II. Đặc trưng cơ bản của VHDG:
1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng):
- Là không lưu hành bằng chữ viết mà được truyền từ người nọ sang người kia, đời này qua đời khác.
- Tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (ca, hát, chèo, tuồng, cải lương ).
2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể) :
- Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: lúc đầu một người khởi xướng, sau đó những người khác tiếp nhận, lưu truyền và tham gia tu bổ, sửa chữa cho hoàn chỉnh
-VHDG gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành )
- Những sáng tác dân gian phục vụ trực tiếp cho từng ngành nghề.
- VHDG gợi cảm hứng cho người trong cuộc.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 4, 5: Khái quát văn học dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/08/2017
Tiết 4-5:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được những nét khái quát vè văn học dân gian cùng với những giá trị to lớn nhiều mặt của bộ phận văn học này.
- Những đặc trưng cơ bản của VHDG(trọng tâm).
- Khái niệm về các thể loại VHDG Việt Nam.
- Những giá trị to lớn của văn học dân gian.
2. Kĩ năng
- Nhận thức khái quát về văn học dân gian.
- Có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian
3. Thái độ
- Thái độ trân trọng với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc học tốt hơn về VHDG.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp,
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn giáo án..
2. Học sinh: Sách giáo khoa sách tham khảo, soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu câu hỏi, đàm thoại, thảo luận.
2. Kĩ thuật dạy học: Động não, khăn trải bàn, hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Hoạt động khởi động
Cho Hs kể tên một số tác phẩm VHDG? Sau đó GV dẫn dắt vào bài
"Hãy nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các nàng tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm dịu hiền"
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
*Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm VHDG
phương pháp phát vấn
GV: Ngay từ nhỏ qua lời ru của mẹ, qua lời kể của bà chúng ta đã được làm quen với VHDG. Hãy lấy d/c minh họa cụ thể?
HS: trả lời.
? Thế nào là VHDG?
? Tại sao tác phẩm VHDG là nghệ thuật ngôn từ? [chất liệu tạo nên tác phẩm VHDG là ngôn từ – lời nói ]
- Hs dựa vào sgk để trả lời, rút ra khái niệm văn học dân giaN, Gv mở rộng thêm vấn đề.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng cơ bản của VHDG
hs hoạt động theo nhóm, trình bày phần chuẩn bị trước ở nhà của nhóm mình:
Nhóm 1: Tính truyền miệng: khái niệm, biểu hiện.
Nhóm 2: tính tập thể: khái niệm, biểu hiện, ví dụ minh họa.
Gv giới thiệu thêm:
- dị bản: kết thúc truyện “Tấm cám”, các câu ca dao “Thân em/ Chiều chiều quạ nói với/ Qua cầu ngã nónQua đình”
-Tác phẩm VHDG không chỉ dùng trong mỗi lĩnh vực VH mà còn dùng trong các hoạt động khác của đời sống)
- Ra đi anh đã dặn dò,
Ruộng sâu cấy trước, ruộng gò cấy sau
- Lá này là lá xoan đào,
Tương tư thì gọi thế nào hả em?
- Ngoài ra còn có tính biểu diễn, tính địa phương.
*Hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thống thể loại của VHDG.
* SGK, học sinh đọc và đưa dẫn chứng minh họa cho từng thể loại.
- Gv chốt vài thể loại tiêu biểu, hướng dẫn hs tự soạn vào vở ở nhà.
? Gv hướng dẫn hs kể lại một tác phẩm thuộc một thể loại mà hs yêu thích.
- hs giới thiệu.
Tiết 2
* Hướng dẫn HS tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG.
.HS thảo luận nhóm
- Tại sao nói VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc? Ví dụ? ( Nhóm 1 - 2)
- Tại sao nói VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người? Ví dụ?
( Nhóm 3 - 4)
- Gv định hướng: = các truyện ngụ ngôn (Con cáo và tổ ong, thỏ và rùa), Tấm Cám
- Tại sao nói VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc? Ví dụ? ( nhóm 5 + 6)
-> Nhà văn: học tập nghệ thuật xdựng cốt truyện
" Các nhà thơ cũng học tập từ VHDG rất nhiều.
- Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau cách mấy núi xa cũng tìm
( Lâm Thị Mỹ Dạ)
I. Khái niệm VHDG:
VHDG là là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
II. Đặc trưng cơ bản của VHDG:
1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng):
- Là không lưu hành bằng chữ viết mà được truyền từ người nọ sang người kia, đời này qua đời khác.
- Tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian (ca, hát, chèo, tuồng, cải lương).
2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể) :
- Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: lúc đầu một người khởi xướng, sau đó những người khác tiếp nhận, lưu truyền và tham gia tu bổ, sửa chữa cho hoàn chỉnh
-VHDG gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành )
- Những sáng tác dân gian phục vụ trực tiếp cho từng ngành nghề.
- VHDG gợi cảm hứng cho người trong cuộc.
III. Hệ thống thể loại của VHDGVN
1-Thần thoại 2-Sử thi 3-Truyền thuyết 4-Truyện cổ tích 5-Ngụ ngôn 6-Truyện cười
7-Tục ngữ 8-Câu đố 9-Ca dao 10-Vè 11-Truyện thơ 12-Chèo
IV. Những giá trị cơ bản của VHDGVN:
1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc:
- Tri thức dân gian là những kinh nghiệm lâu đời đuợc nhân dân đúc kết từ thực tiễn. Vì vậy có sự khác biệt với nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời về lịch sử và XH.
- Tri thức dân gian thường được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật của nhân dân, vì thế nên hấp dẫn người đọc.
2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người:
Giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan với tình yêu thương con người, quyết đấu tranh để bảo vệ và giải phóng con người khỏi những cảnh bất công
3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc:
- VHDG là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của VH viết.
- VHDG cùng với VH viết đã làm cho VHVN trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Hoạt động luyện tập.
Phân tích ảnh hưởng của VHDG trong đoạn thơ sau của Tế Xương:
“ Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đồng
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
( Thương vợ)
Gợi ý: + Thân cò: hình ảnh trong ca dao
+ Thành ngữ: Năm nằng mười mưa, một duyên hai nợ
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng( thực hiện ở nhà)
- Sưu tầm những câu chuyên, lời ru của ông bà, mẹ, anh chị mà em đã từng nghe.
- Tập hát một làn điệu dân ca quen thuộc.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Hướng dẫn học bài cũ:
- Nắm vững kiến thức đã học.
- Sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian .
- Tìm dấn chứng để chứng minh văn học viết đã kế thừa văn học dân gian.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị bài : Văn bản
+ Khái niệm, đặc điểm
+ Các loại văn bản xét theo PCNN
+ Tìm hiểu các ngữ liệu sgk
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 4 5 khai quat vhdgvn.doc