Giáo án nghề tin học 11 kì 2 - Trường THPT Tân Đông

Tuần: 27

Tiết: 76, 77, 78

BÀI 26: SỬ DỤNG CÁC HÀM LÔGIC

1. MỤC TIÊU:

1.1. Về kiến thức:

- Học sinh hiểu mục đích và cách nhập một vài hàm lôgic phổ biến;

- Học sinh thực hiện được các tính oán có điều kiện với các hàm lôgic.

1.2. Về kĩ năng:

  Biết khi nào cần sử dụng hàm if, sumif và các câu lệnh if lồng nhau và cú pháp của chúng;

1.3. Về thái độ:

  Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của các hàm lôgic trong chương trình bảng tính Excel trong công tác văn phòng từ đó có ý thức và ham muốn học hỏi, tìm hiểu khám phá phần mềm.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

  Ví dụ về tính toán có điều kiện

  Sử dụng hàm if

  Sử dụng các câu lệnh if lồng nhau

  Hàm Sumif

 

doc33 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án nghề tin học 11 kì 2 - Trường THPT Tân Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng của địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối trong sao chép công thức. Thực hiện các thao tác chỉnh sửa dữ liệu trong ô tính. Thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: Projector, học liệu. ; những đồ dùng, thiết bị và giáo án, phấn, sách giáo khoa, 3.2. Học sinh: Sách, vỡ và các dụng cụ học tập có lien quan. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV – HS Nội dung * Hoạt động 1 GV : Việc nhập dữ liệu vào các ô tính không thể tránh khỏi nhầm lẫn và sai sót. Ta cần thao tác xoá, sửa dữ liệu của ô tính. Hãy cho biết cách xoá, sữa dữ liệu của ô tính? HS : Nghe, trả lời HS : Tự ghi bài * Hoạt động 2 GV : Hãy trình bày thao tác sao chép đoạn văn bản trong soạn thảo Word? HS : Trả lời HS : Nhận xét, bổ sung GV : Giới thiệu thao tác sao chép dữ liệu trong Excel HS : Quan sát hình 4.20, điền các thao tác GV : Làm cách nào để di chuyển dữ liệu? HS : Trả lời, tự ghi bài *Hoạt động 3 GV : Gợi ý cho hs quan sát hình 4.22a, 4.22b và nêu các ví dụ để hs thấy được thao tác sao chép công thức HS : Quan sát, nghe giảng, tự ghi bài * Hoạt động 4 GV : Cho ví dụ HS : Nghe giảng, tự ghi bài GV : Cho ví dụ HS : Nghe giảng, tự ghi bài GV : Cho ví dụ HS : Nghe giảng, tự ghi bài HS : Điền các dạng địa chỉ của các ô và khối trong bảng (SGK – trang 145) GV : Nhận xét * Hoạt động 5 GV : Yêu cầu học sinh hoàn thành các bài thực hành và hướng dẫn học sinh xem gợi ý (SGK tr 135, 136) HS : Hoàn thành các bài thực hành GV : Theo dõi uốn nắn GV : Nhận xét – đánh giá bài làm của hs I- XOÁ, SỬA NỘI DUNG Ô TÍNH - Xoá dữ liệu trong ô hay khối : Chọn ô hay khối và nhấn phím Delete - Sửa đổi dữ liệu trong ô : Nháy đúp hoặc nhấn phím F2 tại ô cần sữa dữ liệu II- SAO CHÉP VÀ DI CHUYỂN 1. Sao chép hoặc di chuyển dữ liệu : a) Sao chép : - Bước 1 : Chọn ô có nội dung cần sao chép - Bước 2 : Nháy nút Copy - Bước 3 : Chọn ô đích - Bước 4 : Nháy nút Paste b) Di chuyển : Tương tự thao tác sao chép, thay đổi bước 2 : Nháy nút Cut 2. Sao chép hoặc di chuyển công thức : a) Sao chép : Quy tắc 1 : Khi sao chép công thức trong một ô có các địa chỉ tương đối của ô (hay khối) káhc, trong công thức ở ô đích các địa chỉ đó được điều chỉnh để giữ nguyên vị trí tương đối so với ô đích b) Di chuyển : Quy tắc 2 : Khi di chuyển công thức từ một ô sang ô khác (bằng các lệnh Cut va Paste), các địa chỉ trong công thức sẽ được giữ nguyên mà không bị điều chỉnh lại như trên III- ĐỊA CHỈ TƯƠNG ĐỐI, ĐỊA CHỈ TUYỆT ĐỐI VÀ ĐỊA CHỈ HỖN HỢP 1. Địa chỉ tương đối : Cách viết : 2. Địa chỉ tuyệt đối : Cách viết : Quy tắc 3 : Khi sao chép công thức từ một ô sang ô khác, các địa chỉ tuyệt đối trong côn thức được giữ nguyên. 