Giáo án môn Tự nhiên xã hội khối 1 - Bài 22: Cây rau

1) Hãy chỉ ra bức tranh có cây ray và kể tên cây rau đó?

a. (hình ảnh cây hướng dương)

b. (hình ảnh cây khổ qua)

c. (hình ảnh cây hoa hồng)

2) Cây nào dưới đây không phải cây rau?

a. (hình ảnh cây dưa chuột)

b. (hình ảnh cây cà chua)

c. (hình ảnh cây mai)

3) Cây rau có những bộ phận chính nào?

a. Rễ, thân

b. Thân, lá

c. Rễ, thân, lá

 

docx8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tự nhiên xã hội khối 1 - Bài 22: Cây rau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 2 An Thị Lan Anh – D15TH02 – MSSV: 1521402020106 Phạm Thị Ngọc Hiền – D15TH02 – MSSV: 1521402020094 Trà Thị Lệ Trinh – D15TH02 – MSSV: 1521402020086 Môn: Tự nhiên xã hội Lớp : 1 Bài 22 : Cây rau Ngày : 12/4/2018 Chủ đề : Tự nhiên Thời gian: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 Bài 22: CÂY RAU Mục tiêu: Về kiến thức: Kể tên các bộ phận của cây rau. Nêu tên bộ phận ăn được của cây rau. Nêu được lợi ích của cây rau. Nêu được khái niệm của cây rau Về kỹ năng: Rèn khả năng quan sát cây rau: Mô tả được đặc điểm của cây rau. Phân biệt cây rau và cây hoa. Về thái độ: Thích thú việc ăn rau. Giáo dục kỹ năng sống: Rèn kỹ năng ra quyết định: Thường xuyên ăn rau, ăn rau sạch. Kỹ năng hợp tác bạn bè: Tích cực tham gia làm việc nhóm. Kỹ năng trình bày suy nghĩ: Trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm, trình bày trước lớp. Phương tiện dạy học: Giáo viên: Rau thật, máy chiếu, phiếu thảo luận. Học sinh: Rau thật. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn đinh: Cho học sinh hát 1 bài hát. Kiểm tra bài cũ: An toàn trên đường đi học Hỏi: Để đảm bảo an toàn trên đường đi học em cần thực hiện những điều gì ? Nhận xét. Dạy bài mới: Khám phá: Yêu cầu học sinh kể tên các loại cây rau mà em biết. Hỏi: Chúng sống ở đâu? Giảng giải: Cây rau là một trong những loại thực phẩm xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày. Vậy cây rau là gì, cây rau có những bộ phận chính nào, lợi ích của nó ra sao? Để biết được điều đó chúng ta cùng nhau bắt đầu bài học ngày hôm nay, bài 22: Cây rau. Kết nối – Thực hành: Hoạt động 1: Tìm hiểu về cây rau Mục tiêu: 1.1, 1.2, 2.1, 4.2, 4.3. Phương tiện: Rau thật, máy chiếu, phiếu thảo luận. Tiến trình: Đặt vấn đề: + Cầm 2 loại rau trên tay, hỏi: Đây là 2 loại rau gì? + Theo em, rau cải và rau lá lốt được trồng ở đâu? + Vậy chúng có những bộ phận chính nào và bộ phận nào được dùng làm thức ăn? Để biết được điều đó, theo cả lớp, chúng ta cần phải làm gì? + “Vậy bây giờ lớp chúng ta sẽ cùng nhau tiến hành quan sát theo nhóm và cho cô biết 2 loại rau này có những bộ phận chính nào và bộ phận nào dùng để làm thức ăn ? Chia lớp ra thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhiệm vụ của các nhóm là tiến hành quan sát mẫu rau trong vòng 7 phút và điền kết quả quan sát vào phiếu thảo luận. Thể hiện trên máy chiếu phiếu thảo luận và hướng dẫn học sinh điền kết quả vào phiếu thảo luận. Mời đại diện từng nhóm lên lấy rau và phiếu thảo luận. Ra hiệu lệnh bắt đầu để các nhóm tiến hành thảo luận. Nhắc nhở học sinh khi sắp hết giờ thảo luận. Sau 7 phút, yêu cầu các nhóm dừng thảo luận. Gọi đại diện từng nhóm dựa vào kết quả đã ghi trong phiếu thảo luận trình bày câu trả lời cho câu hỏi: 2 loại rau này có những bộ phận chính nào? Ghi nhận lại trên bảng câu trả lời của từng nhóm. Chiếu kết quả phiếu thảo luận lên bảng. (Kết quả trên máy chiếu là hình ảnh cây rau cải, cây rau lá lốt với tên gọi 3 bộ phận chính của chúng: rễ, thân, lá). Tuyên dương những nhóm làm chính xác, động viên những nhóm làm chưa chính xác. Hỏi: Các em đã quan sát 2 loại rau và chỉ ra được những bộ phận chính của chúng. Vậy, hãy cho cô biết: + Cây rau có những bộ phận chính nào? + Thể hiện trên máy chiếu: Cây rau có 3 bộ phận chính: rễ, thân, lá. Gọi học sinh kể tên những loại rau mà em biết nêu các bộ phận chính và bộ phận được dùng làm thức ăn . Đưa một số hình ảnh các loài rau ăn hoa ( bông bí, bông thiên lí), ăn củ ( củ dền , củ cà rốt ), ăn quả ( quả bí , quả mướp ,). Giới thiệu cho học sinh biết thêm về các loài rau. Cây rau là loại cây như thế nào? - Rau là tên gọi chung của các loại thực vật có thể ăn được dưới dạng lá là phổ biến tuy trong thực tế có nhiều loại ăn hoa, củ, quả cũng có thể gộp