Giáo án Mỹ thuật - Tiểu học cơ sở (Tuần 30)

I/ Mục tiêu : Học sinh nhận biết được hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà. Vẽ được cái ấm pha trà. Nhận ra vẻ đẹp của cái ấm pha trà.( về hình dáng cách trang trí .)

II/Chuẩn bị : Tranh hướng dẫn cách vẽ cái ấm pha trà. Một số bài vẽ cái ấm pha trà . Vật thật cái ấm pha trà.

III/ Hoạt động dạy và học :

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét .

Giới thiệu các loại ấm pha trà với nhiều hình dáng khác nhau.

-Các bộ phận chính của cái ấm pha trà.( thân , nắp , quai , vòi)

Đặt câu hỏi để học sinh nhận ra khác nhau của các loại ấm pha trà ( Có loại cao , thấp, thân thẳng, vòi cao,.Trang trí hoa văn trong thân ấm .

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.

Nhìn mẫu để thấy hình dáng của chúng

+Ước lượng chiều cao chiều ngang và

vẽ khung hình vừa với phần giấy .

+Ước lượng tỷ lệ các bộ phận: miệng

vai , thân , đáy , vòi và tay cầm.

+ Nhìn mẫu vẽ các nét , hoàn thành

hình cái ấm .

Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc

vẽ phác lên bảng để học sinh quan sát .

+Gợi ý HS cách trang trí cái ấm.

Trang trí vẽ màu như cái ấm mẫu .

Có thể trang trí theo cách riêng của mình

 