3. Địa chỉ hỗn hợp : Cách viết : Hoặc Quy tắc 4 : Khi sao chép công thức từ một ô sang ô khác, phần tuyệt đối của các địa chỉ hỗn hợp được giữ nguyên, còn phần tương đối được điều chỉnh để bảo đảm quan hệ giữa ô có công thức và ô có địa chỉ torng công thức IV- THỰC HÀNH BÀI 20 Làm các bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài 5, bài 6, bài 7 (SGK – 132, 133, 134, 135) 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1 Tổng kết: 1. Muốn sửa dữ liệu trong một ô tính mà không cần nhập lại, cần thực hiện như thế nào? 2. Nêu các thao tác cần thực hiện để sao chép và di chuyển dữ liệu? 3. Hãy nêu vai trò của địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ hỗn hợp trong các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu? 5.2 Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết này: Học sinh ôn lại theo các câu hỏi trong bài học đã nêu? - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Xem trước nội dung thực hành bài 21 (SGK – 145,146,147) Tuần: 23 Tiết: 64, 65, 66 BÀI 22: NHẬP – TÌM – THAY THẾ NHANH DỮ LIỆU 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: * HS biết: Biết cách sự dụng tính năng tìm và thay thế của Excel * HS hiểu: Hiểu được bản chất, lợi ích của thao tác kéo thả nút điền và cách thực hiện 1.2. Kĩ năng: * Học sinh thực hiện được: Điền nhanh dữ liệu bằng thao tác kéo thả nút điền. Sử dụng thành thạo tính năng tìm và thay thế của Excel. 1.3. Thái độ: – Thói quen: Tạo sự ham muốn giải các bài tập bằng Excel, trước mắt thấy được lợi ích của Excel phục vụ tính toán. – Tính cách: Khơi dậy ở học sinh lòng ham thích môn học. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Biết cách sự dụng tính năng tìm và thay thế của Excel Hiểu được bản chất, lợi ích của thao tác kéo thả nút điền và cách thực hiện Điền nhanh dữ liệu bằng thao tác kéo thả nút điền. Sử dụng thành thạo tính năng tìm và thay thế của Excel. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: Projector, học liệu. ; những đồ dùng, thiết bị và giáo án, phấn, sách giáo khoa, 3.2. Học sinh: Sách, vỡ và các dụng cụ học tập có lien quan. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV – HS Nội dung * Hoạt động 1 GV : Nêu vấn đề: khi điền dữ liệu cho cột Tên lớp trong bảng danh sách lớp có 50 học sinh HS : Nghe và quan sát hình 4.27 – hình 4.28 HS : Tự ghi bài GV : Hãy trình bày thao tác sao chép công thức của một ô tính sang những ô khác? HS : Trả lời GV : Nhận xét và giới thiệu sao chép công thức bằng nút điền; cho ví dụ HS : Nghe giảng và ghi bài HS : Quan sát các hình 4.29, 4.30a, 4.30b, 4.30c * Hoạt động 2 GV : Hãy trình thao tác tìm và thay thế trong soạn thạo văn bản Word? HS : Trả lời HS : Nhận xét, bổ sung GV : Nêu thao tác tìm và thay thế trong Excel GV : Giới thiệu 2 hộp thoại hình 4.31a, 4.31b HS : Quan sát và ghi bài * Hoạt động 3 GV : Yêu cầu học sinh hoàn thành các bài thực hành và