Giáo án Ngữ văn 10 tiết 36: Đọc văn Tỏ lòng (Thuật hoài) Phạm Ngũ Lão

I-TÌM HIỂU CHUNG

1.Tác giả :

- Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người tỉnh Hưng Yên , là viên tướng giỏi đời Trần, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông . Ông được phong chức Điện soái thượng tướng quân , tước Quan nội hầu

- Tác phẩm còn lại : Thuật hoài , Vãn thượng tướng quốc công Hưng Đạo đại vương .

2. Tác phẩm

a.Thể loại :

- Đường luật thất ngôn tứ tuyệt .

b. Hoàn cảnh sáng tác: Ước đoán bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng chống giặc Nguyên-Mông, song chưa đi đến thắng lợi cuối cùng.

c. Chủ đề : Tuyên ngôn về lý tưởng làm trai , chiến đấu bảo vệ đất nước, lập công danh cho xứng đáng với đời.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 36: Đọc văn Tỏ lòng (Thuật hoài) Phạm Ngũ Lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36: Đọc văn Ngày soạn: 25/11/2017 TỎ LÒNG ( Thuật hoài ) Phạm Ngũ Lão I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần, tư thế, lí tưởng cao cả, vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến thắng. - Hình ảnh kì vĩ; ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm. 2. Kĩ năng. - Rèn kỹ năng đọc - hiểu thơ tứ tuyệt Đường luật . 3. Thái độ - Yêu quý, trân trọng tài năng và tâm hồn Phạm Ngũ Lão. 4. Các năng lực hướng tới - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1.Hoạt động khởi động: - Kể tên các danh tướng thời nhà Trần mà em biết? Đọc một số bài thơ thời Lí Trần mà em biết? GV dẫn dắt vào bài mới:VHTĐ thường khắc hoạ hình tượng NT về con người theo các loại hình tượng phổ biến: con người thiên nhiên con người vũ trụ, con người chí khí, con người tỏ lòng. Vì thế, trong VHTĐ ta cũng thường bắt gặp một đề tài quen thuộc: đề tài tỏ lòng. Rất nhiều tác phẩm viết về đề tài đó: “Ngôn hoài”, “Thuật hoài”, “Cảm hoài” ,trong đó “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão là bài thơ tiêu biểu về đề tài này. 2. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC *. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung -Trình bày những hiểu biết về Phạm Ngũ Lão? Dự án nhóm 1 Gv hoàn thiện - Xác định thể loại của bài thơ? - Căn cứ vào nội dung bài thơ, em hãy cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - Nỗi lòng tác giả bày tỏ ở đây là gì ? Hs trả lời nhanh Gv hoàn thiện *. Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản GV gọi HS đọc. - Đọc, giải nghĩa từ khó. Hs thảo luận nhóm - Phân tích những chi tiết, hình ảnh đáng chú ý trong câu 1 ? - Bóng dáng người trai thời Trần được thể hiện như thế nào ? - So sánh với nguyên tác, qua bản phiên âm và bản dịch nghĩa ? ( Nhóm 1) - Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để mô tả sức mạnh của quân đội nhà Trần? Sức mạnh ấy được thể hiện như thế nào? ( Nhóm 2) - Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ đầu? Hs suy nghĩ trả lời Gv hoàn thiện - Anh (chị) hiểu ntn về nợ công danh trong quan niệm của người xưa? - Nhận xét quan niệm về nợ công danh của PNL so với quan niệm của người xưa? ( Nhóm 3) - Phân tích ý nghĩa cái “thẹn” của tác giả ? ( Nhóm 4) - Bài thơ có giá trị gì đối với tuổi trẻ ngày nay ? Hs suy nghĩ trả lời nhanh Gv hoàn thiện - Bài thơ thể hiện hào khí của nam nhi anh hùng , của quân đội anh dũng 3 lần chiến thắng Nguyên- Mông vào đời Trần . Tác giả không chỉ nói lên hoài bão bản thân , mà còn phát ngôn cho cả 1 thời đại rực rỡ chiến công trong lịch sử dân tộc . - GV kể vắn tắt chuyện Vũ Hầu Khổng Minh Gia Cát Lượng. * Hướng dẫn Hs tổng kết - Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật và giá trị tư tưởng của bài thơ? Hs suy nghĩ trả lời Gv hoàn thiện I-TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả : - Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người tỉnh Hưng Yên , là viên tướng giỏi đời Trần, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông . Ông được phong chức Điện soái thượng tướng quân , tước Quan nội hầu - Tác phẩm còn lại : Thuật hoài , Vãn thượng tướng quốc công Hưng Đạo đại vương . 