Giáo án Ngữ văn 10 tiết 23, 24: Đọc văn Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

II / Đọc - Hiểu văn bản:

1. Đọc:

2. Tìm hiểu bài :

 a. Bài 1: Tiếng hát than thân

 - Mô thức mở đầu “Thân em “ : gợi dáng vẻ, số phận, địa vị nhỏ bé, yếu ớt

→ Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

- NT: so sánh+ ẩn dụ:

+ “Tấm lụa đào: đẹp , mềm mại, người con gái ý thức được vẻ đẹp , tuổi xuân của mình

 + Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ? tấm lụa đào trở thành vật mua bán giữa chốn “trăm người bán vạn người mua “ .Nỗi lo thân phận của người con gái .

=> Qua bài ca dao vang lên nỗi đau , sự ngậm ngùi chua xót của người con gái trong xã hội cũ. Đồng thời hiện lên nét đẹp riêng mang “ Giá trị nhân văn “ sâu sắc .

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 23, 24: Đọc văn Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 - 24: Đọc văn Ngày soạn: 20/10/2017 CA DAO THAN THÂN , YÊU THƯƠNG , TÌNH NGHĨA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa. - Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ - Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý sáng tác của họ . 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực đọc- hiểu thơ dân gian theo đặc trưng thể loại. - Năng lực trình bày suy nghĩ , cảm nhận cá nhân về ‎ nghĩa văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách GV, tài liệu chuẩn kiến thức, thết kế bài dạy, các bài ca dao tham khảo. 2. Học sinh: Bài soạn, cảm thụ bài theo nhóm đã phân công. các tư liệu tham khảo theo yêu cầu của giáo viên III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thảo luận... 2. Kĩ thuật - Động não, khăn trải bàn, hợp tác, trình bày IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 .Hoạt động khởi động: Đọc một số bài ca dao mà em biết? Sau đó Gv dẫn dắt vào bài: : Các em đã được cảm nhận về những bài ca dao từ trung học cơ sở nhưng có lẽ nó còn rất mờ nhạt trong tâm hồn các em ,vì ngày nay các loại âm thanh rất sôi động của các loại nhạc tân kỳ đang lấn lướt , làm cho các em quên đi chúng ta đã từng được nuôi dưỡng từ những câu hát ru của bà của mẹ . Vì thế hôm nay các em sẽ được học bài “Ca dao than thân tình nghĩa “ để cảm nhận được. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của Giáo Viên Nội dung bài học * * Hướng dẫn HS tìm hiểu chung - Giáo viên cho học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK, trả lời các yêu cầu sau - Nêu khái niệm ca dao? - Đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của ca dao? Hs trả lời Gv hoàn thiện * Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản -Giáo Viên đọc và hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm các bài ca dao trong SGK - Mở đầu bài ca dao số 1 có gì đặc biệt? - Hai từ “thân em “ trong bài ca dao gợi cho em điều gì ? - Để nói lên thân phận của người phụ nữ, t/g dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Ý ‎ nghĩa? Hs thảo luận nhanh trả lời Gv hoàn thiện - Từ bài ca dao em liên tưởng đến bài thơ nào trong văn học trung đại? + Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương) Chuyển tiết 2 - Nhớ vốn là tình cảm khó hình dung nhất là thương nhớ người yêu , Vậy mà trong bài ca dao này nó được diển tả thật cụ thể , tinh tế và gợi cảm . Đó là nhờ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào ? Hs thảo luận nhanh trả lời Gv hoàn thiện - Thảo luận nhóm: Phân tích thủ pháp nghệ thuật dùng biểu tượng để bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình để làm rõ vẻ đẹp mang giá trị thẩm mỹ của các biểu tượng ,từ đó hiểu sâu sắc hơn nội dung , ý nghĩa của lời ca . Nhóm 1: Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất trong 6 dòng thơ đầu .Vì sao vậy ? Nhóm 2: Em hiểu gì về biểu tượng của ngọn đèn ? Nhóm 3: Cô gái lại quay sang hỏi mắt chính là hỏi ai? Em hiểu gì về đôi mắt ? Nhóm 4: Hai câu cuối thể hiện được nỗi lo lắng của cô gái .Vì sao vậy ? Hs thảo luận trả lời Gv hoàn thiện -Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người , ca dao lại dùng hình ảnh muối gừng.? Hs thảo luận nhanh trả lời Gv hoàn thiện * Hướng dẫn HS tổng kết - Qua những bài ca dao được học em thấy những biện pháp nghệ thuật thường dùng trong ca dao ? - Những biện pháp đó có những nét riêng gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết? Hs trả lời Gv hoàn thiện I. Tìm hiểu chung 1 . Khái niệm ca dao: Ca dao là những câu thơ , bài thơ dân gian ngắn thường chỉ có phần lời để đọc và được lưu truyền bằng miệng . 