Giáo án Ngữ văn 10 tiết 49, 50: Bài viết số 4: Kiểm tra học kì I

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (1.0 điểm): Hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn/ Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”.

Câu 3 (0,5 điểm): Hình ảnh con cò trong đoạn thơ gợi nhớ tới những bài ca dao nào? Nêu ít nhất 2 bài ca dao.

Câu 4 (1.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (từ 7-10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình mẹ trong xã hội hiện đại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 49, 50: Bài viết số 4: Kiểm tra học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49, 50 SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ BÀI VIẾT SỐ 4: KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 10 I. MỤC ĐÍCH RA ĐỀ KIỂM TRA - Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 1. Kiến thức: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình Ngữ văn của học sinh qua các bài đã học về văn tự sự. - Vận dụng được những kiến thức cơ bản về văn tự sự để viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản - Kĩ năng thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin liên quan đến văn bản - Kĩ năng lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu liên quan đến văn bản - Biết vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản để viết văn tự sự. - Vận dụng được kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn tự sự hoàn chỉnh. 3. Thái độ: Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: Tự luận - Thời gian: 90 phút III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Cộng Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: VB nghệ thuật/ VB nhật dụng - Nhận diện phương thức biểu đạt. - Nhận diện biện pháp tu từ. - Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản. - Nêu được những tác phẩm cùng đề tài - Trình bày được suy nghĩ riêng của bản thân Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 2 1,0 10% 1 1,0 10 % 1 1,0 10% 4 3,0 30% II. Làm văn - Văn tự sự - Viết bài văn tự sự tưởng tượng/hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm văn học văn học. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 7,0 70% 1 7,0 70% Tổng số câu: Tổng điểm: Tổng tỉ lệ: 2 1,0 10% 1 1,0 10 % 1 1,0 10% 1 7,0 Tỉ lệ: 70% 5 10,0 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN: SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 ------------------------ Thời gian: 90 phút Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Con còn bế trên tay  Con chưa biết con cò  Nhưng trong lời mẹ hát  Có cánh cò đang bay:  "Con cò bay la  Con cò bay lả  Con cò Cổng Phủ,  Con cò Đồng Đăng..."  Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,  Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.  "Con cò ăn đêm,  Con cò xa tổ,  Cò gặp cành mềm,  Cò sợ xáo măng..."  Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!  Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!  Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân. Con chưa biết con cò, con vạc.  Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,  Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân. ..” (Con cò – Chế Lan Viên) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (1.0 điểm): Hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn/ Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”. Câu 3 (0,5 điểm): Hình ảnh con cò trong đoạn thơ gợi nhớ tới những bài ca dao nào? Nêu ít nhất 2 bài ca dao. Câu 4 (1.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (từ 7-10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình mẹ trong xã hội hiện đại. Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong tác phẩm mà em yêu thích. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Các ý cần đạt Điểm Phần I. Đọc hiểu 3 .0 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 Câu 2 - Biện pháp: điệp, đối - Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh con cò thật là vất vả, đơn côi, lủi thủi đi kiếm ăn một mình. Còn con có mẹ, được sống trong tình yêu thương, trong sự nuôi dưỡng, bế bồng của mẹ... 0,5 0,5 Câu 3 HS đưa ra được 2 trong số bài ca dao sau: - “Con cò bay lả bay la – Bay từ Cổng Phủ bay ra cánh đồng” - “Con cò bay lả bay la – Bay từ cửa Phủ bay về Đồng Đăng” - “Cái cò đi đón cơn mưa – Tối tăm mù mịt ai đưa cò về” - “Con cò mà đi ăn đêm, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.... 0,5 Câu 4 HS viết được đoạn văn đảm bảo cấu trúc, các câu có sự liên kết chặt chẽ, thể hiện những suy nghĩ sâu sắc, tích cực. Bài viết có thể trình bày theo định hướng sau: - Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng từ bao đời: mẹ là người sinh thành, nuôi dưỡng, luôn quan tâm, hi sinh vì gia đình,.... - Xã hội càng phát triển, đời sống càng nâng cao, vai trò của mẹ càng trở nên quan trọng: mẹ luôn lắng nghe, thầu hiểu, chia sẻ, động viên kịp thời để con ngày càng tiến bộ... góp phần làm cho gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh - Phê phán những hiện tượng, những quan niệm sai lệch về tình mẫu tử: không biết yêu thương và trân trọng người mẹ, làm cho mẹ đau buồn bởi không vâng lời, không chăm học. - Bổn phận làm con phải biết ơn, hiếu thảo để đền ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ. Có ý thức trong học tập, lao động, có cách cư xử, sống tốt,... 1,0 Phần II. Làm văn 7.0 - Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý. - Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự) 0,5 Mở bài: - Tưởng tượng và kể lại hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật (trong một giấc mơ sau khi được học, được đọc hoặc nghe kể về câu chuyện có nhân vật ấy khi đi tham quan đến một nơi có khung cảnh thiên nhiên gợi nhớ đến câu chuyện và nhân vật...). 0,5 Thân bài: *Nội dung: - Miêu tả về nhân vật: Hình dáng bên ngoài/ Giọng nói, nụ cười,... - Kể lại diễn biến những việc diễn ra: Căn cứ sự việc liên quan đến nhân vật (do nhân vật tạo ra hoặc liên quan đến nhân vật). * Hình thức: - Xây dựng một số lời thoại với nhân vật để từ đó hiểu thêm về nhân vật, hiểu thêm ý nghĩa truyện... - Kể đan xen với tả, bộc lộ cảm xúc. 3,0 1,5 Kết bài: - Ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân em sau cuộc gặp gỡ ấy. 0,5 Có sự sáng tạo mới mẻ, độc đáo, văn viết có nhiều cảm xúc 0,5 Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 49, 50 bài học kì 1.doc