doc10 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật - Tiểu học cơ sở (Tuần 30), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 30 Tuần : 30 Tên bài dạy : XEM TRANH THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 9/4/2007 I/ Mục tiêu : Giúp hs :làm quen tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi -Tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh - Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi II/Chuẩn bị : Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh sinh hoạt với nội dung, chủ đề khác nhau. Sinh hoạt gia đình, bảo vệ mội trường. Cảnh hoạt động trong ngày lễ hội. Tranh trong tập vẽ 1 III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Hướng dẫn giới thiệu tranh GV giới thiệu để hs nhận ra cảnh sinh hoạt trong gia đình như thế nào ? ( mọi người xung họp bên nhau dùng cơm, bố xem tivi,mẹ bế em, còn em học bài ) Trong tranh ảnh sinh hoạt ở phố phường làng xóm như thế nào ( mọi người dọn vệ sinh khu vực ở, làm đường ) Cánh sinh hoạt trong ngày lễ hội mọi người tập trung xem đá gà, đấu vật… Cảnh sinh hoạt sân trường các em vui chơi nhảy dây, đá cầu, chơi bi… Hoạt động 2: hướng dẫn hs xem tranh tranh GV giới thiệu tranh và gợi ý để học sinh nhận ra + Đề tài của tranh ? -Các hình ảnh trong tranh.? -Sắp xếp các hình vẽ? - Màu sắc trong tranh như thế nào ? -Hình dáng động tác của các hình vẽ? Hình ảnh chính ( thể hiện rõ nội dung của bức tranh ) + Em cho biết hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu ? ( trên sân trường ) + Các em nhỏ đang làm gì ? ( chăm sóc cây ) +Những màu sắc chính được vẽ trong tranh? + em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn ? GV bổ sung theo tình huống Hoạt động 3: Tóm tắt và kết luận GV hệ thống lại các câu trả lời đưa ra nhận xét cuối cùng Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá chung tiết học Động viên khuyến khích những hs có ý kiến nhận xét tranh Dặn dò : về nhà tập quan sát và nhận xét tranh. Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 2 Tiết: 30 Tuần : 30 Tên bài dạy : Vẽ tranh ĐỀ TÀI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG. Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 9/4/2007 I/ Mục tiêu : Học sinh hiểu về vệ sinh môi trường . Biết cách vẽ tranh. Vẽ được tranh đề tài vệ sinh môi trường . II/Chuẩn bị : Một số tranh ảnh về vệ sinh môi trường . Tranh của học sinh về đề tài vệ sinh môi trường . III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài . Giáo viên giới thiệu ảnh tranh phong cảnh và gợi ý để học sinh nhận biết : Vẻ đẹp của môi trường xung quanh; Sự cần thiết phải giữ môi trường xanh , sạch , đẹp. GV hỏi hs về việc làm để cho môi trường xanh ,sạch , đẹp. -Lao động vệ sinh ở trường ở nhà, đường làng ngõ xóm , nơi công cọng… Trồng cây xanh, Nhặt rát bỏ vào đúng nơi qui định. GV cho HS xem tranh vẽ đề tài môi trường của hs vẽ trong những năm học trước.để các em thấy được cách sắp xếp hình vẽ và màu sắc ở tranh đề tài vệ sinh môi trường . Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. GV gợi ý hs vẽ theo các nọi dung sau: -Vẽ cảnh làm vệ sinh ở sân trường và nơi công cộng. -Lao động trồng cây.. Gợi ý cho hs tìm những hình vẽ cần vẽ cho từng nội dung: +Vẽ người đang làm việc ( quét , nhặc rác, đẩy xe rác, trồng cây, tưới cây… Vẽ thêm nhà, đường, cây,…cho tranh sinh động. -Giáo viên gợi ý hs cách vẽ tranh: Vẽ hình ảnh chính trước (có thể vẽ to chính giữa tranh.) Vẽ các hình ảnh phụ sau cho rõ nội dung tranh +Vẽ màu tươi trong sáng Hoạt động 3: Thực hành . GV cho HS xem thêm một số tranh của họa sĩ , của HS vẽ về đề tài này .