Giáo án Ngữ văn 10 - Chủ đề: Ca dao than thân

2.Tìm hiểu bài ca dao thứ hai

-Hs đọc với giọng điệu tha thiết, da diết, đồng cảm.

-Cả hai bài ca dao đều bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”, qua đó gợi đến thân phận nhỏ bé của người phụ.

-Bài ca dao nhắc đến hình ảnh “củ ấu gai”, được miêu tả một cách chân thực nhất: bên ngoài đen, bên trong trắng  Hình thức bên ngoài không bắt mắt, nhưng phẩm chất bên trong lại đẹp.

-Nghệ thuật so sánh đã khẳng định được vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ, khẳng định giá trị thuần khiết của tâm hồn họ.

 

docx14 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Chủ đề: Ca dao than thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: CA DAO THAN THÂN Số tiết: 1 tiết I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nhận diện đặc trưng thể loại ca dao. - Nhận diện ca dao than thân theo công thức ngôn từ mở đầu “thân em”. - Phân tích đặc sắc nội dung, nghệ thuật của ca dao. 2. Kỹ năng - Kĩ năng đọc diễn cảm, đọc nghệ thuật ca dao. - So sánh giữa văn học dân gian và văn học viết để thấy được vai trò nền tảng của văn học dân gian đối với văn học các giai đoạn sau. 3. Thái độ - Trân trọng, yêu thương và đồng cảm với số phận của những con người nhỏ bé trong xã hội cũ. - Lên án, tố cáo, phê phán chế độ xã hội cũ đã chà đạp lên số phận con người đặc biệt thân phận người phụ nữ. 4. Năng lực - Năng lực cảm thụ. - Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực thẩm mỹ. II. Bảng mô tả các năng lực cần phát triển Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Trình bày kiến thức về thể loại: Khái niệm, đặc điểm,... - Nhận diện: đề tài, thể thơ, chủ thể trữ tình. - Liệt kê các hình ảnh, biện pháp nghệ thuật. - Cắt nghĩa được hình ảnh. - Lí giải thế giới hình tượng. - Giải thích ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật. - Hiểu được nội dung phản ánh. - Lí giải tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình. - Sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề, các dị bản. - Đọc sáng tạo văn bản. - Phân tích, cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Phân tích được các văn bản cùng chủ đề. - Bình luận, đánh giá được những ý kiến, nhận định về ca dao - Khái quát hóa đời sống tình cảm, phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. - Rút ra được những giá trị sống. - Vận dụng kiến thức về thể thơ để sáng tác. IV. Câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá theo chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Ca dao là gì? Ca dao được chia làm mấy loại? Nêu đặc điểm của ca dao? - Theo em, ca dao thường viết về những đề tài nào? - Liệt kê các hình ảnh được sử dụng trong hai bài ca dao. - Bài ca dao đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? - Em hiểu như thế nào về hình ảnh “củ ấu gai” (bài 1), “tấm lụa đào” (bài 2)? - Những hình ảnh ấy trong 2 bài ca dao gợi cho em suy nghĩ gì? - Những biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì? - Thông qua hai bài ca dao trên, tác giả dân gian muốn nói điều gì? - Thông qua hai bài ca dao, anh/chị có cảm nhận gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình? - Khái quát lại những đặc sắc về mặt nghệ thuật của tác phẩm? - Anh/chị biết thêm những bài ca dao nào cùng chủ đề than thân? - Hãy thể hiện bài ca dao bằng những hình thức khác nhau? -Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai bài ca dao? - Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân. - “Ca dao là cây đàn muôn điệu của đời sống tâm hồn quần chúng nhân dân”, anh/chị hiểu như thế nào về nhận định trên? - Thông qua hai bài ca dao trên, anh/chị có cảm nhận như thế nào về tình cảm của nhân dân ta với vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ? - Từ những bài ca dao than thân, hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về phẩm chất của người phụ nữ trong thời đại mới? - Theo anh/chị, có phải chỉ người phụ nữ trong xã hội ngày xưa phụ thuộc mới khổ không? Chúng ta cần làm gì để cuộc sống của mình tốt đẹp? - Anh/ chị hãy vận dụng kiến thức về thể thơ để sáng tác thơ lục bát. V. Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khởi động tạo tâm thế tiếp nhận -Gv hỏi: Trong chương trình THCS các em đã được học một số bài ca dao, em hãy đọc lại một số bài ca dao em đã được học trong chương trình hoặc ngoài chương trình mà em biết và cho biết những bài em vừa nhắc đến viết về đề tài gì? - Gv dẫn: Như vậy có thể thấy, mỗi đều ghi nhớ hoặc ấn tượng với ít nhất một bài ca dao. Ca dao đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta. Đến với bài học ngày hôm nay ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về ca dao, đặc biệt là ca dao than thân. -Hs suy nghĩ, tái hiện lại kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi. -Hs lắng nghe, chuẩn bị tâm thế vào bài mới. -Một số bài ca dao thuộc chủ đề yêu thương tình nghĩa (tình cảm gia đình), chủ đề than thân, chủ đề châm biếm (hài hước). Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về ca dao -Gv hỏi: Dựa vào hoạt động trên và thông tin trong sách giáo khoa, em hãy cho biết ca dao là gì? -Gv hỏi: Ca dao thường viết về những chủ đề nào? Hãy nêu đặc điểm của ca dao. -Gv mở rộng: Ca dao xuất hiện rất sớm từ thời nguyên thủy, dạng thô sơ của nó là những câu câu xuất hiện trong các nghi lễ thờ cúng, bài ca lao động, những bài đồng dao - Ca dao phát triển nở rộ nhất vào thế kỉ XVII – XVIII. Những đặc điểm lịch sử, xã hội, văn hóa: + Thế kỉ XVII – XVIII là thời kì đất nước diễn ra các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến (Mạc – Trịnh, Trịnh – Nguyễn), xã hội rối ren, chế độ phong kiến suy tàn, + Văn học Hán suy giảm, chịu ảnh hưởng của Nho giáo + Chữ Nôm dần phát triển vào thế kỉ XIII, đến giai đoạn này phát triển cực thịnh lấn át cả địa vị chữ Hán. àVai trò của văn học dân gian được nâng cao, trước đây bị cho là “nôm na mách qué”, chỉ là văn chương tầm thường à Ca dao phát triển nhất vào thời kì này nhằm phản ánh đời sống xã hội, đời sống tình cảm -Hs suy nghĩ trả lời -Hs tìm hiểu thông tin sách giáo khoa và trả lời. -Hs lắng nghe I.Tìm hiểu chung - Khái niệm: Ca dao là loại hình thơ ca dân gian có vần điệu, tồn tại dưới hình thức truyền miệng, thường phổ biến theo thể thơ lục bát. -Ca dao thường viết về những chủ đề như: than thân, yêu thương tình nghĩa, hài hước, châm biếm, -Đặc điểm: + Về nội dung: Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tình cảm của nhân dân trong quan hệ lứa đôi, quê hương, đất nước, + Về nghệ thuật: Lời thơ thường ngắn, diễn đạt theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể, ngôn ngữ giản dị, gần gũi, giàu hình ảnh, hay sử dụng so sánh ẩn dụ và một số công thức dân gian. Hoạt động 3: Đọc hiểu bài ca dao than thân thứ nhất. -Gv yêu cầu 1 học sinh đọc diễn cảm bài ca dao. - Gv hỏi: Em nhận thấy cách mở đầu bài ca dao có gì dặc biệt? Cách mở đầu ấy có ý nghĩa như thế nào? -Gv hỏi: Em hãy chỉ ra hình ảnh được nhắc đến trong bài ca dao. Hình ảnh gợi cho em những suy nghĩ gì? -Gv hỏi: Câu ca dao trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì? (Cách so sánh này cho thấy người phụ nữ đã tự ý thức được điều gì?) -Gv hỏi: (Nếu như ở câu thơ trên nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ, đến câu dưới lại đề cập đến thân phận họ). Câu thơ tiếp theo sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật ấy là gì? -Gv hỏi: Em hiểu thế nào về câu thơ này? Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện ra sao? -Gv: Bài ca dao đã khái quát được thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: Có vẻ đẹp, tuổi thanh xuân nhưng họ không được làm chủ chính số phận của mình. -Hs đọc diễn cảm - Hs suy nghĩ và trả lời. -Hs tìm hình ảnh trong bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi. -Hs suy nghĩ và trả lời. -Hs trả lời -Hs trả lời. II. Đọc hiểu văn bản 1.Bài ca dao thứ nhất - Học sinh đọc với giọng thiết tha, đồng cảm. -Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”. Cụm từ này vừa gợi đến thân phận của người phụ nữ vừa thể hiện sự khiêm nhường, nhỏ bé, yếu ớt của họ. -Hình ảnh: + “tấm lụa đào”: gợi liên tưởng đến vẻ đẹp của người phụ nữ đó là vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng, dịu