1. Khái niệm ngôn ngữ viết.
- Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
2. Đặc điểm của ngôn ngữ viết.
a. Phương tiện.
- Phương tiện chủ yếu sử dụng trong ngôn ngữ viết là chữ viết trong văn bản, được người đọc tiếp nhận bằng thị giác.
11 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Tiếng việt Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt :
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS : - Nhận thức được đặc điểm,phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; Có kĩ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Có ý thức cẩn trọng,sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
II/PHƯƠNG PHÁP:
- Quy nạp,đối chiếu,so sánh.
III/SỰ CHUẨN BỊ:
SGK,SGV.
Học sinh đọc trước bài học.
Giáo viên soạn thiết kế dạy-học.
TIẾN TRÌNH
(1’) Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số,nề nếp.
(3’) Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: - Khái niệm Văn bản?
- Văn bản mang những đặc điểm cơ bản nào?
Đáp án: - Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,gồm một hay nhiều câu,nhiều đoạn.
- Văn bản mang những đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
+ Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ,đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
+ Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung( thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
+ Mỗi văn bản nhằm thực hiện một(hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.
Bài mới(36’)
*Vào bài mới(1’)
Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và hiệu quả bậc nhất của loài người.Ban đầu loài người trao đổi ý nghĩa,tình cảm với nhau bằng lời nói.Sau này khi sáng tạo ra chữ viết,người ta dùng chữ viết và tiếng nói để giao tiếp với nhau.Như vậy ngôn ngữ tồn tại ở 2 dạng: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.Muốn biết hai dạng ngôn ngữ nói trên mang những đặc điểm như thế nào? Thì hôm nay chúng ta tìm hiểu bài học Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠ ĐỘNG CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ nói.
- GV đưa ra một bảng phụ về ngữ liệu có sẵn.
GV gọi hai HS đọc ngữ liệu trên và yêu cầu HS nhận xét phương diện:
+ Phương tiện?
+ Ngữ điệu?
+ Hoàn cảnh?
+ Từ và câu?
+ Quan hệ giao tiếp giữa các vai?
GV nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh nội dung.
Như vậy ngữ liệu trên đã sử dụng ngôn ngữ nói.
- Qua ngữ liệu trên và tìm hiểu SGK em nào cho cô biết ngôn ngữ nói là gì?
- GV nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh khái niệm.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ nói.
+ Để ngôn ngữ nói đạt được tình sinh động và đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình giao tiếp thì các em hãy cho cô biết ngôn ngữ nói đã sử dụng những phương tiện nào?
+ Ngữ điệu thể hiện như thế nào trong ngôn ngữ nói?
GV gọi một HS đưa ra một số ví dụ về ngữ điệu.
GV nhận xét và bổ sung.
+ Dựa vào ngữ liệu và SGK em có nhận xét gì về hoàn cảnh sử dụng trong ngôn ngữ nói?
Câu hỏi gợi mở: Trong quá trình giao tiếp thì ngôn ngữ nói đã được chuẩn bị trước chưa?Ở đó người nói và người nghe được kiểm tra kĩ không?
GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung.
+ Em có nhận xét gì về việc sử dụng từ và câu trong ngôn ngữ nói?
Câu hỏi gợi mở: Từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ nói có chính xác và chuẩn mực không?
GV yêu cầu HS đưa ra một sô ví dụ cụ thể.
GV nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh nội dung.
*Chú ý: GV giúp HS phân biệt giữa nói và đọc trong một văn bản( GV cung cấp cho HS).
GV đúc kết lại.
Như vậy,cô trò chùng ta đã đi tìm hiểu được đặc điểm của ngôn ngữ nói,tiếp theo ta tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ viết.
Hoạt đông 2 GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ viết.
Đối với dạng ngôn ngữ viết thì chúng ta dã tiếp xúc rất nhiều chẳng hạn như là SGK mà chúng ta sử dụng cũng được trình bày dưới dạng ngôn ngữ viết,hay như là Đơn xin phép nghỉ học cũng là ngôn ngữ viết,.Vậy từ đó em nào cho cô biết ngôn ngữ viết là gì?
- GV nhận xét và bổ sung thêm để hoàn chỉnh khái niệm.
- GV đưa ra câu hỏi: Phương tiện được sử dụng chủ yếu trong ngôn ngữ viết là gì?
- Ngoài ra,ngôn ngữ viết còn sử dụng phương tiện hỗ trợ nào nữa không?