chung vào các loại rau. Hoạt động 2: Bàn về lợi ích của cây rau. Mục tiêu: 1.3, 1.4, 3.1, 3.2, 4.1. Phương tiện: Máy chiếu. Tiến trình: Đặt vấn đề: Cây rau có rất nhiều lợi ích đối với chúng ta. Vậy những lợi ích đó là gì? Thể hiện trên máy chiếu hình ảnh những món ăn có chứa rau. Hỏi: Rau được dùng để làm gì? Hỏi: Ăn rau có lợi ích gì? Hỏi: Ngoài làm thức ăn cho con người thì cây rau còn có lợi ích gì khác? Giới thiệu thêm: Một số loại rau được dùng làm thuốc như rau húng quế trị bệnh cảm cúm, đau đầu; bạc hà trị các vết do côn trùng cắn; sả tốt cho hệ tiêu hóa, hạ sốt v.v (kết hợp hình ảnh trên máy chiếu) Hỏi: Vậy cây rau có lợi ích gì? Hỏi: Vậy cây rau là loại cây như thế nào? Thể hiện trên máy chiếu khái niệm cây rau: Cây rau là loại cây có 3 bộ phận chính: rễ, thân, lá. Cây rau dùng làm thức ăn cho con người. Việc ăn rau tốt cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, một số cây rau còn dùng để làm thuốc. Hoạt động 3: Trò chơi ai nhanh hơn . Mục tiêu: 2.2 Phương tiện: Máy chiếu. Tiến trình: Cho cả lớp chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”. + Cách chơi: Giáo viên lần lượt cho xuất hiện trên máy chiếu các hình về các loại rau . Sau đó các em sẽ đoán tên các loại rau. Học sinh trả lời bằng cách giơ tay và chọn đáp án. + Luật chơi: bạn nào dơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời . Bạn trả lời sai , bạn khác có quyền dơ tay trả lời đáp án khác. + Bắt đầu tiến hành trò chơi: Nội dung câu hỏi: Hãy chỉ ra bức tranh có cây ray và kể tên cây rau đó? (hình ảnh cây hướng dương) (hình ảnh cây khổ qua) (hình ảnh cây hoa hồng) Cây nào dưới đây không phải cây rau? (hình ảnh cây dưa chuột) (hình ảnh cây cà chua) (hình ảnh cây mai) Cây rau có những bộ phận chính nào? Rễ, thân Thân, lá Rễ, thân, lá Nhận xét, tuyên dương. Vận dụng: Hỏi: Các em có thường xuyên ăn rau trong bữa ăn hằng ngày không? Dặn học sinh về nhà tập thích ứng với việc ăn Hát Học sinh trả lời. 3 học sinh kể. 3 học sinh trả lời. Lắng nghe. + 1 học sinh trả lời: Rau cải và rau lá lốt . + 2 học sinh trả lời: Rau cải và rau lá lốt được trồng ở ruộng rau, ở vườn nhà + 2 học sinh trả lời: Quan sát. + Lắng nghe. Quay lại theo nhóm. Lắng nghe. Quan sát. Đại diện từng nhóm lên lấy. Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện từng nhóm trình bày: Cây rau cải và cây rau lá lốt đều có 3 bộ phận chính là rễ, thân và lá. (Trong lúc trình bày có chỉ tên các bộ phận chính của chúng). Quan sát. Quan sát, so sánh với kết quả của nhóm. + 2 học sinh trả lời: Cây rau có 3 bộ phận chính: rễ, thân, lá. + Quan sát. 4 học sinh kể tên. - lắng nghe - 2 học sinh trả lời Lắng nghe. Quan sát. 2 học sinh trả lời: Rau được dùng để làm thức ăn cho con người. 2 học sinh trả lời: Ăn rau tốt cho sức khỏe con người. 2 học sinh trả lời: Rau còn được dùng làm thuốc. Quan sát và lắng nghe. 2 học sinh trả lời: Cây rau dùng làm thức ăn cho con người. Việc ăn rau tốt cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, một số cây rau còn dùng để làm thuốc. 2 học sinh trả lời: Cây rau là loại cây có 3 bộ phận chính: rễ, thân, lá. Cây rau dùng làm thức ăn cho con người. Việc ăn rau tốt cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, một số cây rau còn dùng để làm thuốc. Quan sát. b c c Trả lời. Lắng nghe. Tình huống sư phạm: Học sinh không tham gia hoạt động. Tình huống 1: Học sinh nói chuyện nhiều: Cách xử lý: Giao cho em đó đi điều phối hoạt động nhóm. Yêu cầu em đó đến các nhóm, nghe và ghi chép lại những gì em đó nghe được, sau đó báo cáo lại với giáo viên. Tình huống 2: Học sinh bị bệnh không thể học nổi. Cách xử lý: Cho em học sinh đó lên phòng y tế. Tình huống 3: Học sinh bị bệnh nhưng vẫn có khả năng học tiếp. Cách xử lý: Giao nhiệm vụ cho em đó ít hơn các học sinh khác, yêu cầu các em học sinh xung quanh hỗ trợ bạn. Tình huống 4: Câu hỏi giáo viên đưa ra quá dễ với đối tượng học sinh cá biệt (quá giỏi) Cách xử lý: Giao riêng cho em đó câu hỏi khó hơn, yêu cầu khó hơn các bạn khác. Tình huống 5: Câu hỏi giáo viên đưa ra quá dễ với đối tượng học sinh cá biệt (yếu, kém) Cách xử lý: Giao cho em ấy nhiệm vụ dễ hơn các bạn khác, hoặc đưa ra những câu hỏi gợi ý cho em đó.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTu nhien va Xa hoi 1 cay rau_12342749.docx
Tài liệu liên quan