiệu) : 2
+ Bước 2: số bé = tổng – số lớn (hoặc:
số lớn - hiệu)
- Yêu cầu HS nhận xét bước 1 của 2 cách giải giống & khác nhau như thế nào?
- Yêu cầu HS chỉ chọn 1 trong 2 cách để thể hiện bài làm.
* Hoạt động 2: Thực hành
- Bài tập 1: Gọi HS đọc đề, GV tóm tắt.
-Yêu cầu HS ứng dụng quy tắc để giải theo 1 trong 2 cách
- Bài tập 2: Gọi HS đọc đề, GV tóm tắt.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS tiếp thu chậm
- HS đọc đề bài toán
- HS nêu & theo dõi cách tóm tắt của GV.
- Hai số này không bằng nhau. Vì có hiệu (hoặc nhìn vào tóm tắt là thấy)
- Tổng sẽ giảm: 70 – 10 = 60
- Hai số này bằng nhau & bằng số bé.
- Hai lần số bé.
- Số bé bằng: 60 : 2 = 30
- HS nêu
- HS nêu tự do theo suy nghĩ.
- Vài HS nhắc lại quy tắc thứ 1.
- Tổng sẽ tăng: 70 + 10 = 80
- Hai số này bằng nhau & bằng số lớn.
- Hai lần số lớn.
- Số lớn bằng: 80 : 2 = 40
- HS nêu
- HS nêu tự do theo suy nghĩ.
- Vài HS nhắc lại quy tắc thứ 1.
+ Giống: đều thực hiện phép tính với tổng & hiệu.
+ Khác: quy tắc 1: phép tính -, quy tắc 2: phép tính +
- HS đọc, nêu yêu cầu của đề
- Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả.
Kết quả: Bố 48 tuổi, con 10 tuổi.
HS đọc, nêu yêu cầu của đề
- 1HS lên bảng làm bài
Bài giải
Số học sinh gái là:
(28 – 4) : 2 = 12(học sinh)
Số học sinh trai là:
12 + 4 = 16(học sinh)
Đáp số : 16 HS trai
12 HS gái
3. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại 2 quy tắc tìm hai số khi biết tổng & hiệu của 2 số đó.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
Ngày dạy:....../...../ 2013
Tiết 38 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
* Giới thiệu:
* Thực hành
- Bài tập 1: Yêu cầu HS nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
- GV hướng dẫn HS làm câu b tương tự.
Bài tập 2:
- Cho HS đọc đề. GV tóm tắt, sau đó gọi 2 học sinh lên bảng giải.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá.
- Bài tập 4: GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của đề.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá.
- HS làm bài
- Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
Kết quả:
a) 24 và 6
Số bé là: (24 – 6 ) : 2 = 9
Số lớn là: 9 + 6 = 15
b) 60 và12
Số bé là: ( 60 – 12 ) :2 = 24
Số lớn là: 24 + 12 = 36
- 2HS lên làm 2 cách.
Bài giải
Tuổi chị là: (36+8): 2 = 22(tuổi)
Tuổi em là: 22 – 8 = 14(tuổi)
Hoặc:
Tuổi em là: (36 - 8): 2 = 14(tuổi)
Tuổi chị là: 14+ 8 = 22(tuổi)
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Sản phẩm phân xưởng thứ nhất làm được là:
( 1200 – 120 ) : 2 = 540 (SP)
Sản phẩm phân xưởng thứ hai làm được là:
540 + 120 = 660 ( SP )
Đáp số: 540 sản phẩm
660 sản phẩm
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
- Về nhà làm bài tập 4/48.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy:.../...../ 2013
Tiết 39 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thưc số.
- Giải được bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
* thực hành:
Bài 1:
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
- Yều HS nêu lại cách thử.
_
Bài 2 :
- Cho HS tự làm rồi chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm
Bài 3 :
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của đề bài , rồi tự làm bài vào vở và chữa bài.
Bài 4 :
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài.
- HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm:
_
a) 35269 + 27485
+
35269 Tử lại 62754
27485 27485
62754 35269
80326 – 45719
+
80326 Thử lại 34607
45719 45719
34607 80326
- HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm :
570 – 225 – 167 + 67
= 345 – 167 + 67
= 178 + 67
= 245
468 : 6 + 61 x2
= 78 + 122
= 200
- HS tự là bài vào vở ,4 HS lên bảng chữa bài:
a) 98 + 3 + 97 +2 = (98 + 2 )+ ( 97 +3 )
= 100 + 100 = 200
56 + 399 + 1 +4 = ( 56 + 4 ) + (399 + 1 )
= 60 + 400 = 460
b) 364 +136+219+181
= (364 + 136 ) + ( 219 + 181 )
= 500 + 400 = 900
178 + 277 + 123 + 422
= ( 178 + 422 ) + ( 277 + 123 )
= 600 + 400 = 1000
- 1 HS đọc đề bài
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày bài giải :
Bài giải
Số lít nước chứa trong thùng lớn là:
( 600 – 120 ) : 2 = 240 (l )
Số lít nước chứa trong thùng to là:
240 + 120 = 360 ( l )
Đáp số: 240 l và 360 l
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy:..../....../ 2013
Tiết 40 GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt ( bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke ).
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
- Ê – ke (cho GV & HS)
- Bảng vẽ các góc nhọn, góc tù, góc bẹt, tam giác vuông.
- Tam giác có 3 góc nhọn, tam giác có góc tù.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
* Giới thiệu:
* Hoạt động1: Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- GV phát cho HS giấy có vẽ sẵn các hình.
- GV vẽ lên bảng & chỉ cho HS biết: Đây là một góc nhọn. GV hướng dẫn HS dùng ê ke đo vào hình trong giấy để thấy: “góc nhọn bé hơn góc vuông”.
- GV vẽ tiếp một góc nhọn lên bảng. Hỏi HS: đây có phải là góc nhọn không? Làm thế nào để biết đây là góc nhọn?
- Tương tự giới thiệu góc tù.
- Giới thiệu góc bẹt: từ góc tù cho tăng dần độ lớn đến khi hai cạnh của góc đó “thẳng hàng”, ta có góc bẹt (cần phải chỉ rõ cho HS đâu là đỉnh góc, đâu là hai cạnh của góc bẹt, lưu ý hai cạnh của góc bẹt thẳng hàng).
- Yêu cầu HS dùng ê ke để thấy rõ “góc bẹt bằng hai góc vuông”
- Yêu cầu HS so sánh góc vuông, góc tù, góc bẹt, góc nhọn với nhau.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS dùng ê-ke để nhận biết góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, đối chiếu.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS nêu được hình nào là hình tam giác có 3 góc nhọn, hình tam giác có 3 góc vuông, hình tam giác có góc tù .
- HS nhận giấy
- HS quan sát
- HS dùng ê ke để kiểm tra góc nhọn & nêu nhận xét.
- HS trả lời
- HS thực hiện đo
- HS nêu nhận xét. Vài HS nhắc lại.
- HS làm bài
- Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
+ Góc nhọn: góc A, góc B
+ Góc vuơng: góc C
+ Góc tù: góc B, góc O
+ Góc bẹt: góc E
- HS làm bài
- HS sửa bài:
+ Hình tam giác ABC có3 góc nhọn.
+ Hình tam giác DEC có 3 góc vuông
+ Hình tam giác MNP có 1 góc tù
3. Củng cố - Dặn dò:
- Để kiểm tra các góc, em cần dùng dụng cụ gì?
- So sánh các góc nhọn, tù, bẹt với góc vuông?
- Chuẩn bị bài: Hai đường thẳng vuông góc.
- Nhận xét tiết học
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 9
Ngày dạy:..../..../ 2013
Tieát 41 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc .
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
-Ê – ke (cho GV & HS)
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
* Giới thiệu bài:
* Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
- Yêu cầu HS xác định các góc của hình chữ nhật là góc gì?
- GV Vừa thực hiện thao tác vừa nêu: Thầy kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
- GV: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, gócBCM là góc gì?
- Các góc này có chung đỉnh nào?
- GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
- Yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập , lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.
- GV hướng dẫn HS vẽ hai dường thẳng vuông góc với nhau :
+ Vẽ đường thẳng AB.
+ Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
* Luyện tập, thực hành
Bài 1: GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK.
GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
Yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra.
- GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
- Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau?
Bài 2 :
GV yêu cầu HS đọc đề bài .
GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc có trong hình chữ nhật ABCD vào vở.
GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.
- HS : hình ABCD là hình chữ nhật.
-HS dùng thước ê ke để xác định.
- HS theo dõi thao tác của GV:
A B
D C M
N
- Là góc vuông .
- Chung đỉnh C.
- HS liên hệ.
- HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.
C
A O B
D
- 1HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào nháp.
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS Dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 HS lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV.
- Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
- Vì khi dùng ê ke để kiểm trathif thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành bốn góc vuông có chung đỉnh I.
- 1 HS đọc trước lớp .
-HS viết tên các cặp cạnh, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp:
AB và AD, AD và DC, DC và CB, BC và AB.
3. Củng cố - Dặn dò:
-Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành mấy góc vuông?
-Làm bài 3b.Chuẩn bị bài: Hai đường thẳng song song
Ngày dạy:...../...../2013
Tiết 42 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
- Thước thẳng & ê ke (cho GV & HS)
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
*Giới thiệu:
*Hoạt động1:Giới thiệu hai đường thẳng song song.
-GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng.
-Yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh đối diện nhau.
-Trong hình chữ nhật các cặp cạnh nào bằng nhau.
-GV thao tác: Kéo dài về hai phía của hai cạnh đối diện, tô màu hai đường này & cho HS biết: “Hai đường thẳng AB & CD là hai đường thẳng song song với nhau”.
-Tương tự cho HS kéo dài hai cạnh AD & BC về hai phía & nêu nhận xét: AD & BC là hai đường thẳng song song.
-Đường thẳng AB & đường thẳng CD có cắt nhau hay vuông góc với nhau không?
-GV kết luận: Hai đường thẳng song song thì không bao giờ gặp nhau.
-GV cho HS liên hệ thực tế để tìm ra các đường thẳng song song.
*Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: GV yêu cầu 1HS đọc và nêu yêu cầu của bài
-H: Nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau trong hình chữ nhật ABCD?
-H: Nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau trong hình chữ nhật MNPQ?
- GV hướng dẫn HS nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 2- GV yêu cầu 1HS đọc và nêu yêu cầu của bài
-H: Cạnh BE song song với những cạnh nào?
- GV hướng dẫn HS nhận xét, ghi điểm.
-HS nêu
-HS nêu
-HS quan sát.
A B
D C
-HS thực hiện trên giấy
-HS quan sát hình & trả lời
-Vài HS nêu lại.
-HS liên hệ thực tế
-1HS đọc và nêu yêu cầu của bài
-Từng cặp HS thảo luận & thống nhất kết quả
+AB và DC song song với nhau.
+AD và BC song song với nhau.
+MN và QP song song với nhau.
+MQ và NP song song với nhau.
- 1HS đọc và nêu yêu cầu của bài
- 2HS nêu kết quả.
+Cạnh BE // cạnh AG và CD
3. Củng cố - Dặn dò:
-H: Như thế nào là hai đường thẳng song song?
- Về nhà xem trước bài sau.
-Chuẩn bị bài: Vẽ hai đường thẳng vuông gócvà hai đường thẳng song song.
Ngày dạy:..../...../ 2013
Tiết 43 VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. CHUẨN BỊ
-Thước kẻ & ê ke.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
*Giới thiệu:
*Hoạt động1: Vẽ một đường thẳng đi qua một điểm & vuông góc với một đường thẳng cho trước.
a.Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB
-Bước 1: Đặt cạnh góc vuông ê ke trùng với đường thẳng AB.
-Bước 2: Chuyển dịch ê ke trượt trên đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ 2 của ê ke gặp điểm E. Sau đó vạch đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với AB.
b.Trường hợp điểm E nằm ở ngoài đường thẳng.
-Bước 1: tương tự trường hợp 1.
-Bước 2: chuyển dịch ê ke sao cho cạnh ê ke còn lại trùng với điểm E. Sau đó vạch đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với AB.
-Yêu cầu HS nhắc lại thao tác.
c.Giới thiệu đường cao của hình tam giác.
-GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng và nêu bài tốn.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ đường cao AH(như SGK)
-Kết luận: AH là đường cao của hình tam giác ABC.
*Hoạt động 2: Thực hành
-Bài tập 1:
-GV cho HS thi đua vẽ trên bảng lớp.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa.
-Bài tập 2:
-GV hướng dẫn HS vẽ đường cao của hình tam giác ứng với mỗi hình trong SGK .
-GV hướng dẫn HS nhận xét, ghi điểm.
C
A E B
D
C
A B
B
A
C
H
D
-HS quan sát và nêu.
-HS quan sát
-HS thực hành vẽ đường cao vào vở nháp.
-HS nhắc lại.
-HS làm bài
-3HS lên bảng vẽ. Cả lớp làm vào vở
- HS thực hiện.
3. Củng cố - Dặn dò:
- H:Khi vẽ đường thẳng vuông góc, ta dủng dụng cụ gì để vẽ? Nêu cách vẽ.
