3. Đọc hiểu chi tiết
a. Hai câu thơ đầu
* Hình ảnh tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông đã mấy thu
- Hoành sóc
+ Cầm ngang ngọn giáo -> thế tĩnh -> tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh của con người có sức mạnh nội lực.
+ Múa giáo -> thế động -> gợi trình độ thuần thục của nghề cung kiếm trong thao tác thực hành, thiên về sự biểu diễn có tính chất phô trương
Dịch chưa thật đạt Thơ Đường luật chữ Hán rất hàm súc, uyên bác, khó dịch cho thấu đáo.
- Cáp kỉ thu: Đã mấy thu/ Trải mấy thu
Người tráng sĩ bảo vệ non sông đã bao năm mà vẫn không mệt mỏi
-> Người tráng sĩ trong tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.
* Hình ảnh ba quân (dân tộc)
- Biệp pháp so sánh: cụ thể hoá sức mạnh của ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu và khái quát hoá sức mạnh tinh thần của một dân tộc mang trong mình hào khí Đông A.
-> 2 hình ảnh lồng vào nhau, hình tráng sĩ lồng trong hình dân tộc, hình ảnh đầu cụ thể, hình ảnh sau ấn tượng từ cảm hứng chủ quan mãnh liệt, sảng khoái. -> Bức tranh đẹp, có chất sử thi hoành tráng, thể hiện được cái hồn của sự việc, chân thực của thời đại.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 38: Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN 10
Tiết 38
TỎ LÒNG
- Phạm Ngũ Lão -
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả ; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hoà hùng, tinh thần quyết chiến thắng.
- Hình ảnh kì vĩ; ngôn ngữ hàm xúc, giàu tính biểu cảm.
2. Về kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu: Biết cách đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Kĩ năng trình bày vấn đề, giải quyết vấn đề: trình bày các thông tin liên quan đến văn bản.
- Kĩ năng tổng hợp vấn đề: khái quát được nội dung bài học bằng Graph hoặc Bản đồ tư duy.
- Kĩ năng tạo lập văn bản: xác lập luận điểm một cách hệ thống, vận dụng dẫn chứng để làm sáng tỏ một luận điểm khoa học.
3. Về thái độ:
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác giả văn học
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia, tác phẩm văn học
- Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: Bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng, quyết tâm thực hiện lí tưởng.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
- Tư liệu tham khảo: Văn học trung đại Việt Nam (NXB Giáo dục 2002)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
+ Sưu tầm tư liệu, hình ảnh vể Phạm Ngũ Lão
+ Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
Chuẩn bị bài tập (trình bày trên ppt, làm video, giấy A0)
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả Phạm Ngũ Lão, tác phẩm “Tỏ lòng”.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về thời đại nhà Trần.
+ Nhóm 3: Đối chiếu, so sánh bản dịch thơ và bản nguyên tác.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động:
1. Trò chơi giải ô chữ
Ô chữ gồm 5 hàng ngang, giáo viên trình chiếu câu hỏi cho từng hàng ngang, học sinh trả lời.
N
A
M
Q
U
Ố
C
S
Ơ
N
H
À
N
G
Ợ
I
C
A
C
H
Ữ
N
Ô
M
T
R
U
N
G
Đ
Ạ
I
H
À
O
H
Ù
N
G
Câu 1: Tác phẩm nào được mệnh danh là “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của đất nước ta?
Câu 2: Văn học Việt Nam từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII mang nội dung yêu nước với âm hưởng nào?
Câu 3: Đây là hình thức chữ viết xưa của người Việt, dựa vào chữ Hán mà đặt ra.
Câu 4: Điền từ còn thiếu trong câu sau: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX còn được gọi là văn học .
Câu 5: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV mang nội dung yêu nước với âm hưởng nào?
- GV giới thiệu bài mới thông qua từ khóa: Từ khóa của ô chữ trên là “Đông A”. Em biết gì về cái tên này? Em hiểu thế nào là “Hào khí Đông A”?...
2. Cho HS quan sát một số hình ảnh
Những hình ảnh này gợi cho em nhớ đến nhân vật nào trong lịch sử?
b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu:
+ Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả ; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hoà hùng, tinh thần quyết chiến thắng.
+ Hình ảnh kì vĩ; ngôn ngữ hàm xúc, giàu tính biểu cảm.
