Giáo án Ngữ văn 10: Các thao tác nghị luận

- II. Một số thao tác nghị luận cụ thể

- 1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

- - Sắp xếp theo thứ tự: tổng hợp, phân tích, quy nạp, diễn dịch.

 + Thao tác phân tích: Đem chia điều cần bàn luận thành các mặt, các bộ phận, các nhân tố để xem xét một cách kĩ càng, cặn kẽ.

+ Thao tác tổng hợp:Đem các mặt, các nhân tố riêng rẽ của điều cần bàn luận kết hợp lại thành một chỉnh thể thống nhất. sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát về vấn đề

+ Thao tác quy nạp: Từ nhiều cái riêng suy ra cái chung, từ nhiều sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến. ->> câu chủ đề nằm ở cuối đoạn

+ Thao tác diễn dịch: Từ cái chung, cái phổ biến, suy ra kết luận về những cái riêng, có tính cá biệt, đặc thù.- >> câu chủ đề nằm ở đầu đoạn

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Các thao tác nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Ngày soạn: 16/03/1018 Tiết: Ngày dạy: 20/ 03/2018 Người soạn: Nguyễn Thị Mai Lớp: 10A7 CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm thao tác nghị luận. - Nắm được một số thao thác nghị luận thường gặp như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, 2. Kĩ năng - Có kỹ năng nhận diện chính xác các thao tác đó trên các văn bản nghị luận. - Vận dụng được các thao tác nghị luận thích hợp trong bài văn nghị luận. 3. Thái độ - Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức lĩnh hội tri thức mới. - Ý thức sử dụng các thao tác nghị luận linh hoạt, hợp lý để bài văn đạt kết quả cao. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học 1. Giáo viên - Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 2. - Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn 10. - Sách giáo viên. - Chuẩn bị ngữ liệu trên bảng phụ. 2. Học sinh - Chuẩn bị SGk - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp III. Tiến trình trên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Em hãy cho biết: - Nội dung và hình thức của một văn bản văn học là gì? - Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học là gì? 3. Giới thiệu bài mới Làm văn được xem là một phần cốt lõi đối với bộ môn Ngữ văn. Bởi, thang điểm dành cho phần làm văn là rất cao. Giáo viên căn cứ vào quan điểm, lập luận mà học sinh trình bày để đánh giá năng lực học tập của từng học sinh. Để đạt kết quả cao, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức vững vàng và kỹ năng vận dụng chính xác các thao tác nghị luận. Đó cũng chính là nội dung và cô muốn giới thiệu với các em về bài học ngày hôm nay “Các thao tác nghị luận”. 4. Giảng bài mới Hoạt động của giáo viên Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi SGK trang 131 Thao tác là gì? Giáo viên rộng: thao tác khởi động xe máy, thao tác nấu ăn, thao tác máy vi tính, - Thao tác nghị luận là gì? VD: Vấn đề ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, hành vi ứng xử, - Thao tác nghị luận có đặc điểm gì? I. Khái niệm 1. Thao tác Là quá trình thực hiện những động tác theo một quy trình nhất định và những yêu cầu kỹ thuật nhất định. 2. Thao tác nghị luận - Là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghệ thuật. - Gắn với tư duy và khả năng lập luận của con người. Hoạt động 2: Ôn một số thao tác đã học - Giáo viên chia lớp ra làm 4 nhóm và thảo luận trả lời các phần 1a, b, c, d ( thời gian 6’) - Nhóm 1: Hãy đọc phần 1a SGK trang 131 và điền vào chổ trống? - Khái niệm các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp? - Giáo viên nhận xét, giúp học sinh nhận ra các đặc điểm, tính chất và mối quan hệ của các cặp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp. - Nhóm 2: Bài tập b/SGK ở dẫn chứng rút ra từ lời tựa “Trích diễm thi tập” dùng thao tác phân tích hay diễn dịch? - Nêu tác dụng của thao tác đó? - Ở dẫn chứng từ bài “Kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất” dùng thao tác gì? Nhóm 3: Bài tập c/SGK - Kết luận rút ra từ lời tựa “Trích diễm thi tập” có được là nhờ tác giả sử dụng thao tác nào? (Tổng hợp hay quy nạp)? - Dùng thao tác tổng hợp - Thao tác đó giúp gì cho quá trình lập luận? - Dẫn chứng từ “Hịch tướng sĩ” dùng thao tác tổng hợp hay quy nạp? Vì sao? . Nhóm 4: Bài tập d/SGK - Những nhận định trong bài tập d là đúng hay sai? Vì sao? - Giáo viên nhận xét, chốt ý - Chuyển ý: Các thao tác nghị luận không chỉ dừng lại ở những thao tác đó. