Giáo án Ngữ văn 10 tiết 103: Làm văn Thực hành các thao tác nghị luận

Bài tập 1:

Xác định các thao tác nghị luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích:

a) Hồ Chủ tịch là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta.

Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, nguời anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta [ ].

Hoài bão lớn nhất của Hồ Chủ tịch là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc [ ].

Lúc còn sống, Người dành tất cả lòng hiền từ ấm áp cho đồng bào, con cháu, già, trẻ, gái, trai, miền Bắc, miền Nam, miền xuôi, miền ngược. Khi mất đi, Người còn “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”.

(Điếu văn đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh,

trong Tạp chí Văn học, tháng 9 – 1969 )

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 103: Làm văn Thực hành các thao tác nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/05/2018 Tiết 103: Làm văn THỰC HÀNH CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao kiến thức về các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh - Vận dụng các thao tác phù hợp với từng vấn đề nghị luận. 2. Kĩ năng: - Vận dụng các thao tác nghị luận phù hợp với vấn đề để nâng cao hiệu quả của bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Tích cực, chủ động. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH  1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động GV: Kể tên các thao tác nghị luận đã học? Cách phân biệt các thao tác? HS: Trả lời GV dẫn dắt: Để các em nắm chắc các thao tác nghị luận. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập số thao tác nghị luận đã học... 2. Hoạt động luyện tập HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 2. 1 – Bài tập 1 GV: Sử dụng phiếu học tập Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn và xác định các thao tác nghị luận được sử dụng HS: thảo luận theo bàn và trả lời GV: Nhận xét, gợi ý chung a) Từ đầu đến “non sông đất nước ta”- sử dụng thao tác tổng hợp - Phần còn lại – sử dụng thao tác phân tích b) Đoạn trích sử dụng thao tác so sánh. c. Đoạn văn có hai tiểu đoạn: Đoạn 1 sử dụng thao tác diễn dịch đưa ra một số tiền đề chung “ Cứng quá thì gãy” rồi suy ra hai vấn đề cụ thể về thái độ của kẻ sĩ Đoạn 2: sử dụng thao tác quy nạp d. Đoạn văn so sánh báo chí ở Hàn Quốc và báo chí của ta, chỉ ra sự khác nhau trong việc sử dụng tiếng nước ngoài. Tác dụng: Giúp người đọc nhìn thấy sự khác biệt, trái ngược của vấn đề và đồng tình với thái độ phê phán của tác giả 2.2 – Bài tập 2/Sgk GV: Yêu cầu học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu HS: Viết đoạn văn GV: Nhận xét và gợi ý chung. -  Căn cứ vào nội dung nghị luận và xác định đối tượng người đọc (người nghe) để lựa chọn các thao tác nghị luận thích hợp. - Bài tập chỉ yêu cầu viết một đoạn văn nên người viết cần tập trung vào một vài luận điểm chính. Bài tập 1: Xác định các thao tác nghị luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích: a) Hồ Chủ tịch là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta. Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, nguời anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta []. Hoài bão lớn nhất của Hồ Chủ tịch là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc []. Lúc còn sống, Người dành tất cả lòng hiền từ ấm áp cho đồng bào, con cháu, già, trẻ, gái, trai, miền Bắc, miền Nam, miền xuôi, miền ngược. Khi mất đi, Người còn “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng”. (Điếu văn đọc tại lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Tạp chí Văn học, tháng 9 – 1969 ) b) [] Đã từng có  cuộc vận động quy mô cho một triệu chữ kí ủng hộ đội tuyển bóng đá nước ta, do một doanh nghiệp tài trợ và được đông đảo mọi người ủng hộ, thậm chí còn tổ chức những ngày “hội kí’’ rầm rộ. Có phải bạn cũng đã từng kí vào tấm băng-rôn ấy ? Vậy mà trang web ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam kia chỉ có số chữ kí 40 lần nhỏ hơn thế, mà trong đó một phần không nhỏ là do công dân các nước khác tham gia. Trong khi, để kêu gọi sự quan tâm của thế giới tới các nạn nhân chất độc màu da cam, bạn chỉ cần dành ra hai phút thôi, với chỉ vài cái nhấp chuột thôi, giữa hàng giờ lướt trên internet mỗi ngày. (Dựa theo bài Chúng ta có vô cảm không? Báo điện tử TintucVietNam.com, ngày 7 – 8 – 2004) c. “Than ôi! Người ta thường nói: “ Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi” ( Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ) d. “Báo chí ở Hàn Quốc khá nhiều. Tôi không biết chữ Triều Tiên nhưng cũng xem qua khá nhiều tờ báo. Có một số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài, in rất đẹp. Nhưng các tờ báo phát hành ở trong nước đều không có mấy trang viết bằng tiếng nước ngoài, trừ một số tạp chí khoa học, ngoại thương có in ở trang cuối mục lục bằng tiếng nước ngoài để người đọc nước ngoài nhờ dịch những bài cần đọc. Trong khi đó ở ta, khá nhiều tờ báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta có cái “mốt” là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối, xem ra để cho “oai” trong khi đó người đọc trong nước lại bị thiệt mấy trang thông tin” ( Bản lĩnh Việt Nam- Hữu Thọ) Bài tập 2/T134: Viết đoạn văn có sử dụng thao tác nghị luận về những vấn đề đang được đặt ra cấp thiết trong đời sống như: vấn đề mục đích, động cơ học tập; vấn đề phòng chống các tệ nạn xã hội; vấn đề an toàn giao thông; vấn đề lí tưởng của thanh niên hiện nay Gợi ý: Viết một đoạn văn nghị luận sao cho đạt được các yêu cầu sau đây: -   Đoạn văn đề cập tới một vấn đề đang đặt ra cấp thiết trong đời sống. -   Sử dụng có hiệu quả một hoặc nhiều thao tác nghị luận đã học. 3. Hoạt động vận dụng mở rộng (học sinh thực hiện ở nhà) - Sưu tầm những đoạn văn nghị luận hay, trong đó, tác giả sử dụng thành công các thao tác tổng hợp, phân tích, diễn dịch, quy nạp và so sánh. - Viết một bài văn nghị luận, đề tài tự chọn, trong đó sử dụng ít nhất 3 thao tác nghị luận đã học. V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 1. Hướng dẫn học bài cũ - Nắm vững các thao tác nghị luận để vận dụng vào việc viết các bài văn nghị luận - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận + Xem lại kiến thức bài học + Làm bài tập luyện tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 103 thuc hnah tcnl.doc
Tài liệu liên quan