Giáo án môn Tự nhiên xã hôi lớp 3 - Tuần 17 đến tuần 23

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS biết:

- Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.

- Nêu chức năng của một trong các ccơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.

- Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên.

- Nêu một số hoạt động nông nghiệo, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.

- Vẽ sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

* Hoạt động 1: CHƠI TRÒ CHƠI AI NHANH ? AI ĐÚNG

+ Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, HS có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.

+ Cách tiến hành:

Bước 1:

GV chuẩn bị tranh to (cỡ giấy khổ Ao) vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó. Nếu có điều kiện thì nên chuẩn bị đủ cho HS hoạt động nhóm.

 

doc14 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tự nhiên xã hôi lớp 3 - Tuần 17 đến tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi: đi xe đạp thế nào cho đúng luật giao thông? Bước 2: GV căn cứ vào ý kiến của các nhóm để phân tích về tầm quan trọng của việc chấp hành luật giao thông + Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều. * Hoạt động 3: CHƠI TRÒ CHƠI ĐÈN XANH ĐÈN ĐỎ + Mục tiêu: Thông qua trò chơi, nhắc nhở HS có ý thức chấp hành luật giao thông. + Cách tiến hành: Bước 1: Bước 2: Trưởng trò hô: Đèn xanh: Cả lớp quay tròn hai tay. Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị Trò chơi sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần, ai làm sai sẽ hát 1 bài. ======================================================= Tự nhiên & xã hội ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. Nêu chức năng của một trong các ccơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên. Nêu một số hoạt động nông nghiệo, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. Vẽ sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: * Hoạt động 1: CHƠI TRÒ CHƠI AI NHANH ? AI ĐÚNG + Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, HS có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. + Cách tiến hành: Bước 1: GV chuẩn bị tranh to (cỡ giấy khổ Ao) vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó. Nếu có điều kiện thì nên chuẩn bị đủ cho HS hoạt động nhóm. Bước 2: Tuỳ hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, GV tổ chức cho HS quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh. Có thể chơi theo nhóm trước, khi HS đã thuộc thì chia thành đội chơi. Lưu ý: Sau khi chơi, GV nên chốt lại những đội gắn đúng và sửa lỗi cho đội gắn sai. Nên bố trí thế nào để động viên những em học yều và nhút nhát được chơi. * Hoạt động 2: QUAN SÁT HÌNH THEO NHÓM + Mục tiêu: HS kể lại được những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và thông tin liên lạc. + Cách tiến hành: Bước 1: Chia nhóm và thảo luận Có thể liên hệ thực tế ở địa phương nơi đang sống để kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, mà em biết. Bước 2: GV có thể cho các nhóm bình luận chéo nhau. * Hoạt động 3: LÀM VIỆC CÁ NHÂN - Khi HS giới thiệu, GV theo dõi và nhận xét xem HS vẽ và giới thiệu có đúng không để làm căn cứ đánh giá HS. Lưu ý : Đánh giá kết quả học tập của HS Căn cứ vào hướng dẫn đánh giá, GV có thể theo dõi và nhận xét về kết quả học tập của HS, về những nội dung đã học ở học kì I để khẳng định việc đánh giá cuối học kì của HS đảm bảo chính xác. ============================================================= TUẦN 18 Ngày soạn: 6/1/1019 Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2019 Tự nhiên & xã hội ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. Nêu chức năng của một trong các ccơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên. Nêu một số hoạt động nông nghiệo, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. Vẽ sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: * Hoạt động 1: CHƠI TRÒ CHƠI AI NHANH ? AI ĐÚNG + Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, HS có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. + Cách tiến hành: Bước 1: GV chuẩn bị tranh to (cỡ giấy khổ Ao) vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó. Nếu có điều kiện thì nên chuẩn bị đủ cho HS hoạt động nhóm. Bước 2: Tuỳ hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, GV tổ chức cho HS quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh. Có thể chơi theo nhóm trước, khi HS đã thuộc thì chia thành đội chơi. Lưu ý: Sau khi chơi, GV nên chốt lại những đội gắn đúng và sửa lỗi cho đội gắn sai. Nên bố trí thế nào để động viên những em học yều và nhút nhát được chơi. * Hoạt động 2: QUAN SÁT HÌNH THEO NHÓM + Mục tiêu: HS kể lại được những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và thông tin liên lạc. + Cách tiến hành: Bước 1: Chia nhóm và thảo luận Có thể liên hệ thực tế ở địa phương nơi đang sống để kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, mà em biết. Bước 2: GV có thể cho các nhóm bình luận chéo nhau. * Hoạt động 3: LÀM VIỆC CÁ NHÂN - Khi HS giới thiệu, GV theo dõi và nhận xét xem HS vẽ và giới thiệu có đúng không để làm căn cứ đánh giá HS. Lưu ý : Đánh giá kết quả học tập của HS Căn cứ vào hướng dẫn đánh giá, GV có thể theo dõi và nhận xét về kết quả học tập của HS, về những nội dung đã học ở học kì I để khẳng định việc đánh giá cuối học kì của HS đảm bảo chính xác. ======================================================= Tự nhiên & xã hội VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: * Hoạt động 1: THẢO LUẬN NHÓM + Mục tiêu: HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. + Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời theo gợi ý: - Hãy nói cảm giác của bạn khi đi ngang qua đống rác. Rác có hại như thế nào ? - Những sinh vật thường sống trong đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ? GV gợi