dàng của ngoại hình và vẻ trong sáng thuần khiết của tâm hồn. -Trong câu ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp so sánh: Thân em – Tấm lụa đào. à Nhằm khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ. Qua cách so sánh này, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa đã tự ý thức được vẻ đẹp, giá trị của chính mình. -Nghệ thuật ẩn dụ: câu thơ gợi đến thân phận của những “tấm lụa đào” hay cũng chính là thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ mang cả vẻ đẹp bên ngoài và tâm hồn nhưng họ hoàn toàn không được làm chủ số phận của mình. - Ý nghĩa câu thơ: + Phất phơ giữa chợ: Gợi thân phận bấp bênh, lận đận, thậm chí bị coi như một thứ hàng hóa. + Biết vào tay ai: Câu hỏi tu từ thể hiện sự băn khoăn hoài nghi về tương lai của chính mình vì họ không hề được làm chủ thân phận mình. àTâm trạng chua xót, nỗi lo âu phấp phỏng của người phụ nữ cho tương lai vô định của mình khi họ không có quyền tự quyết định số phận mình. Hoạt động 4: Tìm hiểu bài ca dao thứ hai -Gv yêu cầu một học sinh đọc bài ca dao. - Gv hỏi: Em nhận thấy bài ca dao này có điểm gì giống với bài ca dao trên? -Gv hỏi: Trong bài ca dao, hình ảnh nào được nhắc đến? Hình ảnh được miêu tả như thể nào? -Gv hỏi: Qua biện pháp nghệ thuật so sánh: Thân em – củ ấu gai, và qua cách miêu tả như trên, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì? -Gv: Bài ca dao không chỉ dừng lại ở việc nêu lên giá trị, vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ, theo em, hai câu thơ saunói lên điều gì? -Theo em, tại sao người phụ nữ xưa lại khát khao khẳng định vẻ đẹp một cách mãnh liệt như vậy? -Gv hỏi: Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của nhân vật trữ tình -Hs đọc diễn cảm bài ca dao. -Hs trả lời. -Hs suy nghĩ trả lời. -Hs suy nghĩ và trả lời. -Hs suy nghĩ và lí giải. -Hs trả lời 2.Tìm hiểu bài ca dao thứ hai -Hs đọc với giọng điệu tha thiết, da diết, đồng cảm. -Cả hai bài ca dao đều bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”, qua đó gợi đến thân phận nhỏ bé của người phụ. -Bài ca dao nhắc đến hình ảnh “củ ấu gai”, được miêu tả một cách chân thực nhất: bên ngoài đen, bên trong trắng à Hình thức bên ngoài không bắt mắt, nhưng phẩm chất bên trong lại đẹp. -Nghệ thuật so sánh đã khẳng định được vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ, khẳng định giá trị thuần khiết của tâm hồn họ. -“Ai ơi nếm thử mà xem”: như một lời mời gọi táo bạo, đồng thời là khát khao mãnh liệt muốn được khẳng định vẻ đẹp của mình. -“Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”: Là lời khẳng định lại về vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ, một vẻ đẹp không chỉ trong sáng mà còn “ngọt bùi”. -Họ có khát khao mãnh liệt bởi họ ý thức được vẻ đẹp bên trong của mình. Nhưng mặt khác vẻ đẹp ấy lại bị lãng quên vì nó bị che lấp bởi một vẻ bề ngoài xấu xí. -Tâm trạng nhân vật trữ ở đây vẫn là một tâm trạng chua xót, ngậm ngùi vì thân phận bị lãng quên, vẻ đẹp bên trong không được trân trọng. Hoạt động 5: Tiến hành tổng kết mở rộng bài học -Gv hỏi: Em nhận thấy ở hai bài ca dao có điểm gì chung về mặt hình thức? - Gv hỏi: Em hãy đọc một số bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em” mà em biết. -Gv mở rộng: Ngoài việc sử dụng công thức ngôn từ mở đầu là “thân em”, ca dao than thân còn sử dụng một số công thức ngôn từ khác như: +Anh nhưem như: “anh” thường ứng với sự vật được coi trọng, “em” được ví với những sự vật nhỏ nhoi. Qua đó thể hiện sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội. + Đêm đêm, chiều chiều: khoảng thời gian gợi nỗi buồn. -Gv hỏi: Hãy chú vào những gì chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, em hãy cho biết bài ca dao còn có những đặc sắc nghệ thuật nào? Em hãy khái quát lại những đặc sắc ấy. - Gv hỏi: Em nhận thấy tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai bài ca dao có những điểm gì chung? -Gv hỏi: Theo em, thông qua hai bài ca dao trên, tác giả dân gian muốn nói lên điều gì? - Gv hỏi: Theo em có phải người phụ nữ trong xã hội xưa bị phụ thuộc mới chịu nhiều đau khổ? Chúng ta cần làm gì để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. -Gv hỏi: Như vậy, thông qua những gì chúng ta tìm hiểu về hai bài ca dao trên và kiến thức đã chuẩn bị ở nhà, em hãy khái quát một số đặc điểm về nội dung và hình thức phổ biến của ca dao than thân. -Hs trả lời -Hs suy nghĩ và trả lời -Hs suy nghĩ và trả lời. -Hs trả lời -Hs trình bày. -Hs suy nghĩ và trả lời -Hs trình bày một số bài ca dao đã biết hoặc đã chuẩn bị trước. 