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
- Nhóm 1 trình bày dự án: Tìm hiểu về tác giả Phạm Ngũ Lão, tác phẩm “Tỏ lòng”. Cần làm rõ:
+ Tác giả: nhân thân, sự nghiệp, di sản văn học
+ Tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, nhan đề, thể loại
- Đại diện nhóm 1 lên trình bày, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét; GV củng cố, chú ý tích hợp lịch sử.
- Nhóm 2 trình bày dự án: Tìm hiểu về thời đại nhà Trần. Cần làm rõ:
+ Thời gian tồn tại
+ Một số nhân vật nổi tiếng
+ Cách tổ chức bộ máy nhà nước
+ Cách tổ chức quân đội.
- Đại diện nhóm 2 lên trình bày, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét; GV củng cố, chú ý tích hợp lịch sử.
(Thời đại nhà Trần (1225 – 1400) tồn tại 175 năm, với 12 triều vua,
là một thời đại phong kiến nổi bật, với nhiều chiến công rực rỡ, nhiều nhân vật kỳ tài. Thời đại mà hào khí Đông A toả ngút trời. Trang sử về nhà Trần để lại nhiều bài học quý giá cho đời sau.)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Phạm Ngũ Lão (1255-1320), quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Là danh tướng thời Trần, có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
2. Tác phẩm
- Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng chống giặc Mông - Nguyên của quân đội nhà Trần.
- Nhan đề: tên chữ Hán là “Thuật hoài”: bày tỏ nỗi lòng.
2. Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
GV gọi HS đọc văn bản, hướng dẫn cho HS cách đọc đúng, diễn cảm: giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ.
- GV: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Theo em thể thơ đó có những cách chia bố cục ra sao? Từ đó, em hãy nêu bố cục văn bản?
- HS trả lời, GV củng cố.
- Nhóm 3 trình bày dự án: Đối chiếu, so sánh bản dịch thơ và bản nguyên tác.
(Cần làm rõ các điểm chưa đạt:
+ Hoành sóc -> dịch: múa giáo
+ Tì hổ -> dịch: chưa có phép so sánh)
- Đại diện nhóm 3 lên trình bày, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét; GV củng cố.
- Đọc phiên âm và dịch thơ ở hai câu đầu, em chú ý đến hình ảnh nào? Vì sao những hình ảnh đó lại gây sự chú ý của em?
Em hãy so sánh phầm phiên âm với dich thơ ?
(so sánh hình ảnh: cầm ngang ọn giáo và múa giáo)
HS: Làm việc cá nhân, trả lời.
Để diễn tả sức mạnh của cả dân tộc trước sự xâm lược của phong kiến Phương Bắc, Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
Theo em người trai thời phong kiến thường quan niện về công danh (chí làm trai) như nào?
GVMR: Quan niệm đó ta gặp nhiều trong văn chương trung đại: NCT: Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông.
Khi làm bài thơ này PNL đều đã có công và danh. Vậy câu thơ này mang ý nghĩa gì?
Từ quan niệm về chí làm trai đó, PNL đã nẩy sinh tâm trạng gì khi nhớ đến cổ nhân?
Ý nghĩa của nỗi thẹn?
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc, phân chia bố cục
- Bố cục: 2 phần
+ Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần.
+ Hai câu sau: Nỗi lòng của tác giả
2. So sánh bản dịch thơ và bản nguyên tác
3. Đọc hiểu chi tiết
a. Hai câu thơ đầu
* Hình ảnh tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông đã mấy thu
- Hoành sóc
+ Cầm ngang ngọn giáo -> thế tĩnh -> tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh của con người có sức mạnh nội lực.
+ Múa giáo -> thế động -> gợi trình độ thuần thục của nghề cung kiếm trong thao tác thực hành, thiên về sự biểu diễn có tính chất phô trương
" DÞch cha thËt ®¹t" Th¬ §êng luËt ch÷ H¸n rÊt hµm sóc, uyªn b¸c, khã dÞch cho thÊu ®¸o.
- Cáp kỉ thu: Đã mấy thu/ Trải mấy thu
® Người tráng sĩ bảo vệ non sông đã bao năm mà vẫn không mệt mỏi
-> Người tráng sĩ trong t thÕ hiªn ngang víi vÎ ®Ñp k× vÜ mang tÇm vãc vò trô.
* Hình ảnh ba quân (dân tộc)
- Biệp pháp so sánh: cụ thể hoá sức mạnh của ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu và khái quát hoá sức mạnh tinh thần của một dân tộc mang trong mình hào khí Đông A.
