I. ĐỌC HIỂU: (3,0đ)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
“Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, ( )không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng,(.) Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt ly. Vậy thì sự biệt ly không phải chỉ có nghĩa là buồn rầu, khổ sở . Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?”
( Lá rụng – Khái Hưng )
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản ?(0,5 đ)
Câu 2: Nêu hai biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó ?(1,0 đ)
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 31, 32: Bài viết số 3: Nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2017
Tiết 31-32:
SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ BÀI VIẾT SỐ 3 :NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10
I. MỤC ĐÍCH RA ĐỀ KIỂM TRA
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức về xã hội, về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt đã học để viết bài văn
- Hoàn thiện kiến thức, kĩ năng về các dạng bài nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông.
- Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng tổng hợp các thao tác và các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận xã hội: Chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận..
2. Kĩ năng và năng lực :
- Đọc- hiểu văn bản.
- Biết vận dụng những kiến thức đó vào lập luận, trình bày vấn đề liên quan đến NLXH thông qua một tác phẩm văn học.
3. Thái độ:
- Hình thành thái độ sống đúng đắn
- Nghiêm túc trong quá trình làm bài
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực thu thập, lựa chọn và xử lý thông tin, dẫn chứng tiêu biểu để tạo lập VBNLXH.
- Năng lực xây dựng cấu trúc, dàn ý cho một bài văn nghị luận XH.
- Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm của cá nhân về một vấn đề XH.
- Năng lực tạo lập văn bản NL về một vấn đề XH được rút ra từ tác phẩm văn học,
- Năng lực giải quyết vấn đề đặt ra trong đời sống.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. MA TRẬN ĐỀ:
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Cộng
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu
- Ngữ liệu: Văn bản nghệ thuật, văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng
- Tiêu chí chọn ngữ liệu:
+01 văn bản
+Độ dài khoảng 100-200 chữ.
- Nhận diện phương thức biểu đạt của văn bản
- Nhận diện biện pháp tu từ trong VB
-Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản.
- khái quát chủ đề, nội dung chính mà văn bản đề cập
- Nhận xét, đánh giá về tư tưởng, quan điểm, thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong văn bản
- Rút ra bài học về tư tưởng, nhận thức qua vấn đề được đề cập trong văn bản
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
1,0
10%
2
1,0
10 %
1
1,0
10%
4
3,0
30%
II. Làm văn: Nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống
- Viết bài văn nghị luận
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
7,0
70%
1
7,0
70%
Tổng số câu:
Tổng điểm:
Tổng tỉ lệ:
1
1,0
10%
2
1,0
10%
1
1,0
10%
1
7,0
Tỉ lệ: 70%
5
10,0
100%
IV. Biên soạn câu hỏi theo ma trận:
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN:
SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 3
TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10.
------------------------ Thời gian: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU: (3,0đ)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
“Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, ()không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng,(...) Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt ly. Vậy thì sự biệt ly không phải chỉ có nghĩa là buồn rầu, khổ sở . Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ?”
( Lá rụng – Khái Hưng )
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản ?(0,5 đ)
Câu 2: Nêu hai biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó ?(1,0 đ)
Câu 3: Xác định nội dung của văn bản?(0,5 đ)
Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh (chị) ở trong văn bản trên?(1,0 đ)
II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói : “Học tập là hạt giống của kiến thức; kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.
V. Hướng dẫn chấm.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Phần 1
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Các phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miểu tả, tự sự
(HS nêu được 2 trong 3 phương thức thì cho điểm tối đa)
0,5
2
-Biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, liệt kê, câu hỏi tu từ
-Tác dụng :
+ Nhân hóa, So sánh: hình tượng Chiếc lá có tâm tình, cảm xúc mang linh hồn của con người → giàu giá trị biểu cảm, gợi hình ảnh sinh động, chứa đựng bao nỗi niềm của con người
+ Liệt kê: Các kiểu dáng khác nhau khi lá rơi, vẻ đẹp của chiếc lá khi mang tâm tình của con người....
(Lưu ý: HS tìm được hai trong các biện pháp tu từ trên và nêu được tác dụng thì cho điểm tối đa)
1,0
3
Nội dung của văn bản:
Qua những sắc thái khác nhau của hình ảnh chiếc lá rơi, tác giả gửi gắm những triết lí và những liên tưởng về sự biệt ly.
0,5
4
Thông điệp:
Trong hoàn cảnh biệt ly, chia xa ta phải học cách chấp nhận, biết vượt lên với thái độ lạc quan, ứng xử tích cực..
1,0
II. PHẦN LÀM VĂN
Ý
Nội dung
Điểm
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
0,25
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận
0,5
c.Triển khai các luận điểm nghị luận: có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý chính sau:
1
- Giải thích ý nghĩa câu nói :
+ Kiến thức là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành.
+ Kiến thức là kết quả tích lũy của “hạt giống” học tập. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những “hạt giống” hạnh phúc cho tương lai của mỗi người.
+ Học tập được điều hay lẽ phải là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn.
1,5
2
- Bình luận, đánh giá:
+ Có nhiều con đường để thu nhận kiến thức, trong đó học tập là con đường quan trọng hàng đầu.
+ Học tập để hiểu biết tri thức, để học hỏi kinh nghiệm, rèn luyện nhân cách đạo đức. Học tập để làm giàu cho bản thân về kiến thức, vốn sống và tâm hồn.
+ Có nền tảng vững chắc về kiến thức (học tập, vốn sống) sẽ giúp chúng ta tạo dựng được cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.
+ Hạnh phúc là khi chúng ta làm chủ được cuộc sống của mình dựa trên nền tảng tri thức, có công việc để đảm bảo đời sống và vị thế của bản thân trong xã hội cũng như có bản lĩnh, kinh nghiệm, vốn sống... để sống tốt đẹp, có ích cho mọi người.
+ Lấy dẫn chứng.
- Đây là câu nói đúng đắn làm phương châm sống cho chúng ta noi theo.
2,0
3
- Bài học nhận thức, hành động:
+ Vai trò việc học tập của học sinh ở nhà trường: tích lũy kiến thức, phát triển trí tuệ và tâm hồn, định hướng tương lại
+ Nên có thái độ, phương pháp học tập đúng đắn: học tập cần cù, có phương pháp, chọn lọc; phê phán những biểu hiện lệch lạc trong học tập của học sinh hiện nay. Giải pháp.
- Liên hệ bản thân.
2,0
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, mới mẻ; suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0,5
5
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
I+ II
Tổng điểm
10,0
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 31 32 bai viet so3.doc