2. Đặc trưng của ca dao : a. Nội dung - Ca dao thường diễn tả đời sống tâm hồn , tư tưởng ,tình cảm của người bình dân. - Ca dao là những tiếng hát than thân ,những lời ca trữ tình yêu thương tình nghĩa cất lên từ những cay đắng xót xa nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân - Ca dao hài hước thể hiện lạc quan của người lao động b. Nghệ thuật ca dao : - Thường dùng thể loại lục bát hoặc lục bát biến thể , STLB - Thường ngắn gọn, dùng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hình thức lặp lại . II / Đọc - Hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu bài : a. Bài 1: Tiếng hát than thân - Mô thức mở đầu “Thân em “ : gợi dáng vẻ, số phận, địa vị nhỏ bé, yếu ớt → Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến NT: so sánh+ ẩn dụ: + “Tấm lụa đào: đẹp , mềm mại, người con gái ý thức được vẻ đẹp , tuổi xuân của mình + Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ? tấm lụa đào trở thành vật mua bán giữa chốn “trăm người bán vạn người mua “ .Nỗi lo thân phận của người con gái . => Qua bài ca dao vang lên nỗi đau , sự ngậm ngùi chua xót của người con gái trong xã hội cũ. Đồng thời hiện lên nét đẹp riêng mang “ Giá trị nhân văn “ sâu sắc . b.Bài 4 : Cô gái sống trong tâm trạng nhớ thương khôn nguôi. - Nghệ thuật : + ẩn dụ, nhân hoá : khăn, đèn + hoán dụ : mắt + hình thức lặp: khăn thương nhớ ai - Khăn, đèn, mắt biểu tượng cho nổi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu . 6 câu đầu : - Hỏi : khăn, đèn, mắt: Chính là hỏi lòng mình →Nỗi nhớ thương bồn chồn của cô gái. - H/a “khăn”: Vật trao duyên , vật kỷ niệm + Điệp khúc “ khăn thương nhớ ai?”, những hình ảnh vận động trái chiều “lên- xuống”, 16 thanh bằng→ nỗi nhớ thương bâng khuâng da diết nhưng cố gắng ghìm nén để không bị lộ cảm xúc một cách dễ dãi . Câu 7,8 : Ngọn đèn : + thước đo thời gian + nỗi nhớ - Đèn không tắt : sự trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương - Ngọn lửa tình vẫn cháy trong tim người con gái. Câu 9,10 : - Đôi mắt : + cô gái + cửa sổ tâm hồn : đó là cô gái trực tiếp hỏi chính mình →nỗi nhớ khắc khoải Hai câu cuối : - Nỗi lo hạn phúc lứa đôi, nó mỏng manh, bấp bênh. => bài ca là tiếng hát yêu thuơng của một người con gái muốn được yêu thương và được hạnh phúc . c.Bài 6 : - Câu 1,2 : + Muối gừng : gia vị, vị thuốc : hương vị trong cuộc sống. + Muối mặn - gừng cay : biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người - hương vị tình người . - câu 3,4 : lối nói trùng điệp, tiếp nối →khẳng định lại một lần nữa sự chung thủy sắt son của đôi vợ chồng dù có gặp khó khăn vất vả . III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật quen thuộc trong ca dao: h/a biểu tượng, thể thơ lục bát, STLB biến thể.. 2. Nội dung: Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dâm trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình, sâu sắc. 3. Hoạt động luyện tập Qua chùm ca dao đã học, anh chị thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao? Nhuwngxbieenj phápđó có nét gì khác so với nghệ thuật thơ của văn học viết? Gợi ý: Những biện pháp nghệ thuật: + So sánh ẩn dụ + Lặp lại mô thức mở đầu + Sử dụng một số hình ảnh đã thành biểu tượng: cây đa, giếng nước, mái đình... Thơ trong văn học viết mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân người sáng tác, ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật ( trùng lặp về mô thức) mang đậm sắc thái dân gian 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng( thực hiện ở nhà) - Sưu tầm thêm những bài ca dao mở đầu bằng "thân em" và "ước gì" - Sưu tầm những bài ca dao yêu thương tình nghĩa V. Hướng dẫn HS tự học. 1. Hướng dẫn học bài cũ: - Nắm vững kiến thức đã học - Làm bài tập phần vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị: Ca dao hài hước + Tìm hiểu nội dung các bài ca dao. Soạn kỹ bài 1,2 + Tìm các bài ca dao cùng chủ đề. + Diễn xướng ca dao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 23 24 ca dao yeu thuong tinh nghia.doc
Tài liệu liên quan