- GV yêu cầu HS đưa ra ví dụ.
-GV nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh nội dung.
- Hoàn cảnh được sử dụng trong ngôn ngữ viết như thế nào?
Câu hỏi gợi mở: Hoàn cảnh sử dụng trong ngôn ngữ viết có khác với hoàn cảnh trong ngôn ngữ nói hay không? Khác như thế nào?
- GV nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh nội dung.
- HS có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ và câu trong ngôn ngữ viết?Tương ứng với nó thì HS đưa ra ví dụ cụ thể.
- GV nhận xét và bổ sung thêm.
* Chú ý: GV giúp HS phân biệt giữa ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản với ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bằng lời nói miệng.( GV cung cấp cho HS).
Như vậy, cô trò chúng ta đã đi tìm hiểu được đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Từ đây em nào có thể so sánh hai loại ngôn ngữ nói trên ở các phương diện sau: Phương tiện, hoàn cảnh sử dụng,từ và câu.
( GV hướng dẫn để HS tự rút ra).
- Muốn nắm vững được kết thức kĩ hơn,GV gọi hai HS đứng dậy đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS làm bài tập.
-GV gọi HS đọc BT 1 và trả lơi câu hỏi theo SGK.
- HS chú ý ngữ liệu ở
bảng phụ
- Hai SH đứng dậy đọc ngữ liệu.
- HS còn lại theo dõi và suy nghĩ yêu cầu của GV.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS ghi lại thông tin mà GV đưa ra.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS chép bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- Tham khảo SGK và suy nghĩ.
- HS trả lời câu hỏi.
- SH dựa vào ngữ liệu đã phân tích và SGk để trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ và đưa ra ví dụ.
- Hs yên lặng.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS chép bài.
- HS giữ im lặng.
- HS chú ý,tham khảo SGK.
- HS trả lời.
- HS chép bài.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS chép bài.
- HS dựa vào SGK và đối chiếu sang ngôn ngữ viêt để trả lời.
- Các HS còn lại chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS chép bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS suy nghĩ.
- HS tiến hành so sánh.
- Hai HS đọc to và rõ.
- HS còn lại chú ý lắng ghe và theo dõi.
- Một HS yêu cầu SGK.
- HS còn lại lắng nghe,theo dõi SGK,suy nghĩ và làm bài tập.
- HS chép bài.
I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI.
1.Tìm hiểu ngữ liệu(Bảng phụ):
“- Sao hôm nay u về muộn thế ! Làm tôi nóng cả ruột.
- Có việc gì vậy?
- Thì u hẵng vào trong nhà đã nào, u hẵng vào ngồi lên giường lên giếc chỉnh chiện đã nào.
- U đã về ạ!
- Kìa nhà tôi nó chào u! Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ. Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau Chẳng qua nó cũng là cái số cả
- Ừ, thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng.”
(Vợ nhặt_Kim Lân)
2.Nhận xét:
- Phương tiện: dùng lời nói.
- Ngữ điệu: giọng nói cao,thấp,ngắt quãng,nhanh,chậm.
- Hoàn cảnh: cuộc đối thoại giữa anh Tràng,vợ và mẹ.
- Từ:
+Từ địa phương: “u”, “hẵng”, “chiện”.
+ Iếc hóa: “giếc”.
+Thành phần đưa đẩy: “ thôi thì”.
+Từ khẩu ngữ: “ phải duyên phải kiếp”.
- Câu:
+ Câu tỉnh lược thành phần Chủ ngữ: “Làm tôi nóng cả ruột”
+ Câu cảm thán: “U đã về ạ”
- Các vai giao tiếp trực tiếp với nhau,có sự trao dổi luân phiên.
1.Khái niệm ngôn ngữ nói.
Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh,là lời nói trong giao tiếp hằng ngày,ở đó người nói và người nhge tiếp xúc trực tiếp lẫn nhau,có thể luân phiên nhau trong vai nói và vai nghe.
2 . Đặc điểm của ngôn ngữ nói.
a.Phương tiện.
- Phương tiện chủ yếu được sử dụng trong ngôn ngữ nói là lời nói_chuỗi âm thanh ngôn ngữ ,mà con người có thể nhận biết bằng thính giác.
- Ngoài ra thì ngôn ngữ nói còn sử dụng các phương tiện hổ trợ như nét mặt,ánh mắt,cử chỉ,điệu bộ
_ Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu:giọng nói có thể cao hay thấp,nhanh hay chậm,mạnh hay yếu,liên tục hay ngắt quãng,
→ Bộc lộ và bổ sung thông tin.
