I. TÌM HIỂU CHUNG
- Phân loại:
+ Ca dao tự trào
+ ca dao hài hước châm biếm: nghệ thuật trào lộng : tạo mâu thuẫn, cách nói phóng đại, chơi chữ.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bài 1
a. Việc dẫn cưới của chàng trai
Toan Sợ
+ Dẫn voi + Quốc cấm
+ Dẫn trâu + Họ máu hàn
+ Dẫn bò +Họ nhà nàng co gân
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 25: Đọc văn Ca dao hài hước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25 : Đọc văn Ngày soạn: 21/10/2017
CA DAO HÀI HƯỚC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan của người bình dân trong xã hội xưa.
- Thấy được nghệ thuật trào lộng trong những bài ca dao hài hước.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc-hiểu ca dao
3. Thái độ: kế thữa lối sống lác quan của nhân dân ta xưa. thẳng thăn đấu tranh chống lại cái xấu để góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực đọc- hiểu thơ dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ , cảm nhận cá nhân về nghĩa văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của vb
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách GV, tài liệu chuẩn kiến thức, thết kế bài dạy, các bài ca dao tham khảo.
2. Học sinh: Bài soạn, cảm thụ bài theo nhóm đã phân công. các tư liệu tham khảo theo yêu cầu của giáo viên
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thảo luận..
2. Kĩ thuật
- Động não, khăn trải bàn, hợp tác, trình bày..
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 .Hoạt động khởi động:
Đọc một số bài ca dao hài hước mà em biết? Sau đó Gv dẫn dắt vào bài: : Ở bài trước chúng ta đã biết ca dao là tiếng nói tâm tình của người bình dân. Đó là những câu hát nghĩa tình, là những lời than thân phản kháng. Nhưng ca dao còn là tiếng cười lạc quan yêu đời qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều lo toan.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của Giáo Viên
Nội dung bài học
* Hướng dẫn Hs tìm hiểu chung :
- Phân loại, đặc trưng của ca dao hài hước?
Hs trả lời nhanh
Gv hoàn thiện
* Hướng đẫn Hs đọc hiểu văn bản :
Bài 1 cho 2 hs đọc theo lối đáp nam nữ giọng vui tươi dí dỏm, đùa cợt .
HS thảo luận
Nhóm 1
- Chàng trai dự định dẫn cưới những gì? Chàng có thực hiện không ? Vì sao ?
- Tiếng cười bật lên nhờ yếu tố nghệ thuật nào ?
Nhóm 2
- Quyết định cuối cùng của chàng trai là gì ?
- Nghệ thuật gây cười ở đây là gì ?
- Qua tiếng cười ấy ta hiểu thêm điều gì về tâm hồn của người bình dân ?
Nhóm 3
- So với những lời thách cưới thông thường thì lời thách cưới của cô gái có gì lạ ? ý nghĩa?
Đại diện nhóm trình bày
Các nhóm nhận xét
Gv hoàn thiện
- Qua cách nói của chàng trai và cô gái em hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo (Cười về điều gì ? cười ai ? ý nghĩa của tiếng cười ?)
Hs suy nghĩ trả lời nhanh
Gv hoàn thiện
- Bài ca dao chế giễu loại người nào trong xã hội ?
- Em thử phân tích nghệ thuật trào lộng của người bình dân ở bài ca dao trên .
Hs thảo luận nhóm nhỏ
Hs trả lời
Gv hoàn thiện
Hs suy nghĩ trả lời
Gv hoàn thiện
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Phân loại:
+ Ca dao tự trào
+ ca dao hài hước châm biếm: nghệ thuật trào lộng : tạo mâu thuẫn, cách nói phóng đại, chơi chữ.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bài 1
a. Việc dẫn cưới của chàng trai
Toan Sợ
+ Dẫn voi + Quốc cấm
+ Dẫn trâu + Họ máu hàn
+ Dẫn bò +Họ nhà nàng co gân
-> Lối nói khoa -> Lối nói đối lập, dí
trương, phóng đại dỏm trong cách quan
để tưởng tượng ra tâm của chàng trai
một lễ cưới thật đối với nhà gái.
sang trọng, linh đình.
* Quyết định
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo mời dân mời làng.
- Mời dân mời làng : 1 con chuột béo
(Số nhiều) (số ít, nhỏ, lạ)
- Lối nói giảm dần : voi -> trâu -> bò-> chuột: miễn là thú bốn chân -> chấp nhận mọi hoàn cảnh ở mức thấp nhất
Vượt lên cảnh nghèo để sống lạc quan và yêu đời.
b. Lời thách cưới của cô gái
- Người ta : thách lợn, gà -> lễ vật cao sang
- Nhà em : Thách một nhà khoai lang : củ to, củ nhỏ, củ mẻ, củ rím, củ hà -> lễ vật khác thường
=> Với lối nói giảm dần tiếng cười được bật lên qua lời thách cưới dường như phi lí của cô gái : vô tư thanh thản mà lạc quan yêu đời.
Bài ca dao là tiếng cười tự trào của người bình dân. Đó là lời đùa cợt bằng lòng với cảnh nghèo, chia sẻ những gì còn khốn khó; tiếng cười vượt lên trên cảnh nghèo. Đồng thời thể hiện một triết lý nhân sinh : đặt tình nghĩa cao hơn của cải.
2. Bài 2
- Làm trai sức trai >< khom lưng gánh 2 hạt vừng
(Bản lĩnh sức mạnh) (yếu đuối)
→ Qua nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập bài ca dao đã dựng lên một bức tranh hài hước đặc sắc và thú vị nhằm phê phán loại đàn ông yếu đuối không đáng sức trai
III. Ghi nhớ (Sgk / 92)
IV. Luyện tập
1. Những biện pháp nghệ thuật
2. Sưu tầm.
3. Hoạt động luyện tập
- Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước ?
Gợi ý: Những biện pháp nghệ thuật:
- Hư cấu dựng cảnh tài tình
- Cường điệu phóng đại, tương phản đối lập
- Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng( thực hiện ở nhà)
- Sưu tầm những bài ca dao hài hước, châm biếm: Rút ra nội dung và nghệ thuật
V. Hướng dẫn HS tự học.
1. Hướng dẫn học bài cũ:
- Nắm vững kiến thức đã học
- Làm bài tập phần vận dụng
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị: Đọc thêm: Lời tiễn dặn
+ Nhóm 1: Tóm tắt
+ Soạn câu hỏi SGK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 25 ca dao hai hươc.doc