để tạo hứng thú cho các em trước khi vẽ. GV gợi ý HS cách tìm chọn nội dung. Vẽ hình chính hình phụ sao cho rõ nội dung. Vẽ dáng người phù hợp với các hoạt động. Cách tìm và vẽ màu (có đậm có nhạt) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá GV cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp hướng dẫn HS nhận xét Nội dung tranh: vẽ về những hoạt động nào ? Những hình ảnh trong tranh. Màu sắc trong tranh. Cho HS tìm những bài vẽ mà em thích . Giáo viên chỉ ra một số bài vẽ đẹp.Động viên khen ngợi tinh thần học tập của các em. Dặn dò: Sưu tầm tranh phong cảnh. Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 3 Tiết: 30 Tuần : 30 Tên bài dạy : VẼ THEO MẪU CÁI ẤM PHA TRÀ Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 9/4/2007 I/ Mục tiêu : Học sinh nhận biết được hình dáng và các bộ phận của cái ấm pha trà.. Vẽ được cái ấm pha trà. Nhận ra vẻ đẹp của cái ấm pha trà.( về hình dáng cách trang trí .) II/Chuẩn bị : Tranh hướng dẫn cách vẽ cái ấm pha trà. Một số bài vẽ cái ấm pha trà . Vật thật cái ấm pha trà. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét . Giới thiệu các loại ấm pha trà với nhiều hình dáng khác nhau.. -Các bộ phận chính của cái ấm pha trà.( thân , nắp , quai , vòi) Đặt câu hỏi để học sinh nhận ra khác nhau của các loại ấm pha trà ( Có loại cao , thấp, thân thẳng, vòi cao,..Trang trí hoa văn trong thân ấm . Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ. Nhìn mẫu để thấy hình dáng của chúng +Ước lượng chiều cao chiều ngang và vẽ khung hình vừa với phần giấy . +Ước lượng tỷ lệ các bộ phận: miệng vai , thân , đáy , vòi và tay cầm. + Nhìn mẫu vẽ các nét , hoàn thành hình cái ấm . Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ phác lên bảng để học sinh quan sát . +Gợi ý HS cách trang trí cái ấm. Trang trí vẽ màu như cái ấm mẫu . Có thể trang trí theo cách riêng của mình Hoạt động 3: Thực hành . GV cho HS xem một vài bài vẽ cái ấm pha trà của các em vẽ năm trước . Bày 2-3 cái ấm pha trà để HS quan sát + Vẽ phác hình vừa với phần giấy . Tìm tỷ lệ các bộ phận. + Trang trí họa tiết và màu sắc tự do. GV quan lớp gợi ý HS vẽ đúng đẹp. Hoạt động 4: Củng có dặn dò. Cho hs lên nhận xét một vài một vài sản phẩm của các bạn. GV nhận xét sau cùng.Tuyên dương một số bài vẽ đẹp. Động viên HS vẽ chưa đẹp. Dặn dò: Bài sau vẽ tranh đề tài các con vật. Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 4 Tiết: 30 Tuần : 30 Tên bài dạy : TẬP NẶN TẠO DÁNG ĐỀ TÀI TỰ CHỌN Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 9/4/2007 I/ Mục tiêu : HS biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn. Học sinh biết cách nặn và nặn được một hay hai hình người hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích . Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II/Chuẩn bị : SGK, SGV. Một số tượng nhỏ người ,con vật bằng thạch cao sứ…Ảnh về người và con vậtvaf ảnh các hình nặn. Đất nặn , giây màu, hồ dán… III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét . Giáo viên giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị và gợi ý để HS nhận xét Các bộ phận chính của người, con vật . Các dáng đi đứng , ngồi , nằm… GV cho HS xem các hình nặn người con vật. Hoạt động 2: Cách nặn . GV hướng dẫn thao tác nặn người , con vật: Nặn từng bộ phận : Đầu , thân ,chân ,tay rồi đính ghép lại thành hình. Nặn từ một thỏi đất bằng cách vẽ rồi vuốt thành các bộ phận ; Nặn thêm các chi tiết phụ cho hình đúng và sinh động hơn. Tạo dáng phù hợp với hoạt động: đi ,cuối , chạy… Hoạt động 3: Thực hành . Cho HS nặn theo đề tài và nặn theo nhóm.Mỗi nhóm nặn theo nội dung, đề tài nhóm chọn như: kéo co, đua thuyền , chọi gà, chăn trâu, đi học… Có thể nặn hình bằng đất một màu hay nhiều màu. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá GV cùng HS chọn và nhận xét xếp loại một số bài tập nặn.có đảm bảo yêu cầu : + Hình( rõ đặc điểm ); +Dáng ( sinh động phù hợp với hoạt động) +Sắp xếp ( rõ nội dung). -Giáo viên bổ sung, động viên HS và thu một số bài đẹp đẻ có thể sử dụng làm ĐDDH . Dặn dò: Quan sát đồ vật có dạng hình trụ , hình cầu . Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 5 Tiết: 30 Tuần : 30 Tên bài dạy : Vẽ trang trí : TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG . Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 9/4/2007 I/ Mục tiêu : Học sinh hiểu ý nghĩa của báo tường . học sinh biết cách trang trí và trang trí được được báo của lớp . Học sinh yêu thích các hoạt động tập thể. II/Chuẩn bị : SGK, SGV Sưu tầm một số đầu báo ( báo nhân dân, Quân đội nhân dân, hoa học trò , Nhi Đồng. Một số đầu báo tường của trường của lớp . Bài vẽ của HS lớp trước . Hình gợi ý cách vẽ. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét . Giới thiệu cho HS xem một số đầu báo tường . Nêu câu hỏi đẻ HS biết cụ thể về báo tường ( Báo của một cơ quan đơn vị tự làm và treo lên tường để mọi người cùng xem . Gợi ý để HS tìm ra các yếu tố của đầu báo tường : + Chữ : Tên tờ báo : To rõ nổi bật như : Thi đua , Học tập,sẵn sàng… + Chủ đề tờ báo : cỡ chữ nhỏ hơn tên báo .Ví dụ: Chào mừng ngày 20/11; Chào mừng 115 ngày sinh Bác Hồ kính yêu . + Tên đơn vị: Sắp xếp ở vị trí phù hợp nhỏ hơn tên báo . Ví dụ: lớp 5A Trường Hồ Phước Hậu. +Hình trang trí cờ hoa , biểu trưng… Hoạt động 2: Cách trang trí đầu báo tường . GV Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ minh họa lên bảng cách trang trí đầu báo .Vẽ phác các mảng chữ, hình sao cho có mảng lớn mảng nhỏ và cân đối + Kẻ chữ và vẽ hình trang trí . +Vẽ màu tươi sáng và phù hợp với nội dung. GV giới thiệu cho HS quan sát một số bài trang trí đầu báo của các bạn lớp trước để các em tự tin hơn. Hoạt động 3: Thực hành . -Giáo viên có thể tổ chức cho các em thực hành như sau: Làm bài theo nhóm trên bảng phụ hoặc trên giấy A4. Học sinh tự làm bài hoặc phân công thảo luận theo công việc của các thành viên trong nhóm. GV bao quát lớp , gợi ý hướng dẫn bổ sung và động viên HS làm bài . Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá . GV cùng HS chọn một số bài để HS nhận xét : -Bố cục ( rõ nội dung.) -Chữ ( tên báo : nổi , rõ , đẹp) -Hình minh họa( phù hợp sinh động ) -Màu sắ(tươi sáng hấp dẫn… ) GV gợi ý HS xếp loại Giáo viên tổng kết và nhận xét chung về lớp học. Dặn dò: Sưu tầm tranh về đề tài về ước mơ của em của các bạn lớp trước . Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 31 Tuần : 31 Tên bài dạy : VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 16/4/2007 I/ Mục tiêu : Giúp học sinh tập quan sát thiên nhiên -Vẽ được cảnh thiên nhiên theo ý thích . Thêm yêu mến quê hương đất nước . II/Chuẩn bị : Một số ảnh nông thôn , miền núi ,phố phường, sông biển . Một số bài vẽ tranh phong cảnh của học sinh vẽ năm trước . III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Giới thiệu cảnh thiên nhiên . Cho học sinh xem tranh, ảnh về phong cảnh thiên nhiên. Gợi ý để HS tìm thấy những hình ảnh có trong các cảnh trên : Cảnh sông biên có gì? ( Gợn sóng , thuyền lớn nhỏ đi ngược xuôi đánh cá …) -Cảnh đồi núi có gì ? ( Núi đồi , cây , suối ,nhà ven rừng ,cầu …) -Cảnh nông thôn có gì? (Cánh đồng con đường làng , hàng cây, con trâu…) - Cảnh phố phường có gì? (Nhà, đường phố , rặng cây , xe cộ…) - Cảnh công viên có gì ?(Vườn cây, vườn hoa , ghế đá , xích đu…) -Cảnh nhà em có gì? ( căn nhà , cây , vườn hoa, giếng nước, đàn gà, cây cau… Hoạt động 2 Hướng dẫn HS cách vẽ tranh. Như đã giới thiệu ở trên .. Ví dụ: Vẽ cảnh nhà em .Vẽ các hình ảnh chính to vừa phải ( căn nhà,vườn cây,..) Vẽ thêm những hình ảnh cho tranh sinh động hơn ( vườn hoa, giêng nước, cây cau… Gợi ý cho hs tìm màu vẽ cho bức tranh sinh động hơn. Hoạt động 3: Thực hành . Dựa vào ý thích HS giáo viên gợi ý để HS làm bài . Vẽ hình ảnh chính trước , hình ảnh phụ sau , thể hiện được đặc điểm của thiên nhiên. Sắp xếp thứ thự các hình ảnh trong tranh.Vẽ mạnh dạn thỏa mái . Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét về. -Hình vẽ và cách sắp xếp . -Màu sắc và cách vẽ màu . Dặn dò : Làm tiếp bài ở nhà nếu chưa xong . Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 2 Tiết: 31 Tuần : 31 Tên bài dạy : TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 16/4/2007 -20/4/2007 I/ Mục tiêu : Học sinh biết được cách trang trí hình vuông đơn giản. Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích . Cảm nhận được vẻ đẹp cân đối của hình vuông trong trang trí . II/Chuẩn bị : Một số bài trang trí hình vuông, một số họa tiết rời để sắp xếp vào hình vuông III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. Em hãy kể một số đồ dùng hình vuông được trang trí ( khăn tay, thảm vuông, viên gạch hoa …) Cho HS xem một số bài trang trí hình vuông và gợi ý . Hình vuông được trang trí bằng họa tiết gì? (Họa tiết hoa lá con vật hình vuông hình tam giác ) -Các họa tiết được sắp xếp như thế nào ?(sắp xếp cân đối ,đối xứng . Họa tiết chính vẽ ở đâu? (Họa tiết chính vẽ to ở giữa. Họa tiết nhỏ phụ ở 4 góc và xung quanh.) Màu sắc trong các bài trang trí như thế nào ? Đơn giản ít màu , họa tiết đối xứng nhau vẽ cùng màu . Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông. Khi trang trí hình vuông em sẽ chọn họa tiết gì?( Hoa lá con vật…) Giáo viên sắp xếp họa tiết rời vào để hs quan sát . Cho HS xem họa tiết trang trí hình vuông bộ đồ dùng dạy học Hoạt động 3: Thực hành Cho HS vẽ vào vở- Giáo viên quan sát sửa sai cho trẻ. Hoạt động 4: Nhận xét dặn dò. Cho HS chọn và nhận xét sản phẩm đẹp của bạn. GV nhận xét sau cùng và tuyên dương. Động viên HS vẽ yếu Bài sau: Tìm hiểu về tượng. Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 3 Tiết: 31 Tuần : 31 Tên bài dạy : VẼ TRANH ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 16/4/2007 I/ Mục tiêu : HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và màu sắc của một số các con vật quen thuộc. Biết cách vẽ một số con vật. Vẽ được tranh con vật và vẽ màu theo ý thích . Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật. II/Chuẩn bị : Sưu tầm tranh ảnh về các con vật . Một vài tranh dân gian Đông Hồ: Gà mái, lợn nái ,Lợn ăn cây ráy . Một số bài vẽ con vật của hS III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét .Tìm chọn nội dung đề tài Giáo viên đưa tranh , học sinh quan sát và nhận ra con gì?( gà , heo , mèo , thỏ .. Con vật có dáng như thế nào? ( học sinh tự trả lời theo thứ tự tranh cô cho HS quan sát .Về hình dáng các bộ phận của con vật. Em sẽ vẽ con vật gì? ( học sinh tự trả lời ) Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ con vật Vẽ hình dáng con vật( vẽ một hoặc hai con có dáng khác nhau) -Vẽ cảnh vật phù hợp với nội dung bức tranhcho tranh sinh động hơn ( cây nhà , sông núi …) Vẽ màu theo ý thích ( màu con vật, cây, cảnh , nền …) Hoạt động 3: Thực hành . Cho học sinh thực hành giáo viên quan sát bao quát lớp . Gợi ý để học sinh vẽ đúng , vẽ đẹp. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá Cho học sinh tìm và đánh giá sản phẩm đẹp của các bạn. Giáo viên nhận xét sau cùng và đưa ra kết luận. Động viên học sinh vẽ chưa tốt . Dặn dò : Bài sau xé dán hình người . Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 4 Tiết: 31 Tuần : 31 Tên bài dạy : VẼ THEO MẪU: MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 16/4/2007 – 20/4/2007 I/ Mục tiêu : Học sinh hiểu cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu -HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. Học sinh ham thích tìm hiểu các vật xung quanh. II/Chuẩn bị : SGK, SGV Mẫu vẽ 2 hoặc ba mẫu khác nhau để vẽ theo nhóm . Hình gợi ý cách vẽ. Bài vẽ của học sinh các lớp trước . III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Quan sát nhận xét . -Vị trí của mẫu ( Ca đặt sau quả , che góc phải của quả …) -Hình dáng tỷ lệ của từng vật mẫu ( Ca to hơn cao hơn và là hình trụ, quả nhỏ hơn là hình cầu . -Màu sắc, độ đậm nhạt của mẫu ( Nơi có ánh sáng nhiều mẫu sáng , trắng . Nơi ít ánh sáng , khuất ánh sáng màu sẫm đen… Giáo viên : chúng ta còn thấy cái bóng của ca và quả khi ánh sáng chiếu vào để lại.Chúng ta chú ý kỹ màu sắc của mẫu để tô màu mẫu vẽ đẹp hơn. Hoạt động 2: Cách vẽ. Giáo viên gợi ý để HS nhớ lại bài vẽ mẫu ca quả và xem SGK trang 75 hình gợi ý cách vẽ. Vẽ khung hình chung của ca và quả. Vẽ khung hình của từng vật mẫu . Phác nét chính của từng vật mẫu bằng các nét thẳng nhẹ. Vẽ chi tiết cho giống mãu . Lưu ý : Vẽ hình vừa với khổ giấy, sao cho cân đối giữa hình vẽ và khoảng trống của nền. Giáo viên cho HS xem một số bài vẽ mẫu ca và quả của HS năm học trước để các em tự tin hơn trong khi vẽ. Hoạt động 3: Thực hành Học sinh nhìn mẫu vẽ như hướng dẫn ở phần trên . Giáo viên bao quát lớp và hướng dẫn học sinh ước lượng tỷ lệ chung, tỷ lệ từng vật mẫu , cách vẽ hình. Giáo viên gợi ý cụ thể hơn với những học sinh còn lúng túng .Giáo viên có thể gợi ý trực tiếp cho các em còn lúng túng . Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá Giáo viên gợi ý HS nhận xét một số bài đã hoàn thành : -Bố cục ( hình vẽ cân đối với tờ giấy ) -Hình vẽ ( rõ đặc điểm ) Học sinh nhận xét và xếp loại theo ý thích . giáo viên nhận xét sau cùng và đưa ra kết luận . Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 5 Tiết: 31 Tuần : 31 Tên bài dạy : Vẽ tranh: ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 16/4/2007 I/ Mục tiêu : Học sinh hiểu về nội dung đề tài. Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích . Học sinh phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh. II/Chuẩn bị : SGK, SGV Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ của em.Và một số đề tài khác . Hình gợi ý cách vẽ. III/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài . Giáo viên giới thiệu tranh và gợi ý để HS tìm ra tranh có nội dung về ước mơ . Giáo viên giải thích : Vẽ về ước mơ thể hiện những mong muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại hoặc tương lai theo trí tưởng tượng thông qua hình ảnh màu sắc trong tranh. Ví dụ : muốn sống trên cung trăng, dưới đáy đại dương; muốn trái đất mãi mãi hòa bình, muốn được du lịch khắp hành tinh…Đối với HS mơ học giỏi để trở thành kỹ sư, bác sĩ , họa sĩ, phi công , nhà khoa học…là những ước mơ đẹp có thể thực hiện được. -Yêu cầu HS nêu ước mơ của mình. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. Giáo viên phân tích cách vẽ một vài bức tranh hoặc vẽ lên bảng để HS thấy được sự đa dạng về cách thể hiện nội dung đề tài . +Cách chọn hình ảnh ( có chính có phụ và sinh động) +Cách bố cục cân đối với hài hòa Ví dụ: Bài vẽ em ước mơ được đi chơi bằng tinh khí cầu Hình ảnh chính là tinh khí cầu đang bay trên không trung và có em ở trên . Hình ảnh phụ là cảnh bầu trời trong xanh có vài áng mây bay, chim cũng bay theo cùng chúng em. Mặt đất có đồi núi , nhà cửa, cây cối trông bé nhỏ . Hoạt động 3: Thực hành Giáo viên cho HS thực hành vào vở vẽ của các em. Giáo viên bao quát lớp và gợi ý cho các em vẽ tốt hơn. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài về : + Cách tìm chọn nội dung ( đọc đáo có ý nghĩa ) + Cách bố cục (chặc chẽ cân đối ) Cách vẽ hình ảnh chính phụ (sinh động ) Cách vẽ màu (đẹp hài hòa có đậm có nhạt)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGAMT 30.doc
Tài liệu liên quan