VD: - “Hương ơi !Hương ơi đi học đi”
→ Ngữ điệu cao: sư thúc giục.
b. Hoàn cảnh.
- Trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ nói thì mang tính chất tức thời,không được dàn dựng trước.Người nói ít có điều kiện chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ,và người nghe cũng phải tiếp nhận,lĩnh hội kịp thời,ít có điều kiện suy nghĩ,phân tích kĩ.
c.Từ và câu.
- Từ ngữ sử dụng đa dạng: lớp từ mang tính khẩu ngữ,từ ngữ địa phương,tiếng long,biệt ngữ,trợ từ,
VD:
+ Tao méc má nghen.
→ Từ địa phương.
+ Hôm nay tao được hai chai.
→ Tiếng lóng.
- Câu: Ngôn ngữ nói thường dùng các hình thức tỉnh lược,thậm chí còn một từ; nhưng nhiều khi câu nói lại rườm rà,có yếu tố dư thừa,trùng lặp,
VD: Vô đi,mày không vô hả?
→Đây là câu bị tỉnh lược Chủ ngữ.
- Giống: Đều dùng ngôn ngữ âm thanh.
- Khác:
+ Nói: trong hoàn cảnh giao tiếp ý tưởng,tình cảm nảy sinh ra phát thành lời.
+ Đọc: đã có sẵn trong văn bản,chuyển sang thành lời.
II/ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ VIẾT.
Khái niệm ngôn ngữ viết.
- Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
Đặc điểm của ngôn ngữ viết.
Phương tiện.
- Phương tiện chủ yếu sử dụng trong ngôn ngữ viết là chữ viết trong văn bản, được người đọc tiếp nhận bằng thị giác.
- Phương tiện hỗ trợ: hệ thống dấu câu,các ký hiệu văn tự,hình ảnh minh họa,
VD:
Hoàn cảnh.
- Có điều kiện dàn dựng trước,người viết có điều kiện suy ngẫm,lựa chọn gọt giũa,còn người đọc có điều kiện đọc lại,phân tích,nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo.
- Thường không có người nghe trực tiếp,số lượng người đọc đông đảo trong phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài.
Từ và câu.
- Từ ngữ:
+ Được lựa chọn,thay thế,phù hợp với từng phong cách chức năng văn bản được tạo lập.
+ Tránh dùng các từ mang tính khẩu ngữ,từ địa phương,tiếng lóng,
VD: Trong các văn bản như:hành chính,khoa họcSử dụng tữ ngữ phổ thông,từ ngữ chuyên ngành.
- Câu: thường có những câu dài,nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc,chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp.
VD:
- Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trrong văn bản: đó là những cuộc phỏng vấn được ghi lại để đăng báo,biên bản các cuộc họp,
Trong tường hợp này, “bản nói” thường được sữa chữa,gọt giũa gần với văn phong của “ bản viết”.
- Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng: đó là diễn văn,các báo cáo tổng kết, thuyết trình,Đã được chuẩn bị dưới dạng văn bản viết và dược chuyển thành lời nói miệng trong thực tế.
Trong trường hợp này, văn phong của “ bản nói” bám sát với chuẩn mực của “ bản viết sẵn”;người trình bày có thể sử dụng một cách hợp lý các yếu tố phi ngôn ngữ.
Ngôn ngữ viết trong văn bản được đọc thành tiếng.
Bảng so sánh
Phương diện
Ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ viết
Phương tiện
Hoàn cảnh sử dụng
Từ và câu
III/ LUYỆN TẬP.
Bài tập 1:
Để phân tích đặc điểm ngôn ngữ viết trong đoạn trích,cần chú ý:
- Thuật ngữ của các ngành khoa học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách,thể văn , văn nghệ,chính trị, khoa học,
- Việc tách dòng sau của mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm.
- Việc dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày ( Một là, Hai là , Ba là,) để đánh dấu các luận điểm.
- Việc dùng dấu câu: dấu chấm,dấu phẩy,dấu ngoặc đơn,dấu ngoặc kép,
Củng cố kiến thức:(3’)
-Nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Từ đó biết sử dụng cách sử dụng cho đúng.
Hướng dẫn về nhà:(1’)
- Làm những bài tập còn lại trong SGK.
- Soạn bài mới.
ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 9 Dac diem cua ngon ngu noi va ngon ngu viet_12474768.doc