ý để HS nêu được các ý sau: - Rác (vỏ đồ hộp, giáy gói thức ăn,) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh. - Xác chết súc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: ruồi, muỗi, chuột, . Bước 2: GV nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nôi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người. + Kết luận: Trong các loại rác, có những loại thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, thường sống ở nơi có rác. Chúng là vật trung gian truyền bệnh của con người. * Hoạt động 2: LÀM VIỆC THEO CẶP + Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. + Cách tiến hành: Bước 1: Từng cặp HS quan sát các hình trong SGK trang 69 và tranh ảnh sưu tầm được, đồng thời trả lời theo gợi ý: chỉ và nói việc làm nào là đúng, việc làm nào sai. Bước 2: GV có thể gợi ý tiếp: - Em cần phải làm gì để giữ vệ sinh công cộng ? - Em đã làm gì để giữ vệ sinh công cộng ? - Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em. GV kẻ bảng để điền những câu trả lời của HS và căn cứ vào phần trả lời của HS, GV giới thiệu những cách xử lý rác hợp vệ sinh. Tên xã (huyện) Chôn Đốt Ủ Tái chế * Hoạt động 3: TẬP SÁNG TÁC BÀI HÁT THEO NHẠC CÓ SẴN, HOẶC NHỮNG HOẠT CẢNH NGẮN ĐỂ ĐÓNG VAI Lưu ý : Nội dung bài hát cần ngắn gọn và cho HS trình bày tại lớp. ============================================================= TUẦN 19 Ngày soạn: 13/1/1019 Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2019 Tự nhiên & xã hội VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) I.MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người. Thực hiện những hành vi đúng giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh. II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Hoạt động 1 : Quan sát tranh (15 phút) Mục tiêu : Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người. Cách tiến hành: Bước 1: Quan sát cá nhân Bước 2: GV yêu cầu các em nói những gì quan sát thấy trong hình. Bước 3: Thảo luận nhóm Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương (đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu,) Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên ? Các nhóm trình bày, GV nhận xét và kết luận. Kết luận : Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy chúng ta phải đi đại, tiểu tiện đúng nơi quy định ; không để vật nuôi (chó, mèo, lợn, gà,) phóng uế bừa bãi. * Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (15 phút) Mục tiêu : Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh. Cách tiến hành : Bước 1 : GV chia nhóm HS và yêu cầu các em quan sát hình 3, 4 trang 71 SGK và trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu trrong hình. Bước 2 : Thảo luận Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau : - Ở địa phương bạn sử dụng loại nhà tiêu nào ? - Bạn và gia đình cần phải làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ? - Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ? Lưu y : GV hướng dẫn HS, ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau. Ví dụ: - Ở thành phố có loại nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên để không có mùi hôi và phải sử dụng loại giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại. - Ở nông thôn thường dùng nhà tiêu hai ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn cưa đổ lên trên sau khi đi đại tiện, giấy vệ sinh phải cho vào sọt rác. Kết luận : Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lý phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước. ======================================================= Tự nhiên & xã hội VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ. - Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. - Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: * Hoạt động 1: Quan sát tranh (15 phút) Mục tiêu : Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống. Cách tiến hành : Bước 1: Quan sát hình 1, 2 trang 72 SGK theo nhóm và trả lời theo gợi ý : Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai ? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sống không ? Bước 2: Gọi một vài nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung Bước 3: Thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK - Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ con người ? - Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu ? Bước 4 : GV phân tích cho HS hiểu trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước. Kết luận : Trong nước thải có nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa được xử lý thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước. * Hoạt động 2 : Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh (15 phút) Mục tiêu : Giải thích được vì sao cần xử lí nước thải. Cách tiến hành : Bước 1: Từng cá nhân cho biết ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu ? Theo em cách xử lí như vậy đã hợp lí chưa ? Nên xử lí thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ? Bước 2: Quan sát hình 3, 4 trang 73 SGK theo nhóm và trả lời câu hỏi: - Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh ? Tại sao ? - Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không ? Bước 3: Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình. GV cần lấy ví dụ cụ thể để phân tích cho các em thấy nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người. Kết luận : Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiế ============================================================= TUẦN 20 Ngày soạn: 20/1/1019 Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2019 Tự nhiên & xã hội ÔN TẬP : XÃ HỘI I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: Kể tên các kiến thức đã học về xã hội. Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi tỉnh). Yêu quí gia đình, trường học và tỉnh (thành phố) của mình. Cần có ý thức bảo vệ môi trường, nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Hoạt động: Chơi trò chơi Chuyền hộp - GV soạn 1 hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề xã hội. Mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ gấp tư và để trong một hộp giấy nhỏ. - HS vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói trên. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kỳ trong hộp để trả lời. Câu hỏi đã được trả lời sẽ bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết câu hỏi. ======================================================= Tự nhiên & xã hội THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. - Nhận ra được sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. - Vẽ và tô màu một số cây. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: * Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên Mục tiêu : - Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. - Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn - GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn HS cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công - GV giao nhiệm vụ và gọi một vài HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay ở xung quanh sân trường. Bước 2 : Trình tự : Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công. Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó Bước 3 : Làm việc cả lớp Hết thời gian quan sát các nhóm, GV yêu cầu cả lớp tập hợp và lần lượt đi đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận như ở trang 77 SGK. Kết luận : Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả. GV có thể giới thiệu tên của một số cây trong SGK trang 76, 77 : * Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân Mục tiêu : Biết vẽ và tô màu một số cây. Cách tiến hành : Bước 1: - GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được. - Lưu ý dặn HS : Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ. Bước 2 : Trình bày. - Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó rồi trưng bày trước lớp. - GV có thể yêu cầu một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình. - GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp. ============================================================= TUẦN 21 Ngày soạn: 27/1/1019 Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2019 Tự nhiên & xã hội THÂN CÂY I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo. - Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo). II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm + Mục tiêu: Nhận dạng và kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo. + Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - Hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình trang 78, 79 SGK và trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm) ? - GV có thể hướng dẫn các em điền kết quả làm việc vào bảng sau: Hình Tên cây Cách mọc Cấu tạo Đứng Bò Leo Thân gỗ Thân thảo 1 2 3 4 - GV đi đến nhóm giúp đỡ, nếu HS không nhận ra các cây, GV có thể chỉ dẫn. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV gọi một số HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp (mỗi HS chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo thân của 1 cây). Đáp án Hình Tên cây Cách mọc Cấu tạo Đứng Bò Leo Thân gỗ Thân thảo 1 Cây nhãn x x 2 Cây bí đỏ x x 3 Cây dưa chuột x x 4 Cây rau muống x x 5 Cây lúa x x 6 Cây su hào x x 7 Các cây gỗ trong rừng x x - Tiếp theo GV đặt câu hỏi : Câ su hào có điểm gì đặc biệt? + Kết luận: - Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân bò, thân leo. - Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo. - Cây su hào có thân phình to thành củ. * Hoạt động 2: Chơi trò chơi bingo + Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân và theo cấu tạo của thân. + Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi. - GV chia lớp thành 2 nhóm. - Gắn lên bảng hai bảng câm theo mẫu sau: Cấu tạo Cách mọc Thân gỗ Thân thảo Đứng Bò Leo - Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời. Mỗi phiếu viết tên một cây như ví dụ dưới đây (GV có thể thêm, bớt hoặc thay đổi tên cây cho phù hợp với các cây phổ biến ở địa phương) Xoài Mướp Cà chua Ngô Dưa hấu Bí ngô Kơ-nia Cau Tía tô Hồ tiêu Bàng Rau ngót Dưa chuột Mây Bưởi Cà rốt Rau má Phượng vĩ Lá lốt Hoa cúc - Yêu cầu cả hai nhóm xếp hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình. Khi GV hô “bắt đầu” thì lần lượt từng người bước lên gắn tấm biển phiếu ghi tên cây vào cột phù hợp theo kiểu trò chơi tiếp xúc. Người cuối cùng sau khi gắn xong thì hô “bingo”. Bước 2: Chơi trò chơi. GV làm trọng tài hoăc cử HS làm trọng tài điều khiển cuộc chơi . Bước 3: Đánh giá Sau khi các nhóm đã gắn xong các tấm phiếu viêt tên cây vao các cột tương ứng, GV yêu cầu cả lớp cùng chữa bài theo đáp án dưới đây: Cấu tạo Cách mọc Thân gỗ Thân thảo Đứng Bò Xoài, kơ-nia, cau, bàng, rau ngót, bưởi Ngô, cà chua, tía tô, hoa cúc Leo Mây Mướp, hồ tiêu, dưa chuột Lưu ý: Cây hồ tiêu khi non là thân thảo, khi già thân hoá gỗ. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Cô vừa dạy bài gì ? - Nhận xét tiết học ======================================================= Tự nhiên & xã hội THÂN CÂY (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Nêu được chức năng của thân cây. - Kể ra được những ích lợi của một số thân cây. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU *Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp + Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây. + Cách tiến hành: GV hỏi cả lớp xem những ai đã làm thực hành theo lời dặn của GV trong tiết học tuần trước và chỉ định một số em báo cáo kết quả. Nếu HS không có điều kiện làm thực hành, GV yêu cầu các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì? - Nếu HS không giải thích được, GV giúp các em hiểu: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng cây vẫn bị héo do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây. - GV có thể yêu cầu HS nêu lên các chức năng khác của thân cây (ví dụ: nâng đỡ, mang lá, hoa quả,) * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm + Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân câyđối với đời sống của người và động vật. + Cách tiến hành: Bước 1: GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sts các hình 4,5,6,7,8 trang 81 SGK. Dựa vào những hiểu biết thực tế, HS nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào các gợi ý sau: - Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người và động vật. - Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu ,thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ - Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn. Bước 2: Làm việc cả lớp GV có thể thay đổi cách trình bày kết quả thảo luận của nhóm bằng cách cho HS chơi đố nhau + Kết luận: Thân cây được dùng để làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng, * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò - Cô vừa dạy bài gì ? - Nhận xét tiết học TUẦN 22 Ngày soạn: 10/2/1019 Thứ ba ngày 12 tháng 2 năm 2019 Tự nhiên & xã hội RỄ CÂY I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: - Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. - Phân loại các rễ cây sưa tầm được. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Hoạt động 1: Làm việc với SGK + Mục tiêu : Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. + Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: - Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 82 SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm. - Quan sát hình 5 ,6, 7 trang 83 SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ. Bước 2: Làm việc cả lớp GV chỉ định một vài HS lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. * Kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ có đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ. * Hoạt động 2: Làm việc với vật thật + Mục tiêu: Biết phân biệt các loại rễ cây sưu tầm được. + Cách tiến hành: - GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ. - Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ cây của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò - Cô vừa dạy bài gì ? - Nhận xét tiết học ======================================================= Tự nhiên & xã hội RỄ CÂY (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Nêu chức năng của rễ cây. - Kể ra những ích lợi của một số rễ cây. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm (13’) + Mục tiêu : Nêu được chức năng của rễ cây. + Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau: - Nói lại việc bạn đã làmm theo yêu cầu trong SGK trang 82. - Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây sẽ không sống được. - Theo bạn, rễ có chức năng gì? Bước 2: Làm việc cả lớp * Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuông đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ. * Hoạt động 2: Làm việc theo cặp (14’) + Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của một số rễ cây. + Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp GV yêu cầu 2 HS quay mặt vào nhau và chỉ đâu rễ của những cây có trong hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong SGK. Những rễ đó được sử dụng để làm gì? Bước 2: Hoạt động cả lớp HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì. * Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường, * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’) - Cô vừa dạy bài gì ? - Nhận xét tiết học ====================================================== TUẦN 23 Ngày soạn: 17/2/1019 Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2019 Tự nhiên & xã hội LÁ CÂY I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. - Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây. - Phân loại lá cây sưu tầm được. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm + Mục tiêu : . Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây . Nêu được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây. + Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 86, 87 và kết hợp quan sát những lá cây HS mang đến lớp. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các lá cây và thảo luận theo gợi ý: . Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được. . Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được. Bước 2: Làm việc cả lớp * Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá ; trên phiến có gân lá. * Hoạt động 2: Làm việc với vật thật + Mục tiêu: Phân loại lá cây sưu tầm được. + Cách tiến hành: - GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ Ao và băng dính. - Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp và nhanh. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò - Cô vừa dạy bài gì ? - Nhận xét tiết học ======================================================= Tự nhiên & xã hội KHẢ NĂNG KỲ DIỆU CỦA LÁ CÂY I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: - Nêu chức năng của lá cây. - Kể ra những lợi ích của lá cây. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: *Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp + Mục tiêu : Biết nêu chức năng của lá cây. + Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. GV yêu cầu từng cặp H S dựa vào hình 1trong SGK trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. Ví dụ: - Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? - Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ? - Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? - Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ? Bước 2: Làm việc cả lớp * Kết luận: Lá cây có 3 chức năng: quang hợp, hô hấp, tho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLớp 3 TNXH Tuần 17 -23.doc
Tài liệu liên quan