I. Phần Đọc Văn:
1. Phần Văn học dân gian:
* Đặc trưng cơ bản của VHDG:
- VHDG là những TP nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
- VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể-
- VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
* Hệ thống thể loại VHDG: 12 thể loại
* Những giá trị cơ bản của VHDG:
- VHDG là kho tr/thức vô cùng ph/ phú về đ/ sống các dt
- VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
- VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
* Các tác phẩm VHDG đã học:
- Sử thi Đăm Săn (đ/t Chiến thắng Mtao-Mxây)
- Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
- Truyện cổ tích Tấm Cám
- Truyện cười: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày
- Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa;Ca dao hài hước
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 47, 48: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/12/2017
Tiết 47 - 48: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống và củng cố các kiến thức cơ bản về chương trình Ngữ văn lớp 10: tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn.
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp, khái quát, hệ thống kiến thức và kĩ năng của ba phân môn Ngữ văn đã học trong chương trình
3. Thái độ: Có ý thức chủ động, tích cực,... trong học tập
4. Các năng lực hướng tới:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, ứng xử.
- Năng lực sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy, bảng hệ thống đề cương, câu hỏi ôn tập.
2. Học sinh: Vở ghi, vở bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Phát vấn nêu vấn đề, hoạt động nhóm, dạy học theo dự án.
2. Kĩ thuật: Động não, khăn phủ bàn,...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động
GV: Đọc thuộc bài thơ hoặc ca dao đã học? Nêu nội dung, nghệ thuật?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, dẫn dắt bài học
Để giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho kì thi học kì 1 cũng như có cái nhìn khái quát về các tác phẩm văn học trong chương trình; hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức đã học....
2. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
2.1. Hệ thống kiến thức về phần Đọc văn đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 10- học kì I
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức
- Đặc trưng cơ bản của VHDG?
- Hệ thống thể loại của VHDG?
- Những giá trị cơ bản của VHDG?
- Những tác phẩm VHDG đã học?
HS: Trả lời
GV: Gợi ý chung
GV: Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội như thế nào?
HS: Nhắc lại kiến thức
GV: Nêu các giai đoạn phát triền và những đặc điểm lớn về nội dung và kiến thức của văn học giai đoạn này?
HS: Lên bảng trình bày
GV: Nhận xét chung
GV: Kể tên các tác phẩm đã học trong chương trình?
HS: Kể tên các tác phẩm, tác giả đã học.
2.2: Hệ thống kiến thức về phần tiếng Việt đã học trongchương trình Ngữ văn lớp 10- học kì I
GV: Thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ? Các quá trình trong hoạt HĐGT ngôn ngữ? Các nhân tố trong HĐGT bằng ngôn ngữ?
HS: Trả lời khái niệm, các quá trình và các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.
GV: Các phương diện thể hiện đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?
HS: Phân biệt đặc điểm ngôn ngữ viết qua 4 phương diện
GV: Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Các đặc trưng cơ bản của Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
HS: Trả lời
GV: Chốt ý
GV: Nhắc lại kiến thức về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ?
TIẾT 2
2.3: Hệ thống kiến thức phần Làm văn đã học trongchương trình Ngữ văn lớp 10- học kì I
Hoạt động nhóm, chia lớp làm 3 nhóm trình bày các nội dung:
- Nhóm 1: Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự?
- Nhóm 2: Cách viết đoạn văn tự sự?
- Nhóm 3: Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính?
HS: Thảo luận theo nhóm, trình bày
GV: Định hướng chung
I. Phần Đọc Văn:
1. Phần Văn học dân gian:
* Đặc trưng cơ bản của VHDG:
- VHDG là những TP nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
- VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể-
- VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
* Hệ thống thể loại VHDG: 12 thể loại
* Những giá trị cơ bản của VHDG:
- VHDG là kho tr/thức vô cùng ph/ phú về đ/ sống các dt
- VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
- VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
* Các tác phẩm VHDG đã học:
- Sử thi Đăm Săn (đ/t Chiến thắng Mtao-Mxây)
- Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
- Truyện cổ tích Tấm Cám
- Truyện cười: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày
- Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa;Ca dao hài hước
2. Phần Văn học trung đại:
a. Bối cảnh lịch sử lịch sử.
- VHTĐ tồn tại và phát triển trong hoàn Văn học trung đại tồn tại, phát triển cảnh XHPK hình thành, phát triển và khủng hoảng, sụp đổ. Trong đó ý thức và sức mạnh tự cường dân tộc ngày một lớn.
- Văn học thời kì này chịu sự chi phối của ba hệ tư tưởng: Nho, Phật, Lão.
b. Các giai đoạn phát triển
- Giai đoạn từ thê kỉ X->XIV.
- Giai đoạn từ thế kỉ XV->XVII
- Giai đoạn từ thế kỉ XVIII->XIX.
- Giai đoạn từ nửa cuối thế kỉ XIX.
c. Đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật
*. Nội dung
- Chủ nghĩa yêu nước
- Chủ nghĩa nhân đạo
- Cảm hứng thế sự
*. Nghệ thuật
- Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
- Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài
* Các tác phẩm VHTĐ đã học :
- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Đọc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)
- Đọc thêm: Vận nước (Đỗ Pháp Thuận), Cáo bệnh bảo mọi người (Mãn Giác), Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)
II. Phần Tiếng Việt
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, phương tiện và mục đích.
- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : tạo lập (nói, viết) và lĩnh hội văn bản (nghe, đọc).
- Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Thể hiện qua bốn phương diện :
- Phương tiện ngôn ngữ : âm thanh / chữ viết.
- Tình huống giao tiếp : trực diện, tức thời (nói)/ không trực diện, có điều kiện thời gian (viết).
- Phương tiện phụ trợ : ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ (nói)/ dấu câu, các hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu (viết).
- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ : khác nhau về các từ ngữ, kiểu câu, kết cấu VB đặc trưng cho từng dạng ngôn ngữ
3. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Ngôn ngữ sinh hoạt còn gọi là khẩu ngữ, hoặc ngôn ngữ hội thoại, là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để trao đổi ý nghĩ, tình cảm. Nó được dùng chủ yếu ở dạng nói, đôi khi ở dạng viết (nhật kí, tin nhắn,...) .
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có ba đặc trưng cơ bản: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể. Làm rõ các đặc trưng đó qua việc phân tích ngữ liệu cụ thể.
4. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
III. Phần Làm văn
1. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- Tự sự: phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Sự việc tiêu biểu: là sự việc qtrọng góp phần hình thành cốt truyện và gắn với n/vật chính trong tác phẩm tự sự.
- Chi tiết tiêu biểu: là chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, làm cho các sự việc thêm sinh động.
2. Luyện tập viết đoạn văn tự sự:
Để viết được đoạn văn tự sự:
- Người viết cần huy động năng lực quan sát, trí tưởng tượng, vốn sống.
- Vận dụng kỹ năng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm.
- Khi viết có thể dùng câu chủ đề đặt ở đầu đoạn để nêu ý khái quát, sau đó viết các câu tiếp theo thể hiện những nội dung cụ thể.
3. Tóm tắt văn bản tự sự:
- Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính trong văn bản.
- Mục đích: nắm vững tính cách và số phận của nhân vật để đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm
- Y/cầu: bản tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.
- Cách thức tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:
+ Cần đọc kĩ văn bản gốc, xác định nhân vật chính
+ Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó;
+ Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện.
3. Hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động nhóm, học sinh thảo luận theo 2 nhóm:
HS: Thảo luận theo nhóm, trình bày
GV: Hướng dẫn chung
Dàn ý phần làm văn:
1. Mở bài
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
+ Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình có kỉ niệm ấn tượng sâu sắc nhất ... ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè...
+ Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy..
2. Thân bài:
- Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta có ấn tượng sâu sắc khó quên
- Kể về kỉ niệm: diễn biến câu chuyện, không gian, thời gian, sự việc dẫn dắt vào câu chuyện, các sự việc tiêu biểu, kết cục của câu chuyện
- Giải thích lí do người kể cho đó là kỉ niệm sâu sắc, ấn tượng khó quên trong cuộc đời. Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (một bài học, thêm yêu quý từ kỉ niệm đó)
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện đối với cuộc đời người kể
3. Kết bài :
- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy. Bày tỏ niềm tự hào, hạnh phúc vì có kỉ niệm sâu sắc như thế.
Đề:
I. Phần 1: Đọc hiểu
Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài ca dao? Tác dụng của biện pháp đó là gì?
Câu 3. Hãy ghi lại câu ca dao khác cũng bắt đầu bằng cụm từ “Thân em như”
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7- 10 dòng nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
II. Phần 2. Làm văn
Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em về tình cảm gia đình hoặc tình thầy trò, tình bạn theo ngôi kể thứ nhất.
Gợi ý:
Phần đọc hiểu
Câu 1. Dấu hiệu phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Ngôn ngữ đối thoại, từ ngữ xưng hô: thân em, ai ơi
- Bộc lộ cụ thể cảm xúc.
- Lời nói hằng ngày: củ ấu gai, ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen,
Câu 2. Biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh; tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định phẩm chất bên trong qua vẻ ngoài xấu, gai góc.
Câu 3. Câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ thân em như:
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân...
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn
Yêu cầu: Bài viết có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý cơ bản sau:
+ Thân phận người phụ nữ thời xưa là thân phận bị ràng buộc vào những lễ giáo phong kiến.
+ Không định đoạt và lựa chọn hạnh phúc cá nhân.
+ Bản thân thể hiện sự cảm thông sẻ chia về thân phận người phụ nữ xưa.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (Hướng dẫn HS làm ở nhà)
- Lập bảng thống kê nội dung nghệ thuật các tác phẩm đã học.
- Về cảm hứng yêu nước của văn học Việt Nam thời Trung đại sách giáo khoa Ngữ Văn 10 có viết:
“ Điều đáng lưu ý là văn thơ nói đến những nội dung yêu nước đã không chỉ tồ tại ở dạng quan niệm, tư tưởng đơn thuần mà quan trọng hơn là sự tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc”.
Hãy chứng minh và phân tích 1 số tác phẩm để làm sáng tỏ.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Hướng dẫn học bài cũ:
- Nắm vững kiến thức đã học về 3 phân môn tiếng Việt, Làm văn, Đọc văn
- Làm bài tập vận dụng.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị bài: Bài viết số 4- Kiểm tra học kì I
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
1. Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ
2. Xác định các biện pháp tu từ trong văn bản và phân tích tác dụng của chúng.
3. Xác định nội dung chính, đặt tên cho văn bản.
4. Tìm câu chủ đề trong văn bản. Bài học rút ra từ văn bản.
5. Ý nghĩa chi tiết, hình ảnh trong văn bản.
6. Viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn về vấn đề đặt ra trong văn bản.
II. PHẦN LÀM VĂN: Văn tự sự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 47 48 0n tap.doc