hướng dẫn học sinh xem gợi ý (SGK tr 148) HS : Hoàn thành các bài thực hành GV : Theo dõi uốn nắn GV : Nhận xét – đánh giá bài làm của hs * Hoạt động 4 HS : Làm bài kiểm tra viết dưới một tiết GV : Quan sát và thu bài I- ĐIỀN NHANH DỮ LIỆU 1. Nút điền và thao tác với nút điền : - Nút điền : là một nút nhỏ ở góc dưới bên phải của ô được chọn - Kéo thả nút điền : đưa con trỏ chuột lên nút điền sao cho có dạng hình dấu + và kéo thả chuột 2. Sao chép dữ liệu bằng nút điền : a) Sao chép công thức : Giống như sử dụng lệnh Copy và Paste b) Sao chép dữ liệu số : Khi sao chép một khối gồm 2 ô, các số mới sẽ có giá trị theo cấp số cộng với công sai là 1 c) Sao chép dữ liệu kí tự : Sao chép nguyên văn dữ liệu kí tự II- TÌM VÀ THAY THẾ Thực hiện : Chọn Edit – Find Hoặc Edit - Replace Trong hộp thoại Find and Replace, ta thực hiện : Nhập dữ liệu cần thay thế Nhập dữ liệu thay thế Thay thế tất cả Thay thế Tìm kiếm III- THỰC HÀNH BÀI 21 : Làm các bài 2, bài 3, bài 4, bài 5, bài 6 (SGK – 145, 146, 147) * Làm bài trắc nghiệm khách quan 10 câu 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1 Tổng kết: 1. Nút điền là gì? Khi kéo thả nút điển ta thực hiện thao tác nào? 2. Hãy nêu quy tắc điền dữ liệu số của Excel khi? a. Chọn một ô b. Chọn hai ô 3. Có thể sử dụng tính năng tìm để tìm các kí hiệu không gõ được từ bàn phím hay không? Nếu được, hãy chỉ ra cách thực hiện? 5.2 Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết này: Học sinh ôn lại theo các câu hỏi trong bài học đã nêu? - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Xem trước nội dung thực hành bài 22 (SGK – 152,153,154) Tuần: 24 Tiết: 67, 68, 69 BÀI 23: TRÌNH BÀY TRANG TÍNH: THAO TÁC VỚI HÀNG, CỘT VÀ ĐỊNH DẠNG 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: Biết được các khả năng điều chỉnh hàng, cột và định dạng dữ liệu trên trang tính. Biết các thao tác xoá và chèn hàng hoặc cột trên trang tính. 1.2. Kĩ năng: Thực hiện các thao tác điều chỉnh cột và hàng trên trang tính. Xoá và chèn hàng, cột trên trang tính. Thực hiện các thao tác định dạng và căn chỉnh dữ liệu. * Học sinh thực hiện thành thạo: 1.3. Thái độ: – Thói quen: Tạo sự ham muốn giải các bài tập bằng lập trình, trước mắt thấy được lợi ích của lập trình phục vụ tính toán. – Tính cách: Tạo sự yêu thích bộ môn và có ý thức trong việc sử dụng kiểu dữ liệu tệp trong khi giải bài toán lập trình. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Biết được các khả năng điều chỉnh hàng, cột và định dạng dữ liệu trên trang tính. Biết các thao tác xoá và chèn hàng hoặc cột trên trang tính. Thực hiện các thao tác điều chỉnh cột và hàng trên trang tính. Xoá và chèn hàng, cột trên trang tính. Thực hiện các thao tác định dạng và căn chỉnh dữ liệu. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: Projector, học liệu. ; những đồ dùng, thiết bị và giáo án, phấn, sách giáo khoa, 3.2. Học sinh: Sách, vỡ và các dụng cụ học tập có lien quan. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV – HS Nội dung * Hoạt động 1 GV : Nêu vấn đề : Khi trình bày một trang tính, dữ liệu trong 1 ô có thể không bằng nhau, chúng ta cần phải điều chỉnh sao cho dữ liệu có thể hiện thị đầy đủ trong 1 ô HS : Nghe – đọc tài liệu HS : Quan sát hình 4.36, 4.37 – tự ghi bài * Hoạt động 2 GV : Để trình bày trang tính hợp li, đôi khi cần xoá bớt hoặc chèn thêm các hàng và các cột HS : Nghe – đọc tài liệu HS : Quan sát hình 4.38a, 4.38b và cho biết trong trang tính đã xoá bớt và chèn thêm ở những vị trí nào? GV : Nhận xét – giới thiệu xoá/chèn hàng, cột HS : Tự ghị bài *Hoạt động 3 GV : Hãy cho biết mục đích của việc định dạng? HS : Trả lời HS : Bổ sung GV : Nhận xét GV : Hãy trình bày các loại định dạng trong soạn thảo Word? Sử dụng bảng chọn gì để định dạng? HS : Trả lời HS : Bổ sung Chọn phông chữ Chọn kiểu chữ Chọn cỡ chữ Chọn màu sắc GV : Nhận xét và nêu các loại định dạng trong Excel GV : HS Quan sát hình 4.40a và cho biết các bước thực hiện định dạng văn bản? HS : Trả lời HS : Nhận xét, tự ghi bài Chọn số chữ số sau dâu chấm thập phân Sử dụng dấu phẩy để phân cách hàng nghìn Chọn dạng hiển thị số âm GV : HS Quan sát hình 4.40b và cho biết các bước thực hiện định dạng số? HS : Trả lời HS : Nhận xét, tự ghi bài GV : HS Quan sát hình 4.40c và cho biết các bước thực hiện căn chỉnh dữ liệu? HS : Trả lời HS : Nhận xét, tự ghi bài GV : Đôi lúc chúng ta cần định dạng một phần văn bản trong ô HS : Nghe, quan sát hình 4.41, tự ghi bài * Hoạt động 4 GV : Yêu cầu học sinh hoàn thành các bài thực hành và hướng dẫn học sinh xem gợi ý (SGK – 155) HS : Hoàn thành các bài thực hành GV : Theo dõi uốn nắn GV : Nhận xét – đánh giá bài làm của hs I- ĐIỀU CHỈNH ĐỘ RỘNG CỘT VÀ ĐỘ CAO HÀNG - Độ rộng cột : Kéo thả vạch ngăn cách hai cột Hoặc : Format – Column – width - Độ cao hàng : Kéo thả vạch ngăn cách giữa hai hàng Hoặc : Format – Row – Height II- XOÁ VÀ CHÈN HÀNG HOẶC CỘT a) Xoá hàng (hoặc cột) : - Chọn các hàng (hay cột) cần xoá - Chọn lệnh Edit – Delete b) Chèn thêm hàng hoặc cột : - Chọn hàng / chọn cột cần chèn thêm - Chọn lệnh Insert – Rows / Insert – Columns III- ĐỊNH DẠNG Thực hiện : Format – Cells 1. Định dạng văn bản : Trong hộp thoại chọn trang : Font 2. Định dạng số : Trong hộp thoại chọn trang : Number 3. Căn chỉnh dữ liệu trong ô : Trong hộp thoại chọn trang : Alignment Cản chỉnh lề theo chiều ngang Cản chỉnh lề theo chiều dọc Đặt khoảng cách thụt lề 4. Định dạng một phần văn bản trong ô : - Nháy đúp chuột trong ô đó và chọn phần cần định dạng - Chọn lệnh Format – Cells - Thực hiện các định dạng kí tự như trên IV- THỰC HÀNH BÀI 22 Làm các bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài 5, bài 6 (SGK – 152,153,154) 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1 Tổng kết: 1. Hãy cho biết ý nghĩa và cách khắc phục khi trong một ô tính có các kí hiệu #####? 2. Hãy nêu các bước để đặt tất cả các cột trên trang tính có độ rộng bằng nhau? 3. Hãy nêu lại các bước định dạng dữ liệu : số, kí tự và căn chỉnh dữ liệu trong ô? 5.2 Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết này: Học sinh ôn lại theo các câu hỏi trong bài học đã nêu? - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Xem trước nội dung thực hành bài 23 (SGK – 162, 163, 164,165) Tuần:25 Tiết: 70, 71, 72 BÀI 24: TRÌNH BÀY TRANG TÍNH : ĐỊNH DẠNG Ô 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: * HS: Biết các khả năng định dạng ô: kẻ đường biên và tô màu nền, gộp/tách ô 1.2. Kĩ năng: * Học sinh thực hiện được: Kẻ đường biên và tô màu nền cho các ô tính. Gộp/tách ô tính 1.3. Thái độ: – Thói quen: Tạo sự ham muốn giải các bài tập bằng Excel, trước mắt thấy được lợi ích của excel trong phục vụ tính toán. – Tính cách: Khơi dậy ở học sinh lòng ham thích môn học. