Giáo án Ngữ văn 10: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia -Thân Nhân Trung

3.Phân tích:

 a) Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia:

- Hiền tài là nguyên khí quốc gia.

+ Là người tài cao, học rộng, có đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm.

+ Là người làm nên sự phát triển, sự sống còn của đất nước.

+ Hiền tài có quan hệ đến sự thịnh suy của đất nước “nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.

 

 

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 4331 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia -Thân Nhân Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA -Thân Nhân Trung - I/ Mục tiêu dạy học: Kiến thức: Hiểu được tấm lòng của tác giả đối với những người hiền tài. Nắm được cách lập luận chặt chẽ của văn bản. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn chính luận theo đặc trưng thể loại. Thái độ: Có thái độ yêu mến và quý chuộng những người có tài. Tạo cho học sinh động lực phấn đấu học tập để trở thành một người tài. Giáo dục tinh thần cầu tiến trong học tập cho học sinh. II/ Phương pháp và phương tiện dạy học: Phương pháp: - Phương pháp diễn giảng. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp đọc sáng tạo. - Phương pháp động não, tư duy. 2. Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa, giáo án III/ Nội dung và tiến trình dạy học: 1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài: Dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử. Để có được một đất nước hòa bình và phát triển như hôm nay thì nhờ vào một phần đóng góp không hề nhỏ của những người tài giỏi, những vị anh hùng của dân tộc. Và hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về vai trò của những người tài giỏi, những vị hiền tài đó trong tác phẩm: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA của tác giả Thân Nhân Trung. 4. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt GV: Em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm? HS: Đọc và phát hiện trả lời câu hỏi. Thân Nhân Trung (1418 - 1499), tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng ( Bắc Giang), ông đỗ tiến sĩ năm 1469, là thành viên Hội tao đàn do Lê Thánh Tông sáng lập. Và đây là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội ). GV: Cho xem một số hình ảnh về tác giả Thân Nhân Trung và hình ảnh về văn bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. GV: Giải thích nhan đề: “Hiền tài” là người tài cao, học rộng và có đạo đức. “Nguyên khí” là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Vì vậy “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” có nghĩa là: Hiền tài, chính là phần cốt lõi, chất ban đầu để làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Quốc gia có nhiều hiền tài và biết sử dụng hiền tài thì sẽ phát triển vững mạnh. GV: Đoạn trích được viết theo thể loại nào? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Thể loại: Văn bia. GV: Văn bia là gì? Văn bia là thuật ngữ chỉ văn tự khắc trên đá, dùng để “chí ” hoặc “ký” những sự việc cần ghi nhớ. Nó là hiện tượng văn hóa nảy sinh từ đời sống xã hội, nên có tính đặc thù và là hình thức thông tin phổ biến thời cổ đại và trung cổ. Văn bia xuất hiện khá sớm; truyền thống sáng tạo bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó được lan truyền sang các nước dùng chữ tượng hình như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. GV: Mời học sinh đọc tác phẩm. GV: Đoạn trích có bố cục mấy phần? Nội dung của từng phần? HS: Đọc và trả lời câu hỏi: Đoạn trích được chia làm 2 phần. -“Từ đầura sức báo đáp”: vai trò của các vị hiền tài đối với quốc gia. - Phần còn lại: ý nghĩa của việc khắc văn bia. GV: Hiền tài có vai trò như thế nào đối với đất nước? Giải thích? HS: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. GV: Nhận xét về nhận thức của tác giả về hiền tài. GV: Bác Hồ có câu: “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” -> Đức và Tài có mối quan hệ qua lại, giúp đỡ lẫn nhau. -Vua Quang Trung đã từng nói: ”Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”. Dân tộc Việt Nam trải qua biết bao cuộc chiến tranh ngoại xâm, nhiều người đã phải hi sinh và ngã xuống. Để có được một đất nước hòa bình và phát triển như ngày hôm nay, không chỉ nhờ sức mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường của người dân Việt Nam, mà trong đó còn có sự đóng góp không nhỏ của những con người tài giỏi, hết lòng vì dân, vì nước. GV: Nhà nước đã làm gì để trọng đãi hiền tài, để xứng đáng với vai trò, vị trí của các hiền tài? HS: Đọc và trả lời câu hỏi: nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho chức tước, bày tiệc Văn hỉ, GV: Tại sao phải khắc văn bia tiến sĩ? HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: để lưu tên những vị hiền tài đã có công dựng nước và giữ nước. GV: Tác giả đã đưa ra những lí lẻ, dẫn chứng nào để nói rõ lợi ích của việc dựng tấm bia đá khắc tên tiến sĩ? HS: Đọc và trả lời câu hỏi: “khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”, “ kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”.. GV: Chốt ý. Liên hệ thực tế chính sách trọng nhân tài của nước ta hiện nay. GV: Cho thảo luận nhóm theo tổ: Bài học được rút ra qua tác phẩm này là gì? HS: Thảo luận nhóm theo tổ và trả lời câu hỏi. GV: Triều đại Lê Thánh Tông rất quý trọng nhân tài, biết dùng hiền tài vì thế đây là triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta.... GV:Hãy lập sơ đồ kết cấu bài văn bia của Thân Nhân Trung? HS: Lên bảng lập sơ đồ. GV: Treo bảng phụ về sơ đồ kết cấu bài văn bia của Thân Nhân Trung. Vai trò quan trọng của hiền tài Khuyến khích hiền tài Việc đã làm Việc tiếp tục làm: khắc bia tiến sĩ Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ GV: Tổng kết: I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: ( sgk) Thân Nhân Trung (1418 - 1499), tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (nay là huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), ông đỗ tiến sĩ năm 1469, là thành viên Hội tao đàn do Lê Thánh Tông sáng lập. 2.Tác phẩm: a.Nhan đề: “HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA”.. b.Hoàn cảnh sáng tác: “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba” được soạn năm 1484 và được khắc ở một trong 82 bia đá tại Văn Miếu - Thăng Long - Hà Nội. c. Thể loại: - Văn bia II. Đọc – hiểu văn bản: 1.Đọc: 2. Bố cục: 2 phần -“Từ đầura sức báo đáp?”-> Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia đất nước. - Phần còn lại: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ. 3.Phân tích: a) Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia: - Hiền tài là nguyên khí quốc gia. + Là người tài cao, học rộng, có đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm. + Là người làm nên sự phát triển, sự sống còn của đất nước. + Hiền tài có quan hệ đến sự thịnh suy của đất nước “nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. b. Những việc đã làm đối với hiền tài: -Trọng đãi hiền tài, làm đến mức cao nhất để kích lệ nhân tài: đề cao danh tiếng “nêu tên ở tháp Nhạn”, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc - Những việc đã làm vẫn chưa xứng đáng với vai trò vị trí của người hiền tài. - Khắc bia tiến sĩ * Ý nghĩa của việc khắc văn bia tiến sĩ: - Khuyến khích nhân tài. - Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác, “ kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”. - Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu. -> Niềm tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc ta. 4.Bài học lịch sử: - Phải biết quý trọng hiền tài. - Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài. Thấm nhuần quan điểm của chủ tích Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. III/ Tổng kết: Nội dung: - Khích lệ kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của tác giả đói với đất nước. - Đây cũng chính là bài học quý giá cho thế hệ mai sau. Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý. 5.Củng cố kiến thức: - Vai trò của hiền tài đối với quốc gia? - Tại sao phải khắc tên lên bia tiến sĩ? 6. Bài tập về nhà: Viết một bài văn ngắn nghị luận về câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung? 7. Nhận xét:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxhien tai la nguyen khi quoc gia_12300288.docx