-> 2 hình ảnh lồng vào nhau, hình tráng sĩ lồng trong hình dân tộc, hình ảnh đầu cụ thể, hình ảnh sau ấn tượng từ cảm hứng chủ quan mãnh liệt, sảng khoái. -> Bức tranh đẹp, có chất sử thi hoành tráng, thể hiện được cái hồn của sự việc, chân thực của thời đại.
b. Hai câu cuối
- Quan niệm về chí làm trai của người trai thời phong kiến:
+ Lập công để lại sự nghiệp
+ Lập danh để lại tiếng thơm, lưu tên tuổi vào sử sách
- Quan niệm của PNL: Công danh nam tử còn vương nợ (Trái)
+ Trái: Nợ/Trách ( Trách nhiêm)
® PNL thấy mình chưa hoàn thành trách nhiệm với nợ công danh Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
+ Thẹn: Xấu hổ với mình, với đời
+ Ý nghĩa của nỗi thẹn:
Biểu hiện của sự khiêm tốn, ý thức trách nhiệm của một người dân khi đất nước lâm nguy và khát vọng tận hiến cho đất nước của PNL® nỗi thẹn nâng cao nhân cách con người.
=> Khát vọng lập công danh để thoả "chí nam nhi", cũng là khát vọng được đem tài trí "tận trung báo quốc"- thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
3. Hướng dẫn tổng kết
Em hãy đánh giá khái quát nội dung nghệ thuật của VB
III. Tổng kết
- Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
- Nghệ thuật: Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Bài tập 1: (Thảo luận cặp đôi)
Cảm nhận của em về ý nghĩa tích cực của bài thơ đối với thế hệ thanh niên ngày nay?
- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay:
+ Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao.
+ Nỗ lực hết mình và không ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân.
+ Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân.
Bài tập 2: HS thảo luận nhóm theo bàn
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(...) Hào khí Đông A là một cơn gió mạnh, một mặt nó là con đê chắn giữ cho vận nước vững bền( chống lại mọi kẻ thù xâm lược), một mặt nó khơi nguồn cho bao nhiêu tiềm lực tinh thần ẩn giấu. Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão như một hạt muối kết tinh từ nước biển và ánh sáng mặt trời của một thời đại vẻ vang trong lịch sử, một thời đại đặc sắc của thơ ca Việt Nam.
( Trích Văn bản Ngữ văn 10, gợi ý đọc hiểu và lời bình, Vũ Dương Quỹ-Lê Bảo, trang 75, NXBGD 2006)
1/ Anh/ chị hiểu Hào khí Đông A là gì ?
2/ Cụm từ chống lại mọi kẻ thù xâm lược thuộc thành phần gì trong câu văn?
3/ Xác định biện pháp tu từ về từ trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó.
4/ Người viết tỏ thái độ như thế nào khi nhận xét về bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão ?
Định hướng trả lời:
1/ Hào khí Đông A là hào khí thời Trần, tức khí thế chống ngoại xâm của quân dân đời nhà Trần, vì chữ Trần có thể đọc theo lối chiết tự là Đông A.
2/ Cụm từ chống lại mọi kẻ thù xâm lược thuộc thành phần chêm xen.
3/ Biện pháp tu từ về từ trong văn bản là so sánh. Cụ thể :
-Hào khí Đông A - một cơn gió mạnh - con đê chắn giữ
-Thuật hoài - một hạt muối kết tinh từ nước biển và ánh sáng mặt trời
Hiệu quả nghệ thuật: tạo hình ảnh cụ thể, gợi sự liên tưởng phong phú trong tâm trí người đọc về vẻ đẹp của Hào khí Đông A và giá trị bài thơ Thuật Hoài.
4/ Người viết tỏ thái độ ca ngợi, đánh giá rất cao vị trí bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão trong văn mạch của dân tộc.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
- Tìm những bài thơ thể hiện hào khí Đông A thời Trần?
- Từ nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ, em hãy viết một đoạn văn với chủ đề “Phát huy hào khí Đông A trong thời hiện đại”
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
+ Tìm hiểu về tập thơ “Quốc âm thi tập của NT” Chép một số bài thơ có cùng chủ đề với bài thơ Cảnh ngày hè. Cảm nhận của em về bức tranh cảnh ngày hè? Vẻ đẹp tâm hồn NT qua bài thơ?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 13 To long Thuat hoai_12491474.doc