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 1 thao tác mới đó là so sánh. - Bài tập a tác giả dùng thao tác gì? Câu văn trích dẫn nhấn mạnh sự giống nhau hay khác nhau? - Bài tập b có dùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau không? - Thao tác so sánh là gì? - So sánh có mấy loại chính? - Có người hoài nghi sự so sánh, cho rằng “mọi so sánh đều khập khiễng”, em có đồng tình không? Vì sao? - Lựa chọn những câu trả lời đúng trong bài tập c - Đây cũng là những chú ý khi thực hiên thao tác so sánh ( gạch SGK) Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Làm bài tập SGK Giáo viên cho học sinh làm bài tập 1 SGK Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập 2 SGK trang 134. II. Một số thao tác nghị luận cụ thể 1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp - Sắp xếp theo thứ tự: tổng hợp, phân tích, quy nạp, diễn dịch. + Thao tác phân tích: Đem chia điều cần bàn luận thành các mặt, các bộ phận, các nhân tố để xem xét một cách kĩ càng, cặn kẽ. + Thao tác tổng hợp:Đem các mặt, các nhân tố riêng rẽ của điều cần bàn luận kết hợp lại thành một chỉnh thể thống nhất. sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát về vấn đề + Thao tác quy nạp: Từ nhiều cái riêng suy ra cái chung, từ nhiều sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến. ->> câu chủ đề nằm ở cuối đoạn + Thao tác diễn dịch: Từ cái chung, cái phổ biến, suy ra kết luận về những cái riêng, có tính cá biệt, đặc thù.- >> câu chủ đề nằm ở đầu đoạn - Phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp à Các cặp thao tác nghị luận vừa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa đối lập với nhau. - Dùng thao tác phân tích. - Tác dụng: nhằm chia nhận định chung thành các mặt riêng biệt từ đó là rõ nguyên nhân khiến thơ văn xưa không truyền lại được đến ngày nay. - Ở dẫn chứng từ bài “Kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất”: + Xét hai câu đầu: thao tác phân tích để xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài với đất nước. + Xét cả ba câu: từ hai câu đầu sang câu thứ ba chuyển từ phân tích sang diễn dịch. Dựa vào luận điểm vững chắc “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” suy ra kết luận đầy sức thuyết phục. - Tác dụng: nhằm thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến cho kết luận ấy bao gồm được sức nặng của các luận điểm riêng trên đó. - Dùng thao tác quy nạp. - Nhờ những dẫn chứng khác nhau được sử dụng ở đó làm cho kết luận “từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có” có sức thuyết phục, tin cậy cao - Nhận định 1 đúng khi tiền đề và cách suy luận của diễn dịch phải chân thực, chính xác. Lúc này kết luận sẽ mang tính tất yếu không cần chứng minh mà cũng không thể bác bỏ. - Nhận định 2 chưa chính xác: Khi sự quy nạp còn chưa đày đủ thì mối liên hệ giữa tiền đề và kết luận còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn phải nhờ thực tiễn chứng minh. - Nhận định 3 đúng. Vì có tổng hợp sau phân tích thì công việc xem xét, tìm hiểu một sự vật, hiện tượng mới thực sự hoàn thành. 2. Thao tác so sánh * Ví dụ a/SGK - Tác giả dùng thao tác so sánh. - Câu văn nhấn mạnh sự giống nhau. * Ví dụ b/SGK - Đoạn văn nhấn mạnh sự khác nhau. - Thao tác so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng. - So sánh có 2 loại: + So sánh nhằm nhận ra sự giống nhau (so sánh tương đồng). + So sánh nhằm nhận thấy được sự khác nhau (so sánh dị biệt). * Ví dụ c/SGK - So sánh sẽ giúp ta thấy được sự giống nhau hay khác nhau của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên để thấy rõ tác dụng của so sánh cần phải so sánh đúng cách và trước khi so sánh cần phải hiểu rõ về sự vật, hiện tượng cần so sánh. - Để so sánh đúng cách cần chú ý: + Những đối tượng so sánh phải liên quan với nhau về một mặt nào đó. + Sự so sánh phải dựa trên tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề. + Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vạt được sáng tỏ và sâu sắc. Ghi nhớ SGK trang 134 III. Luyện tập Bài tập 1 Tác giả chứng minh “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian”. Thao tác nghị luận chủ yếu là phân tích: + Phân chia luận điểm chung thành những bộ phận nhỏ, mỗi bộ phận nhỏ lại được chia thành những bộ phận nhỏ hơn -> Luận điểm của đoạn trích được xem kỹ càng, thấu đáo. + Câu cuối tác giả chuyển sang quy nạp. Từ trường hợp của Nguyễn Trãi tác giả đã nâng lên thành sứ mệnh, chức năng cao quý của văn chương nghệ thuật. Bài tập 2: Bài tập về nhà Củng cố: giáo viên củng cố lại kiến thức cho học sinh theo phần ghi nhớ (SGK trang 134). Dặn dò Học sinh học thuộc lòng ghi nhớ, nắm chắc các thao tác nghị luận và việc vận dụng các thao tác đó. Đọc phần đọc thêm SGK trang 135. Học sinh chuẩn bị bài viết số 7: “Văn nghị luận” cho tiết học sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 29 Lap luan trong van nghi luan_12313289.docx
Tài liệu liên quan