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Biết các khả năng định dạng ô: kẻ đường biên và tô màu nền, gộp/tách ô Nắm được nội dung Kẻ đường biên và tô màu nền cho các ô tính. Gộp/tách ô tính. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: Projector, học liệu. ; những đồ dùng, thiết bị và giáo án, phấn, sách giáo khoa, 3.2. Học sinh: Sách, vỡ và các dụng cụ học tập có lien quan. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV – HS Nội dung * Hoạt động 1 GV : Hãy trình bày lệnh định dạng dữ liệu trong ô tính? HS : Trả lời GV : Để định dạng kẻ đường biên và tô màu nền, ta cũng thực hiện lệnh định dạng giống như vậy HS : Quan sát, nghe giảng, tự ghi bài GV : Hướng dẫn hs tô màu nền ô tính HS : Quan sát, nghe giảng, tự ghi bài * Hoạt động 2 GV : Khi định dạng nội dung các ô với các phông chữ khác nhau, để căn chỉnh cho đẹp, ta cần gộp các ô lại thành một GV : hãy trình bày các bước gộp ô? HS : Đọc tài liệu, trả lời HS : Tự ghi bài GV : hãy trình bày các bước tách ô? HS : Đọc tài liệu, trả lời * Hoạt động 3 GV : Giới thiệu và giải thích các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng HS : Quan sát (hình 4.49), nghe giảng * Hoạt động 4 GV : Yêu cầu học sinh hoàn thành các bài thực hành và hướng dẫn học sinh xem gợi ý (SGK – 173) HS : Hoàn thành các bài thực hành GV : Theo dõi uốn nắn GV : Nhận xét – đánh giá bài làm của hs I- KẺ ĐƯỜNG BIÊN VÀ TÔ MÀU NỀN 1. Kẻ đường biên : Chọn kiểu đường biên Các nút tạo nhanh đường biên Đánh dấu các đường biên cần kẻ Chọn màu đường biên Trong hộp chọn trang Border 2. Tô màu nền : Trong hộp chọn trang Patterns Không tô màu nền Chọn màu thích hợp Chọn các mẫu khác II- GỘP Ô VÀ TÁCH CÁC Ô GỘP 1. Gộp ô : Thực hiện : - Bước 1 : Chọn các ô cần gộp - Bước 2 : Chọn lệnh Format – Cells và chọn trang Alignment - Bước 3 : Đánh dấu vào ô Merge Cells, chọn OK 2. Tách các ô gộp : Ta thực hiện các bước giống thao tác gộp ô Kiểu chữ Gộp / tách ô Các nút định dạng số Đường biên Phông chữ và cỡ chữ Căn chỉnh lề tron g ô Tăng hay giảm số lẻ Màu nền Màu chữ III- SỬ DỤNG THANH CÔNG CỤ ĐỊNH DẠNG IV- THỰC HÀNH BÀI 23 Làm các bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài 5 (SGK – 162, 163, 164,165) 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1 Tổng kết: 1. Hãy nêu mục đích sử dụng đường biên và màu nền của các ô trên trang tính? 2. Hãy nêu các thao tác cần thực hiện để kẻ đường biên và tô màu nền cho các ô tính? 3. Để gộp các ô và tách ô đã được gộp ta sử dụng lệnh nào? Hãy cho một ví dụ đơn giản về lợi ích của việc gộp ô 5.2 Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết này: Học sinh ôn lại theo các câu hỏi trong bài học đã nêu? - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Xem trước nội dung thực hành bài 24 (SGK – 170, 171, 172,173) Tuần: 26 Tiết: 73, 74, 75 BÀI 25: BỐ TRÍ DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: * HS biết: Hiểu được một số chức năng của Control Panel 1.2. Kĩ năng: * Học sinh thực hiện được: Biết khởi động và kết thúc các chương trình. Biết tạo đường tắt. Nắm được một số tính năng khác trong Windows; mở tài liệu mới mở gần đây, tìm tệp và thư mục. 1.3. Thái độ: – Thói quen: Khơi dậy ở học sinh lòng ham thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn;. – Tính cách: Hình thành tác phong công nghiệp, làm việc kiên trì, khoa học; Có ý thức tìm hiểu nghề. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Hiểu được một số chức năng của Control Panel Nắm được nội dung Biết khởi động và kết thúc các chương trình. Biết tạo đường tắt. Nắm được một số tính năng khác trong Windows; mở tài liệu mới mở gần đây, tìm tệp và thư mục. 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: Projector, học liệu. ; những đồ dùng, thiết bị và giáo án, phấn, sách giáo khoa, 3.2. Học sinh: Sách, vỡ và các dụng cụ học tập có liên quan. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV – HS Nội dung * Hoạt động 1 GV : Nêu vấn đề. Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán, trả lời một số câu hỏi để có tự lập trang tính HS : Nghe giảng HS : Trả lời các câu hỏi : mục đích lập trang tính? Dữ liệu cần tính toán? Sử dụng những công thức nào để tính toán? HS : Nhận xét – bổ sung GV : Nhận xét, giới thiệu trang tính mẫu HS : Quan sát * Hoạt động 2 GV : Giới thiệu bài toán 2, hướng dẫn học sinh phân tích HS : Phân tích bài toán 2 trên cơ sở bài toán 1 GV : Hướng dẫn các công thức tính (SGK – 177) HS : Nghe giảng, đọc tài liệu HS : Tự trình bày bảng tính theo yêu cầu bài toán 2 GV : Theo dõi, uốn nắn GV : Nhận xét các bảng tính (SGK – hình 4.55b ; 4.55c ; 4.55d) HS : Nhận xét, so sánh, lựa chọn cách trình bày bảng tính tốt nhất. * Hoạt động 3 GV : Yêu cầu học sinh hoàn thành các bài thực hành và hướng dẫn học sinh xem gợi ý (SGK – 173) HS : Hoàn thành các bài thực hành GV : Theo dõi uốn nắn GV : Nhận xét – đánh giá bài làm của hs I- MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý Xét bài toán 1 : Một đại lí bán phần mềm chia các phần mềm làm ba loại : Hệ điều hành, PM hệ thống và PM CSDL. Đại lí được hưởng hoa hồng bằng 5.8% doanh số bán. Hãy lập trang tính để theo dõi doanh số và tiền hoa hồng của đại lí. II- VÍ DỤ THỰC HÀNH Xét bài toán 2 : Yêu cầu giống bài toán 1 và xét điểm thưởng cho đại lí bán PM theo tiêu chuẩn : Loại PM Điểm thưởng Hệ điều hành 1 PM hệ thống 2 PM CSDL 4 Với mỗi điểm thưởng, đại lí nhận số tiền thưởng là 50$. Hãy điều chỉnh trang tính ở bài toán 1 để theo dõi doanh số, tiền hoa hồng và tiền thưởng, tổng doanh thu (= tiền hoa hồng + tiền thưởng) của đại lí. III- THỰC HÀNH Làm các bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài 5 (SGK – 171, 172, 173,) 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1 Tổng kết: 1. Hãy nêu mục đích và ý nghĩa của việc phân tích yêu cầu xây dựng trang tính? 2. Hãy liệt kê những câu hỏi cần trả lời khi phân tích yêu cầu lập trang tính? 3. Có cần ghi lại những kết quả phân tích yêu cầu không? Nếu có, nên ghi lại ở đâu? 5.2 Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết này: Học sinh ôn lại theo các câu hỏi trong bài học đã nêu? - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị các nội dung tiếp theo trong bài tập và học bài cũ. Tuần: 27 Tiết: 76, 77, 78 BÀI 26: SỬ DỤNG CÁC HÀM LÔGIC MỤC TIÊU: 1.1. Về kiến thức: Học sinh hiểu mục đích và cách nhập một vài hàm lôgic phổ biến; Học sinh thực hiện được các tính oán có điều kiện với các hàm lôgic. 