2. Tác phẩm a.Thể loại : - Đường luật thất ngôn tứ tuyệt . b. Hoàn cảnh sáng tác: Ước đoán bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng chống giặc Nguyên-Mông, song chưa đi đến thắng lợi cuối cùng. c. Chủ đề : Tuyên ngôn về lý tưởng làm trai , chiến đấu bảo vệ đất nước, lập công danh cho xứng đáng với đời. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc - giải nghĩa từ khó. 2. Tìm hiểu a. Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần - Câu 1 : + Hoành sóc: tư thế chiến đấu cầm ngang ngọn giáo rất hiên ngang, lẫm liệt, đầy tự tinà ý thức, quyết tâm bảo vệ đất nước. + Giang sơn : sông núi- đất nước- vũ trụ , gợi một không gian rộng lớn + kháp kỷ thu: đã mấy thu- gợi thời gian dài àHình ảnh ước lệ tượng trưng thể hiện tư thế người trai thời Trần rất hiên ngang lẫm liệt, tư thế lớn lao kì vĩ ấy sánh ngang tầm vũ trụ. - Câu 2 : (Khí thế quân đội - dân tộc) + Tam quân – ba thứ quân + tì hổ khí thôn ngưu: khí thế mạnh như hổ báo. àso sánh, lời thơ ước lệ khắc hoạ hình ảnh quân đội thời Trần xông lên giết giặc xâm lăng với sức mạnh bừng bừng khí thế – vẻ đẹp của thời đại, hào khí Đông A. => Tác giả đã xây dựng hình ảnh người tráng sĩ lồng trong hình ảnh toàn dân tộc với tư thế tầm vóc vũ trụ, khí thế hào hùng à hình ảnh đẹp, hoành tráng và giàu tính sử thi. b. Hai câu sau: Nỗi lòng người tráng sĩ ( cái chí, cái tâm của người anh hùng ) - Công danh: + lập công (để lại sự nghiệp) + lập danh (để lại tiếng thơm) + PNL: hoài bão giúp nước, giúp dân à là nghĩa vụ, trách nhiệm thiêng liêng đối với đất nước à tiến bộ, tích cực hơn. -Thẹn (chuyện Vũ hầu) -> băn khoăn, day dứt không yên khi so sánh với người, với mình -> tâm trong sáng cao cả, hoài bão lớn lao. =>Trách nhiệm đối với đất nước , mong muốn tạo nên sự nghiệp phi thường để giúp dân, giúp nước (nhân cách, lý tưởng cao đẹp của người trai thời loạn ) III- TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật: - Bài thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích. - Nt: So sánh, ẩn dụ, tượng trưng. 2. Nội dung: - Bài thơ thể hiện tấm lòng, hoài bão lớn lao của PNL; khẳng định khí phách hào hùng của 1 thời đại, 1 dân tộc -> lòng yêu nước PNL. 3. Hoạt động luyện tập. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng và đầy đủ nhất: Câu 1: Dòng nào không gắn với nội dung bài thơ Tỏ lòng? A.Tầm vóc, tư thế, hành động của con người thời Trần B.Chí lớn lập công danh của con người thời Trần C. Vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người thời Trần D. Khí thế hào hùng mang tinh thần quyết chiến, quyết thắng thời Trần Câu 2: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong câu thơ thứ hai là gì? A. Nhân hóa C. So sánh B. Ẩn dụ D. Liệt kê Câu 3: Cách nào hiểu đúng nghĩa của từ “Ba quân” ? A. Hình ảnh quân đội nhà Trần. B. Hình ảnh dân tộc. C. Hình ảnh quân đội nhà Trần và nhà Nguyên. D. Hình ảnh quân đội nhà Nguyên. Câu 4: Dòng nào nêu đúng nhất lí do “thẹn” của nhà thơ ? Chưa đạt được danh vọng gì nên xấu hổ với vợ con, tổ tiên. B. Chưa lập công, lập danh và chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước. C. Chưa tài giỏi và giàu sang như Vũ hầu. D. Chưa có địa vị và quyền cao chức trọng như Vũ hầu. Câu 5: Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ ? A. Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát B. Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi C. Ngôn ngữ trong sáng, đậm đà bản sắc dân tộc D. Hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ, súc tích 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng( thực hiện ở nhà) Lí tưởng công danh của Phạm Ngũ Lão qua bài thơ Tỏ lòng có gì giống với lý tưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Nợ nam nhi? V. Hướng dẫn HS tự học. 1. Hướng dẫn học bài cũ: - Học thuộc bài thơ - Nắm vững kiến thức đã học - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị bài mới: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) + Tìm hiểu phần tiểu dẫn + Soạn theo hướng dẫn SGK

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 36 tỏ lòng.doc
Tài liệu liên quan