- Về nhà làm bài 3 trong SGK
-Chuẩn bị bài: Vẽ hai đường thẳng song song.
Ngày dạy:....../....../2013
Tiết 44 VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke ).
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
-Thước kẻ & ê ke.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
a. Giới thiệu:
b. Hoạt động1:
- Vẽ một đường thẳng CD đi qua điểm E & song song với đường thẳng AB cho trước.
-GV nêu yêu cầu & vẽ hình mẫu trên bảng.
-GV vừa thao tác vừa hướng dẫn HS vẽ.
+Bước 1: Ta vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E & vuông góc với đường thẳng AB.
+Bước 2: Sau đó ta vẽ 1 đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với đường thẳng MN, ta được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB.
-GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ.
c. Hoạt động 2: Thực hành
-Bài tập 1:
-Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD.
-GV hướng dẫn HS nhận xét, ghi điểm
-Bài tập 2:
-Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AX đi qua A và song song với đường thẳng BC
-GV hướng dẫn HS nhận xét, ghi điểm
-Bài tập 3:
-Vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD, cắt DC tại E
-GV hướng dẫn HS nhận xét, ghi điểm
M
C E D
A B
N
-HS quan sát và vẽ vào vở.
- HS nêu
-1HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp thực hiện vào vở.
- HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV.
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào vở.
- 1 HS lên bảng vẽ cả lớp vẽ vào vở .
- 1 HS lên bảng vẽ cả lớp vẽ vào vở .
3. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ hai đường thẳng song song.
- Về nhà làm lại bài 3.
-Chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật.
Ngày dạy:......./...../2013
Tiết 45 THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Vẽ được hình chữ nhật , hình vuông ( bằng thước kẻ và ê ke).
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
- Thước kẻ & ê ke.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
a. Giới thiệu:
b. Hoạt động1:
* Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
-GV yêu cầu HS nêu đề bài.
-GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
+Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm
+Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 2 cm.
+Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 2 cm.
+Bước 4: Nối D với C. Ta được hình chữ nhật ABCD.
* Vẽ một hình vuông có cạnh là 3 cm.
-GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm”
-Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông.
-Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
-GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
+Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm
+Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông
góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 3 cm.
+Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc
với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 3 cm.
+Bước 4: Nối D với C. Ta được hình
vuông ABCD.
c. Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1a ( tr 54 )
-Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật với chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm
Bài tập 1a ( tr 55 ):
-Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông có cạnh là 4 cm .
- GV yêu cầu HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
-1HS nêu
-HS quan sát & vẽ theo GV vào vở nháp.
A B
2cm
D 4cm C
-Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật.
-Có 4 cạnh bằng nhau & 4 góc vuông.
-HS quan sát & vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV.
A 3cm B
3c
3cm
C D D
-Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông.
-HS vẽ vào vở.
- HS vẽ vào vở .
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS nhắc lại các bước vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài: Luyện tập
Tuần 10
Ngày dạy:......./......./2013
Tiết 46 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn , góc bẹt, góc vuông, đường cao của hính tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông .
II. CHUẨN BỊ:
- Thước, ê ke.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
*Giới thiệu:
*Thực hành
Bài tập 1:
- GV vẽ hình lên bảng.
- Gọi HS nêu tên góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình.
-Bài tập 2: GV vẽ hình lên bảng.
- GV cho HS nêu yêu cầu của BT.
-Yêu cầu HS đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống.
A
B H C
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS vẽ hình vuông với một cạnh có trước.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS tiếp thu chậm
-Bài tập 4:
-Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4 cm.
-1HS nêu yêu cầu của BT
-HS dùng viết chì ghi tên các gĩc vào hình trong SGK.
-Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả.
-1HS nêu yêu cầu của BT
-HS làm bài
-HS lần lượt sửa bài.
+ AH là đường cao của hình tam giác ABC S
+ AB là đường cao của hình tam giác ABC Đ
-1HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở
-HS sửa bài
C D
A B
3cm
-HS làm bài và nêu kết quả
A B
C D
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV dặn HS về nhà tập vẽ hình.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
Ngày dạy:....../...../2013
Toán
Tiết 47: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Thưc hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
- Giả được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
*Giới thiệu:
*Luyện tập :
Bài 1a: Yêu cầu HS đặt tính (HS làm bảng con)
- GV hướng dẫn HS nhận xét bảng con.
