Giáo án Ngữ văn 10 tiết 42: Đọc thêm Vận nước (Đỗ Pháp Thuận) Cáo bệnh, bảo mọi người (Mãn Giác)

 II. Đọc – hiểu

1. Hai câu đầu: Đất nước trong cảnh thái bình thịnh vượng

 * Quốc tộ như đằng lạc.

So sánh vận may của đất nước như dây mây leo quấn quýt  phụ thuộc vào nhiều quan hệ ràng buộc, gồm nhiều yếu tố để duy trì sự phát triển thịnh vượng dài lâu, vững bền.

* Câu thơ thể hiện sự am hiểu sâu sắc vê tư tưởng trị nước và tâm trạng đầy tự hào, lạc quan, tin tưởng vào tương lai đất nước của tác giả.

2. Hai câu sau: Vai trò người đứng đầu đất nước và truyền thống dân tộc.

* Vô vi: thuận theo lẽ tự nhiên  nhà vua, triều đình phong kiến phải làm những gì thuận với tự nhiên, lẽ phải, hợp với lòng người  Phương sách lấy đức trị dân.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 42: Đọc thêm Vận nước (Đỗ Pháp Thuận) Cáo bệnh, bảo mọi người (Mãn Giác), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42: Đọc thêm Ngày soạn: 1/12/2017 VẬN NƯỚC (Đỗ Pháp Thuận) CÁO BỆNH , BẢO MỌI NGƯỜI (Mãn Giác ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Bài Vận nước: Hiểu được quan niệm của một bậc đại sư về vận nước. từ đó thấy được tấm lòng đối với đất nước của tác giả. Nắm được cách sử dụng và so sánh của bài thơ. - Bài Cáo bệnh bảo mọi người : Cảm nhận được tinh thần lạc quan, sức sống mãnh liệt của con người thời đại, vượt lên trên quy luật của tạo hóa; năm được cách sử dụng từ ngữ , nghệ thuật xây dựng hình ảnh của bài thơ. 2. Kĩ năng: - Bài Vận nước: Đọc hiểu thơ ngũ ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại ; hiểu được từ ngữ mang tính triết lí. - Bài Cáo bệnh bảo mọi người: Đọc hiểu bài kệ. 3. Thái độ: - Bồi đắp tình yêu đất nước, quê hương, tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh. 4. Các năng lực hướng tới: - Năng lực thu thập và xử l‎ý thông tin trong văn bản. - Năng lực xử lý các tình huống đặt ra trong văn bản. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi thảo luận. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Hoạt động khởi động - Kể tên các nhà sư có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà? GV dẫn dắt: Một số nhà sư, dù họ đi tu nhưng tấm lòng của họ luôn hướng về dân về nước. Pháp Thuận, Mãn Giác là hai trong số những nhà sư như thế 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt 2. 1: Tìm hiểu chung HS đọc phần tiểu dẫn - Nêu vài nét về tác giả PT? Thông tin mở rộng: GV nói rõ về hoàn cảnh đất nước thời Tiền Lê. - Tìm chủ đề bài thơ? Đây là lời nhà sư trả lời vua Lê Đại Hành về kế sách dựng nước lâu dài. 2.2 Đọc – hiểu - Hai câu thơ mở đầu nói về nội dung gì? - Tác giả mượn hình ảnh gì để nói về vận nước? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ này là biện pháp gì? So sánh như vậy nhằm diễn tả điều gì? - Tìm hiểu tâm trạng của tác giả được bộc lộ qua hai câu thơ này? HS động não trả lời GV chốt lại - Nội dung hai câu thơ cuối? - Đường lối trị nước ấy được thể hiện cô đọng qua từ ngữ nào? Hs trả lời GV chốt lại - Đọc lại phần tiểu dẫn và cho biết “Vi vô” trong câu thơ này được hiểu ntn? Hs trả lời GV chốt lại - Tư tưởng, phương sách ấy hướng đến mục đích gì? Vì ai? HS động não trả lời GV chốt lại Liên hệ Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa yên dân” “Dân giàu đòi phương” - Điều đó phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc? - Nhận xét về đường lối trị nước của tác giả? 2. 3: Củng cố -Nêu những nét khái quát về nghệ thuật ? - Ý nghĩa lớn nhất của bài thơ là gì? Bài 1: Vận Nước (Quốc tộ) – Pháp Thuận I. Giới thiệu chung: + Tác giả: Là nhà sư có kiến thức uyên bác, có tài văn thơ, tích cực tham gia vào việc xây dựng nhà Tiền Lê và được vua rất tin dùng, kính trọng. + Đây là bài thơ có tên tác giả sớm nhất của VHVN, được sáng tác năm 981-982. + Chủ đề: bài thơ bộc lộ tư tưởng trị nước, cách nhìn xa trông rộng của một nhà sư. II. Đọc – hiểu Hai câu đầu: Đất nước trong cảnh thái bình thịnh vượng * Quốc tộ như đằng lạc. So sánh vận may của đất nước như dây mây leo quấn quýt à phụ thuộc vào nhiều quan hệ ràng buộc, gồm nhiều yếu tố để duy trì sự phát triển thịnh