1.2. Về kĩ năng: Biết khi nào cần sử dụng hàm if, sumif và các câu lệnh if lồng nhau và cú pháp của chúng; 1.3. Về thái độ: Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của các hàm lôgic trong chương trình bảng tính Excel trong công tác văn phòng từ đó có ý thức và ham muốn học hỏi, tìm hiểu khám phá phần mềm. NỘI DUNG HỌC TẬP: Ví dụ về tính toán có điều kiện Sử dụng hàm if Sử dụng các câu lệnh if lồng nhau Hàm Sumif CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Máy tính cá nhân, các file excel mẫu và bài tập 3.2. Học sinh: Tài liệu nghề TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (2’) Ổn định lớp. Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 4.2. Kiểm tra miệng: không kiểm tra 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG Hoạt động 1 GV: Ổn định lớp. Lớp trưởng báo cáo sĩ số. GV: Nêu bài toán. HS: Quan sát, nghe giảng, chép bài và ghi nhớ. GV: dẫn dắt và trình bày cách sử dụng hàm IF HS: Nghe giảng và chép bài. GV: Nêu ví dụ HS: Nghe giảng và chép bài. GV: dẫn dắt khi nào cần sử dụng hàm IF lồng nhau, sau đó đưa vào ví dụ, thực hiện điền công thức vào cột Xếp loại. - GV: Qua các ví dụ trên ta thấy rằng có thể sử dụng hàm IF để: + Thực hiện tính toán với hai công thức khác nhau, phụ thuộc vào việc thỏa mãn hay không thỏa mãn một điều kiện nhất định nào đó; + Điều kiện được phát biểu dưới dạng một trong hai giá trị: đúng (khi điều kiện được thỏa mãn) hoặc sai (khi điều kiện không được thỏa mãn). - HS: Nghe giảng và chép bài. - GV: Yêu cầu học sinh thực hành bài tập trang 189 - 190 SGK. - HS: Thực hiện yêu cầu. - GV: Hướng dẫn một số học sinh và nhận xét. - GV: Đánh giá. - HS: Nghe đánh giá để rút kinh nghiệm. I. VÍ DỤ VỀ TÍNH TOÁN CÓ ĐIỀU KIỆN Cho ví dụ về KẾT QUẢ THI HỌC KÌ Đưa ra yêu cầu từ đó dẫn dắt bài toán có điều kiện; II. SỬ DỤNG HÀM IF Cú pháp cho hàm IF như sau: =IF(Phep_so_sanh, Gia_tri_dung, Gia_tri_sai) Phep_so_sanh: Là các bt lôgic được phát biểu dưới dạng 1 phép so sánh Ngoài các phép so sánh =,, còn có thể sử dụng các phép so sáng sau đây: <= Nhỏ hơn hoặc bằng (lưu ý không dùng =<). >= Lớn hơn hoặc bằng (lưu ý không dùng =>). Không bằng (khác) (lưu ý không dùng ><) Hiển thị Gia_tri_dung nếu Phep_so_sanh là True; Hiển thị Gia_tri_sai nếu Phep_so_sanh là False Gia_tri_dung và Gia_tri_sai có thể là số, kí tự, địa chỉ ô, công thức,. III. SỬ DỤNG CÁC HÀM IF LỒNG NHAU Xét ví dụ: IV. HÀM SUMIF Hàm SUMIF là một dạng nâng cao của hàm IF. Hãy xét ví dụ sau: Trong bảng tính Nha hat (đã được lưu ở bài 24) có một phần dữ liệu như sau: Trong cột D có ba loại vé, cột F cho biết tiền bán vé trong hai ngày. Nếu tính tổng số tiền bán từng loại vé, ví dụ loại A, cần sử dụng công thức = F11+F14 và tương tự đối với các loại vé B và M. Nếu trang tính có dữ liệu bán vé của 30 ngày thì công thức sẽ gồm 30 số hạng! Dạng đơn giản nhất của hàm có dạng như sau: =SUMIF(Cot_so_sanh, Tieu_chuan, Cot_lay_tong) Trong đó: + Cot_so_sanh là một khối (trên một cột) có các ô có dữ liệu cần so sánh. + Tieu_chuan là tiêu chuẩn so sánh. + Cot_lay_tong là khối (trên một cột) có các ô tương ứng cần lấy tổng. V. THỰC HÀNH 1) Nội dung thực hành 2) Tiến trình thực hiện j Mở bảng tính mới hoặc bảng tính đã có. k Sử dụng hàm IF, SUMIF và các hàm đã biết để tính toán. l Lưu bảng tính với tên khác và kết thúc Excel. 