Bài 2:
-H: Thế nào là tính bằng cách thuận tiện nhất?
-Lưu ý HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để thực hiện .
- GV hướng dẫn HS nhận xét, đối chiếu.
Bài 3: HS vẽ hình theo yêu cầu và trả lời câu hỏi trong SGK.
Bài 4:
-Gọi HS đọc đề, GV tóm tắt đề toán .
-Giúp HS nhận ra dạng toán Tổng – hiệu
-Lưu ý HS tổng của chiều dài và chiều rộng là nửa chu vi. Nên ta phải tìm nửa chu vi trước.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa.
-HS làm bảng con
-HS nhận xét kết quả, cách trình bày.
-HS nêu yêu cầu của bài tập
-HS làm bài và sửa bài.
a) 6257 + 989+743
=(6257 + 743) + 989
= 700 + 989 = 7989
-HS thực hiện và nêu kết quả tính
- 3b : Cạnh DH vuông góc với cạnh AD, BC và IH.
-HS đọc đề, nêu yêu cầu.
-HS làm bài, 1HS sửa bài.
Bài giải
Chiều rộng HCN là:
(16 – 4 ): 2 = 6(cm)
Chiều dài HCN là:
6 + 4 = 10 (cm)
Diện tích HCN là:
6 x 10 = 60(cm2)
Đáp số: 60cm2
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy:...../....../2013
Toán
Tiết 48: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
(Đề được in trên giấy A4)
I-THỐNG KÊ ĐIỂM:
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Bài
II- NHẬN XÉT ƯU KHUYẾT ĐIỂM:
....
...
................................
.............................................................................
Ngày dạy:...../..../2013
Tiết 49 NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ sốvới số có một chữ số. (Tích không quá sáu chữ số)
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
*Giới thiệu:
*Hoạt động1: Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (không nhớ)
-GV viết bảng phép nhân: 241324 x 2
-Yêu cầu HS đọc thừa số thứ nhất của phép nhân?
-H:Thừa số thứ nhất có mấy chữ số?
-H:Thừa số thứ hai có mấy chữ số?
-Các em đã biết nhân với số có năm chữ số với số có một chữ số, nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số tương tự như nhân với số có năm chữ số với số có một chữ số
-GV yêu cầu HS lên bảng đặt & tính, các HS khác làm bảng con. Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính & cách tính (Nhân theo thứ tự nào? Nêu từng lượt nhân? Kết quả?)
-Yêu cầu HS so sánh các kết quả của mỗi lần nhân với 10 để rút ra đặc điểm của phép nhân này là: phép nhân không có nhớ.
*Hoạt động 2: Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (có nhớ)
-GV ghi lên bảng phép nhân: 136 204 x 4
-Yêu cầu HS lên bảng đặt tính & tính, các HS khác làm bảng con.
-GV nhắc lại cách làm:
+Nhân theo thứ tự từ phải sang trái:
136 204 . 4 x 4 = 16, viết 6 nhớ 1
x 4 . 4 x 0 = 0, thêm 1 bằng 1,
544 816 viết 1
. 4 x 2 = 8, viết 8
. 4 x 6 = 24, viết 4, nhớ 2
. 4 x 3 = 12, thêm 2 bằng 14,
viết 4, nhớ 1
. 4 x 1 = 4, thêm 1 bằng 5,
viết 5
-Kết quả: 136 204 x 4 = 544 816
-Lưu ý: Trong phép nhân có nhớ thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.
*Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1: GV yêu cầu HS làm bảng con.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, đối chiếu
Bài tập 3:
-GV gọi HS nêu cách làm, lưu ý HS trong các dãy phép tính phải làm tính nhân trước, tính cộng, trừ sau.
-HS đọc.
-HS nêu
-6 chữ số
- 1 chữ số
-1HS thực hiện, cả lớp theo dõi, nhận xét
-HS so sánh: Kết quả của mỗi lần nhân không vượt qua 10, vì vậy khi thực hiện phép tính nhân không cần nhớ.
-HS thực hiện.
-Vài HS nhắc lại cách thực hiện phép tính
-HS làm bài
-HS nhận xét, đối chiếu kết quả.
- HS nêu cách làm và làm bài.
-HS sửa bài
321 475 + 423507 x 2
=321 475 + 847 014
= 1 168 489
3. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính & thực hiện phép tính nhân.
- Chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép nhân.
Ngày dạy:...../..../2013
Tiết 50 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng như SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Toan tuan 8- 10.doc