vượng dài lâu, vững bền. * Câu thơ thể hiện sự am hiểu sâu sắc vê tư tưởng trị nước và tâm trạng đầy tự hào, lạc quan, tin tưởng vào tương lai đất nước của tác giả. 2. Hai câu sau: Vai trò người đứng đầu đất nước và truyền thống dân tộc. * Vô vi: thuận theo lẽ tự nhiên à nhà vua, triều đình phong kiến phải làm những gì thuận với tự nhiên, lẽ phải, hợp với lòng người à Phương sách lấy đức trị dân. * Thái bình – muôn dân, toàn dân tộc à Khát vọng hòa bình, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Câu thơ thể hiện tầm nhìn sáng suốt trong đường lối trị nước của một con người có ý thức trách nhiệm cao đối với đất nước, dân tộc. III. Tổng Kết + Nghệ thuật: Cách sử dụng hình ảnh so sánh,bài thơ giàu ý nghĩa, cô đọng, hàm súc + Nội dung: bài thơ có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn hòa bình; thể hiện lòng yêu nước, khát vọng sống hòa bình và sự quan tâm đến vận mệnh đất nước của tác giả. 2.4: Tìm hiểu chung HS đọc phần tiểu dẫn. 2.5: Đọc – hiểu HS đọc bài thơ. Thảo luận nhóm: Nhóm 1,2: bốn câu đầu - Bốn câu đầu nói lên quy luật gì của tự nhiên, của đời người? - Hai câu đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên: vận động biến đổi? Tuần hoàn? Sinh trưởng? - Câu 3-4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người? - Thái độ của tác giả qua 4 câu thơ trên? Đại diện nhóm trình bày Nhóm còn lại bổ sung Gv chốt lại Nhóm 3,4: hai câu cuối - 2 câu cuối có mâu thuẫn với câu đầu không? Vì sao? - Câu cuối có phải là thơ tả cảnh thiên nhiên không? - Em cảm nhận ntn về hình tượng cành mai? Nêu ý nghĩa của hình tượng đó? Đại diện nhóm trình bày Nhóm còn lại bổ sung Gv chốt lại - Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - Tác giả đã bộc lộ tâm trạng gì qua bài thơ này? - Nêu giá trị, ý nghĩa giáo dục của bài thơ? HS động não trả lời GV chốt lại 2.6 Hướng dẫn tự học: Hứng trở về Gv hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bài 2: Cáo bệnh bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác thiền sư Giới thiệu chung: Xem SGK Đọc – hiểu 1. Bốn câu đầu: quy luật biến đổi của tự nhiên và đời người. + Thiên nhiên: - xuân đi – hoa rụng - xuân đến – hoa nở à Quy luật tuần hoàn, sinh trưởng (sự luân hồi của tự nhiên). Lưu ý vị trí của câu 1 và 2 à Quy luật tuần hoàn biến đổi không chỉ diễn ra trong một kiếp, một vòng đời. + Con người: - việc đời – qua - tuổi già – đến à Quy luật vận động biến đổi (sinh – lão – bệnh – tử). è Thái độ tiếc luyến vì thời gian trôi nhanh, cuộc đời cũng qua nhanh mà mình thì chưa làm được gì. 2. Hai câu cuối: quan niệm về lẽ sống. + Hình ảnh tượng trưng: xuân tàn - cành mai. - Phủ nhận quy luật vận động biến đổi. - Thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước quy luật khắc nghiệt của tự nhiên. à Thể hiện nét đẹp của tinh thần (tư tưởng, tình cảm, ý chí, nghị lực ) lạc quan mạnh mẽ, kiên định trước những biến đổi của trời đất và thời cuộc. Tổng Kết + Nghệ thuật: mang tính triết lý sâu sắc; sử dụng từ ngữ tương phản giàu biểu tượng, kết cấu chặt chẽ. + Nội dung: bài thơ bộc lộ tâm trạng lạc quan, bình thản của tác giả trước cuộc đời. Qua đó giáo dục con người phải có bản lĩnh sống và biết chọn lựa một cuộc sống có ý nghĩa. thể hiện tinh thần ý chí bất diệt của con người. Bài 3: Hướng dẫn tự học: Hứng trở về 3. Hoạt động luyện tập Qua hai bài thơ, em học tập được điều gì? Gợi ý: Lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với Tổ Quốc, tinh thần lạc quan yêu đời, bản lĩnh sống.... 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (HS làm ở nhà) - Tìm các bài thơ có cùng chủ đề với hai bài thơ trên? V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1. Hướng dẫn học bài cũ: - Nắm vững kiến thức đã học - Học thuộc lòng hai bài thơ - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Soạn bài: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng + Tìm hiểu tác giả, địa danh, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục. + Tìm hiểu bài thơ theo hướng dẫn sgk

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 42 doc them van nươc , cao benh....doc
Tài liệu liên quan