3. Mở rộng - Điểm chung của hai bài ca dao về mặt hình thức: Công thức ngôn từ mở đầu “thân em” àĐây là công thức để nhận diện các bài ca dao than thân. Đối tượng được lựa chọn để so sánh có hai loại: Một loại là thấp bé, nhỏ nhoi không đáng được quan tâm, một loại là những cái tốt đẹp nhưng lại không được trân trọng. -VD: -Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc: Biện pháp so sánh, ẩn dụ àGiúp cho việc thể hiện được vẻ đẹp, thân phận người phụ nữ được sinh động hơn, chân thực và giàu hình ảnh hơn. -Điểm chung trong tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai bài: tâm trạng đau khổ, chua xót, ngậm ngùi cho thân phận của mình. -Tác giả dân gian đã khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa, khái quát được thân phận đầy đau khổ của họ: không có quyền tự quyết định cuộc đời, vẻ đẹp bị lãng quên,Tác giả muốn lên án, tố cáo chế độ xã hội cũ đã chà đạp lên số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ, qua đó thể hiện sự đồng cảm, yêu thương với những thân phận nhỏ bé trong xã hội. -Hs trả lời và lí giải được những quan điểm suy, nghĩ của mình. -Về nội dung: Ca dao là lời than của những người phụ nữ, những người nông dân, những người có số phận bất hạnh. Những lời than được thể hiện bằng cảm xúc, sự cảm nhận mang tính khái quát. - Về hình thức: Ca dao than thân sử dụng những công thứ ngôn từ mang tín hiệu thẩm mĩ nhất định như: Thân em, em như, thân em – thân anh, chiều chiều, đêm đêm, Hoạt động 6: Tổng kết -Gv hỏi: Em hãy khái quát lại một số nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của hai bài ca dao trên. -Hs trình bày. 1.Nội dung -Phản ánh số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa, họ có vẻ đẹp nhưng cuộc đời bấp bênh, bất hạnh. -Lên án, tố cáo xã hội bất công, chà đạp lên quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ. 2. Nghệ thuật -Ngôn từ giản dị, giàu hình ảnh -Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ - Sử dụng một số công thức ngôn từ Hoạt động 7: Luyện tập - Gv chọn một trong số những bài ca dao học sinh vừa đọc, yêu cầu học sinh phân tích dựa trên đặc điểm nội dung và hình thức của ca dao than thân. (VD: Hãy phân tích bài ca dao: Thân em như giếng giữa đàng Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân) -Gv: Em hãy đọc một số dị bản của hai bài ca dao trên hoặc một số bài ca dao bắt đầu bằng công thức ngôn từ “thân em” mà em biết -Gv: Ngoài cách dọc diễn cảm thông thường, ca dao còn có thể được thể hiện dưới những hình thức nào nữa? Em hãy kể tên và thể hiện hình thức đó (nếu có thể). - Gv trình chiếu một video ngắn về thể loại chèo để học sinh được trực quan về hình thức diễn xướng của ca dao. - Gv giao bài tập về nhà: + Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa thông qua những bài mà em biết. -Hs trình bày -Hs trình bày dựa vào phần chuẩn bị trước. IV. Luyện tập -Hs biết cách vận dụng đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của ca dao than thân để phân tích. *Vấn đề dị bản: Ca dao được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức truyền miệng, bởi vậy, một bài ca dao có thể có rất nhiều dị bản. Cùng một nội dung bài ca dao những địa phương, vùng miền khác nhau lại có những văn bản khác nhau: VD: Thân em như củ ấu gaikhông tin bóc vỏ mà xem Thân em như tấm lụa đào/ Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai *Lưu ý: Không phải tất cả nhưng bài ca dao bắt đầu bằng công thức “Thân em” đều thuộc chủ đề ca dao than thân. -Ca dao có rất nhiều hình thức diễn xướng: hò, vè, hát ru, hát đối đáp,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChu de ca dao than than_12514989.docx
Tài liệu liên quan