Giáo án Ngữ văn 10 tiết 51: Đọc văn Thơ Hai-Cư của Ba-Sô

I. Tìm hiểu chung:

1. Vài nét về tác giả Ba Sô

- BaSô (1644-1694) tên thật là Masuô Bashô (Tùng Vĩ Ba Tiêu) là một nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật Bản.

- Quê ở tỉnh Iga (nay là tỉnh Miê)

- Gia đình thuộc tầng lớp võ sĩ cấp thấp.

- Khoảng năm 28 tuổi chuyển đến Ê-đô (Tôkiô) sống và sáng tác thơ Hai-cư với bút danh Ba Sô (Ba Tiêu)

- 10 năm cuối đời, ông đi khắp đất nước viết du ký và làm thơ Hai Cư

- Ông mất ở OsaKa khi mới 50 tuổi

- Tác phẩm nổi tiếng nhất: “Lối lên miền Oku” (1689)

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 51: Đọc văn Thơ Hai-Cư của Ba-Sô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51: Đọc văn Ngày soạn: 12/12/2017 Thơ Hai-cư của Ba-Sô I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HIểu được thế nào là thơ hai cư, đặc trưng của thơ hai cư. - Cảm nhận được cái hay cái đẹp trong thơ Hai cư của Ba- sô. - Hình ảnh thơ mạng tính triết lí đầy liên tưởng. 2. Kĩ năng - Biết đọc hiểu bài thơ hai cư.. 3. Thái độ - Trân trọng văn học nhân loại, yêu quý thơ hai cư. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 (cơ bản), sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài thiết kế dạy học, giáo án. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, các tư liệu tham khảo khác. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, trình bày một phút, mảnh ghép. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. .Hoạt động khởi động: -Nêu một số nét văn hóa đặc trưng của nước Nhật? Hs trả lời. GV chiếu cho Hs xem một số hình ảnh về nền văn hóa nước Nhật như: lễ hội hoa anh đào, trà đạo, trang phục truyền thống, thơ Hai-cư.... GV dẫn dắt vào bài mới: Thơ Hai - Kư là thể thơ thường phản ánh trạng thái tâm hồn người Nhật. Đó là tâm hồn rất ưa thích và hoà nhập với thiên nhiên để tìm vẻ đẹp thuần khiết của nó. Ta đi vào tìm hiểu thơ Hai - kư của Basô. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 2.1 Tìm hiểu chung: ? Em đọc phần tiểu dẫn và nêu những nét chính về Ba Sô? Học sinh : Đọc tiểu dẫn, phát biểu - GV : Cho HS thảo luận về hình thức và nội dung của thơ Hai Kư. - GV khái quát và cung cấp thêm một số tri thức về thơ Hai Kư 2.2 Đọc- hiểu văn bản Đọc chậm, rõ, biết dừng lại ở khoảng lặng của các câu thơ. - HS : Tự đọc lại, suy ngẫm về sức gợi cảm của từng hình ảnh. - Thảo luận nhóm: + Nhóm 1: bài 1 + Nhóm 2: bài 2 + Nhóm 3: bài 3 + Nhóm 4: bài 6 ? Tìm qúy ngữ cảu các bài thơ ? Tìm tứ thơ và xác định nội dung của các bài thơ. Đại diện nhóm trình bày Các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV hoàn thiện GV: Chuỗi hình ảnh kết hợp: giọt nước mặt- mớ tóc bạc- làn sương thu tạo nên trường liên tưởng, gợi mở các lớp nghĩa: + Tóc mẹ như sương - con khóc cho đời mẹ buồn thương trong nỗi ngậm ngùi + Giọt nước mắt như sương - hòa tan nỗi đau của con vào thiên nhiên. + Cuộc đời mỏng manh như hạt sương ngắn ngủi, vô thường. -> Bài thơ mơ hồ, đa nghĩa, ghi dấu khoảnh khắc thiêng liêng của tình mẫu tử, nối kết giữa mất - còn, hữu hạn - vô hạn GV: Chuỗi hình ảnh liên kết sự vật: không gian (ánh sáng)- hoa anh đào màu sắc)- làn sóng hồ (vật thể) -> Bức tranh mùa xuân giao hòa, mềm mại, nhẹ nhàng, thể hiện quan niệm vạn vật tương giao. -> Gợi nỗi buồn man mác trước sự rơi rụng của cái Đẹp trong mùa xuân I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về tác giả Ba Sô - BaSô (1644-1694) tên thật là Masuô Bashô (Tùng Vĩ Ba Tiêu) là một nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật Bản. - Quê ở tỉnh Iga (nay là tỉnh Miê) - Gia đình thuộc tầng lớp võ sĩ cấp thấp. - Khoảng năm 28 tuổi chuyển đến Ê-đô (Tôkiô) sống và sáng tác thơ Hai-cư với bút danh Ba Sô (Ba Tiêu) - 10 năm cuối đời, ông đi khắp đất nước viết du ký và làm thơ Hai Cư - Ông mất ở OsaKa khi mới 50 tuổi - Tác phẩm nổi tiếng nhất: “Lối lên miền Oku” (1689) 2. Giới thiệu về thơ Hai - cư a. Hình thức : - Hai Kư là loại thơ cực ngắn, gồm 17 âm tiết, ngắt nhịp thành 03 đoạn theo thứ tự thường là 5 âm - 7 âm - 5 âm. b. Nội dung : - Thơ Hai Kư thường phản ánh trạng thái tâm hồn người Nhật : Ưa thích và hòa nhập với thiên nhiên để tìm vẻ đẹp thuần khiết của nó và giải thoát tâm linh mình. - Thơ Hai Kư đậm chất thiền, thể hiện ở sự vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng II. Đọc- hiểu văn bản 1. Bài 1 - Quý ngữ: Mùa sương-mùa thu - Nội dung: Đất khách, đất lạ hóa thành quê hương khi đã có thời gian sống, gắn bó và xa cách. 2. Bài 2 : - Quý ngữ: Chim Đỗ quyên-mùa hè - Sự chuyển đổi cảm giác: Tiếng chim gợi nhớ đến kinh đô. Ở kinh đô mùa hè gợi nhớ kinh đô ngày xưa kỷ niệm đã qua. 3. Bài 3 : - Quý ngữ: Làn sương thu-mùa thu - Cuộc đời ngắn ngủi, mong manh như làn sương hay dòng nước mắt của người con đối với mẹ. 4. Bài 6 - Quý ngữ: Hao đào-mùa xuân - Hoa đào rụng lả tả như mây hoa rơi xuống làm mặt nước hồ gợn sóng. Triết lý sâu sắc: Sự tương giao giữa các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, thiên nhiên 3. Hoạt động luyện tập - Quý ngữ và nội dung của bài 8? Gợi ý: + Quý ngữ: cánh đồng hoang vu : mùa đông + Nội dung: Baso là thi sĩ lãng du. Khi nhà thơ từ giã cõi đời mà mộng hồn còn phiêu bạt. Đó là niềm yêu đời, khát vọng tận hiến của một nghệ sĩ lớn - Tập làm thơ Hai-cư 4. Hoạt động vận dung, mở rộng (Thực hiện ở nhà) - Tìm quý ngữ và nội dung các bài còn lại - Tìm đọc thơ Hai-cư - Tiếp tục tập làm thơ Hai-cư V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1. Hướng dẫn học bài cũ: - Nắm vững kiến thức đã học - học thuộc lòng bài thơ - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị bài: Đọc thêm: Lầu Hoàng Hạc + Đọc văn bản + Soạn câu hỏi SGK

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 51 tho hai cu.doc
Tài liệu liên quan