3. Đánh giá: Sử dụng hàm IF, SUMIF đúng cú pháp và chính xác. Sử dụng địa chỉ thích hợp để có thể sao chép công thức. 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: Sử dụng hàm IF, SUMIF và các hàm đã biết để tính toán 5.2. Hướng dẫn học tập: Bài tập 2, 3, 4 và 5 trang 192 SGK. Tuần: 28 Tiết: 79 KIỂM TRA 1 TIẾT A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ: 1. Về kiến thức: Học sinh tạo giao diện đúng yêu cầu. Học sinh biết sử dụng các hàm đã học hợp lí để tính toán theo yêu cầu. Học sinh diễn đạt đúng cú pháp các hàm. 2. Về tư tưởng, tình cảm: Học sinh ý thức được tầm quan trọng của môn học, làm cho các em có thói quen tư duy sáng tạo và từ đó ngày càng yêu thích môn học. B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN: 1. Phương pháp: Kiểm tra thực hành trên máy tính. 2. Phương tiện: Máy chiếu và máy tính. C. NỘI DUNG: ĐỀ KIỂM TRA Dùng phần mềm Microsoft Excel để lập bảng tính và lưu bảng tính với tên là tên học sinh_lớp.XSL. Tên học sinh là tên của học sinh làm bài kiểm tra. DANH SÁCH THI ĐẠI HỌC NĂM 2009 MÃ HS HỌ VÀ TÊN NGÀY SINH NƠI ĐKDT Đ.TOÁN Đ.LÝ Đ.HÓA ĐIỂM KK TỔNG ĐIỂM KẾT QUẢ A01 Nguyễn An 2/8/1989 KV1 5 6 7 B12 Mai Bích 7/12/1989 KV2 2 5 5 A13 Nguyễn Duy 1/2/1990 KV3 7 6 8 D02 Đào Khánh 7/5/1989 KV1 0 4 5 E23 Huỳnh Chi 6/6/1989 KV1 2 2 3 D56 Nguyễn Văn Lí 2/3/1990 KV2 5 5 6 F23 Trần Hoài Thư 5/4/1988 KV3 8 9 5 E57 Đỗ Kim Thuyền 4/5/1989 KV3 9 4 8 F32 Hoàng Cẩm Vân 4/6/1990 KV2 8 6 8 Tổng điểm của các thí sinh đậu: Yêu cầu: Điểm KK tính bằng cách sau: nếu Nơi ĐKDT là KV1 thì ĐKK=1.5, nếu Nơi ĐKDT là KV2 thì ĐKK là 1, còn lại là 0. Tổng điểm = Điểm toán + Điểm lý + Điểm hóa + Điểm KK. Kết quả: Đậu nếu tổng điểm >=15 và không có môn nào 0 điểm, ngược lại thì Rớt Tính tổng điểm của các thí sinh đậu. Tuần: 28 Tiết: 80, 81 BÀI 27: THỰC HÀNH LẬP TRANG TÍNH VÀ SỬ DỤNG HÀM MỤC TIÊU: 1.1. Về kiến thức: Học sinh tạo trang tính với các công thức, định dạng theo đúng yêu cầu. 1.2. Về kĩ năng Học sinh tạo trang tính với các công thức, định dạng theo đúng yêu cầu. 1.3.Về thái độ Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của chương trình bảng tính Excel trong công tác văn phòng từ đó có ý thức và ham muốn học hỏi, tìm hiểu khám phá phần mềm. NỘI DUNG HỌC TẬP: Lập trang và sử dụng các hàm If, Sumif, Countif CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Máy chiếu, máy tính cá nhân, SGK Nghề tin 3.2. Học sinh: Sách giáo khoa ‘Nghề tin học văn phòng’ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (2’) Ổn định lớp. Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 4.2. Kiểm tra miệng: không kiểm tra 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GV: Ổn định lớp. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. GV: Nêu bài toán. HS: Quan sát, nghe giảng, suy nghĩ và làm bài. GV: Nêu bài toán. HS: Quan sát, nghe giảng, suy nghĩ và làm bài. GV: Nêu bài toán. HS: Quan sát, nghe giảng, s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctin hoc 11_12525093.doc
Tài liệu liên quan